Thống nhất chủ trương của lãnh đạo các cấp trong vấn đề quản lý tài liệu điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 15489 vào quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại các lưu trữ lịch sử hiện nay (Trang 74 - 75)

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 15489 VÀO QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ ĐIỆN TỬ

3.4. Thống nhất chủ trương của lãnh đạo các cấp trong vấn đề quản lý tài liệu điện tử

Một khi Luật Lưu trữ có hiệu lực chính thức, thay thế hoàn toàn Pháp lệnh 2001 thì các cơ quan cấp dưới sẽ có cơ sở, căn cứ để ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện sao cho phù hợp với chỉ đạo chung và phù hợp với thực tiễn công tác lưu trữ. Nhờ đó, hành lang pháp lý cho tài liệu điện tử sẽ được xác lập vững vàng hơn.

Song song với việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý tài liệu điện tử, việc xây dựng văn bản quy định tiêu chuẩn của tài liệu điện tử có ý nghĩa quan trọng và cấp bách đối với m i quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng chính phủ điện tử cũng như công cuộc cải cách hành chính, đang được tiến hành sâu rộng trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Đứng trước bối cảnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ nói chung và những cơ quan liên quan cần có kế hoạch cụ thể, triển khai nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định tiêu chuẩn tài liệu điện tử và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài liệu điện tử để làm cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, cũng như việc ứng dụng văn thư điện tử, lưu trữ điện được thực hiện hiệu quả.

3.4. Thống nhất chủ trương của lãnh đạo các cấp trong vấn đề quản lý tài liệu điện tử điện tử

Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng việc nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO hay TCVN đều dựa trên cơ sở sự đồng thuận, tự nguyện của các bên áp dụng. Do đó, để ISO 15489 có thể áp dụng được vào quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại các lưu trữ lịch sử thì đòi hỏi các cấp lãnh đạo trong ngành lưu trữ cần phả đạt được sự thống nhất về chủ trương. Lãnh đạo Bộ Nội vụ, lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng như lãnh đạo Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng cần có sự đồng ý và ủng hộ chủ trương áp dụng ISO 15489; đồng thời cũng cần có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở Ban chỉ đạo ISO trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện. Giám đốc các lưu trữ lịch sử - đơn vị trực tiếp áp dụng tiêu chuẩn, cần chịu trách nhiệm về chuẩn bị cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng tiêu chuẩn.

Sự thống nhất này thể hiện ở các tiêu chí:

- Thống nhất về cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO; - Thống nhất về các nội dung lựa chọn để áp dụng;

- Thống nhất về mức độ đầu tư kinh phí;

- Thống nhất về các biện pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 15489 vào quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại các lưu trữ lịch sử hiện nay (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)