Về từ chỉ nông cụ trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của các từ ngữ chỉ nông cụ truyền thống trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 28 - 33)

Từ tiếng Việt có đặc điểm cấu tạo riêng, vì nó đƣợc tạo ra theo những phƣơng thức khác nhau. ― Phƣơng thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ta các từ‖ [14].

Theo Đỗ Hữu Châu hình vị hay còn gọi yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất - tức là những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn đƣợc nữa mà cũng có nghĩa - đƣợc dùng để cấu tạo ra các từ theo phƣơng thức cấu tạo từ của tiếng Việt‖[13].

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập cho nên rất có thể khởi nguồn từ của tiếng Việt chỉ gồm những yếu tố đơn âm tiết. Ðiển hình là những từ có từ lâu đời và biểu thị những khái niệm cơ bản trong tiếng Việt đều đơn âm tiết. Ngoài ra, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã khôi phục đƣợc nghĩa của nhiều yếu tố mất nghĩa trong tiếng Việt.[2] Do đó có thể nói xét về mặt lịch sử từ, tiếng Việt đƣợc tạo nên bởi các con đƣờng chủ yếu sau đây:

a. Sử dụng một tiếng độc lập để tạo một từ .

b. Kết hợp hai hay hơn hai tiếng có nghĩa lại với nhau theo một quan hệ nào đó để tạo từ.

c. Lặp lại một tiếng kèm theo theo sự biến đổi ngữ âm nhiều hay ít và có quy luật.

Do đặc điểm âm tiết tiếng Việt: có tính độc lập cao; có khả năng biểu hiện ý nghĩa; có một cấu trúc chặt chẽ.[3] Nhƣ vậy Các từ đơn của nông cụ truyền thống trong tiếng Việt một âm tiết là một từ.

Qua phân tích bảng 2, trong các từ ngữ nông cụ tiếng Việt, chúng có thể thấy rằng số lƣợng từ đơn có số lƣợng là 86 từ chiếm 51.49% từ ghép có số lƣợng là 52 từ chiếm 31.32%, cụm từ có số lƣợng là 29 từ chiếm 17.46%, các từ nông cụ tiếng Việt không có từ ghép đẳng lập và từ đơn đa âm tiết.

Ngoài ra, để biểu đạt khái niệm mới, ngƣời Việt còn làm giàu vốn từ của mình bằng cách vay mƣợn từ nƣớc ngoài. Ví dụ: Ngẫu, Liềm, làn, v.v.

Từ tiếng Việt đƣợc cấu tạo theo hai phƣơng thức chủ yếu:

a. Sử dụng một tiếng độc lập để tạo một từ, ứng với phƣơng thức cấu tạo từ này, ta có từ đơn.

Ví dụ: Cày, mai, bừa, Ngẫu, cào, bừa, cuốc, hồ, giỏ, hái, cối, mẹt, chổi, giần, rìu, cƣa, v.v.

b. Tổ hợp các tiếng lại theo một quan hệ nào đó để tạo từ. ứng với phƣơng thức cấu tạo từ này, ta có từ phức. Dựa vào quan hệ ngữ âm hay ý nghĩa, có thể phân từ phức thành ba loại:

cấu tạo này ta có từ ghép.

Ví dụ: cối cần, trục lăn, cối xay thóc, bịch thóc, dàn đập lúa, gieo hạt, cuốc gieo, cối xay, cối nƣớc, cối xay gió, ếp dầu, guồng nƣớc, gàu song, v.v

-Tổ hợp các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa, ứng với phƣơng thức cấu tạo này ta có từ láy. Nhƣng trong các từ nông cụ tiếng Việt không có từ láy.

-Tổ hợp các tiếng một cách ngẫu nhiên do hiện tại ta không xác định đƣợc quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa giữa các thành tố, ứng với phƣơng thức cấu tạo này ta có từ ngẫu kết, trong các từ nông cụ tiếng Việt không có từ ngẫu kết.

Từ ghép: là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng đƣợc ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

1) Từ ghép đẳng lập:

- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng. Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau; Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau; Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau.

Trong các từ nông cụ không có từ ghép đẳng lập, vậy em không phân tích.

Những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thƣờng có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:

- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hƣớng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hƣớng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.

- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thƣờng giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trƣng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thƣờng đƣợc dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trƣng đó.[2]

Theo quan điểm của Hồ Lê các nhà nghiên cứu về cấu tạo từ tiếng Việt thì cấu trúc từ ghép chính phụ trong tiếng Việt có các kiểu phổ biến nhƣ: Danh từ - Danh từ; Danh từ - Động từ; Danh từ - Tính từ; Động từ - Động từ; Tính từ - Danh từ,…[10]

Sự phong phú đa dạng của từ ghép chính phụ là phản ánh sự đa dạng của cách gọi tên, sự phân cắt hiện thực tỉ mỉ. Cùng một loại nông cụ, một bộ phận của nông cụ, một hoạt động sử dụng nông cụ nhƣng lại có nhiều từ cùng gọi tên nó, điều đó phản ánh cách định danh hoạt động khác nhau của chủ nhân làm nghề nông. [1]

Trong các từ ngữ chỉ nông cụ truyền thống của tiếng Việt đều là từ ghép chính phụ, có kết cấu danh từ + danh từ, danh từ + tính từ, danh từ + động từ, động từ + động từ, động từ + danh từ.

Ví dụ :

Động từ + động từ: trục lăn, cuốc đào đất, cuốc gieo, guồng ươm tơ

Động từ + danh từ: cuốc chim, gieo hạt, guồng nước, ếp dầu

Danh từ + danh từ: cào đá, bừa cào, bàn cào, cối cần, cối nước, đòn gánh, bịch thóc,

Danh từ + tính từ : liềm ngắn, cuốc chim

Danh từ + động từ : cối xay thóc, cối xay, cuốc đào đất, cối xay thóc, gậy chọn lỗ, dàn đập lúa, chiếu đập lúa,

Xết về số lƣợng âm tiết trong từ ghép có kết cấu chính phụ, ngoài 2 âm tiết ra, còn có những từ 3 âm tiết.

Loại từ 2 âm tiết: trục lăn, cuốc chim, cào đá, bừa cào, bàn cào, gieo hạt, cuốc gieo, liềm ngắn, cối cần, cối xay, cối nước, bịch thóc, ép dầu, guồng nước, gàu song, đòn gánh.

Loại từ 3 âm tiết: cuốc đào đất, cối xay thóc, dàn đập lúa, cối xay gió, gay chọc lỗ, dàn đập lúa, chiều đập lúa, guồng ươm tơ.

Qua phân tích bảng 2, chúng ta có thể thấy những đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ nông cụ trong hai ngôn ngữ đều có sự giống nhau và khác nhau.

Về mặt giống nhau: các từ nông cụ trong hai ngôn ngữ đều có từ đơn và từ ghép, theo từ đơn đa số từ nông cụ trong hai ngôn ngữ đều là từ đơn âm tiết; theo từ ghép đa số từ nông cụ trong hai ngôn ngữ đều là từ ghép chính phụ.

Về mặt khác nhau: các từ nông cụ trong tiếng Hán từ ghép nhiều hơn với từ đơn và có từ đơn đa âm tiết, nhƣng số lƣợng quá ít; còn có từ ghép đẳng lập, cũng số lƣợng quá ít. Các từ nông cụ trong tiếng Việt từ đơn nhiều hơn với từ ghép và không có từ đơn đa âm tiết và từ ghép đẳng lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của các từ ngữ chỉ nông cụ truyền thống trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)