Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của các từ ngữ chỉ nông cụ truyền thống trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 51 - 53)

1) Nếu nhƣ văn hoá là tất cả mọi giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời sáng tạo trong đời sống thì: ―Ngôn ngữ - trong nội dung phản ánh thực tại đã hàm chứa những yếu tố văn hoá‖[11;221] . Nhƣ vậy thông qua các từ ngữ chỉ nông cụ truyền thống chúng ta có thể thấy đƣợc những sắc thái văn hoá của cƣ dân nông nghiệp nơi đây.

Đỗ Hữu Châu cho rằng định danh liên quan đến tƣ duy văn hoá con ngƣời, nói cách khác, nó phản ánh tƣ duy và nhận thức con ngƣời. Đó chính là sự tri nhận qua phản ánh của từ, của chủ thể gọi tên.[7]

Còn F.de.Saussure lại nói rằng: ―Nếu ngôn ngữ không cung cấp đƣợc nhiều tài liệu chính xác và chân thật về những phong tục và thiết chế của dân tộc sử dụng nó thì ít nhất nó cho biết những đặc tính tâm lí của tập đoàn lao động xã hội trong đó nó lƣu hành không? Một ý kiến đƣợc khá nhiều ngƣời chấp nhận cho rằng: một ngôn ngữ phản ánh đặc tính tâm lí của một dân tộc‖[19]

Có thể nói, ngôn ngữ là một thành tố cơ bản và quan trọng của văn hóa, chi phối và tác động đến sự phát triển của văn hóa. Về mối quan hệ này, Cao Xuân Hạo viết: ―những ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa đối với cấu trúc của một ngôn ngữ là điều khó có thể hồ nghi, tuy không phải

bao giờ cũng dễ chứng minh. Và do đó, ít ra cũng có thể tìm thấy những sự kiện ngôn ngữ nào đó có thể cắt nghĩa được bằng những sự kiện thuộc bản sắc văn hóa của khối cộng đồng nói thứ tiếng hữu quan, và đến lượt nó, các sự kiện ngôn ngữ lại có thể gợi cho ta những điểu hữu ích về cách cảm nghĩ của người bản ngữ và từ đấy về nền văn hóa của họ.‖[8][5]

Ngôn ngữ là bộ phận không thể tách rời của kết cấu văn hoá. Ngôn ngữ chính là công cụ, phƣơng tiện diễn đạt của văn hoá, là "địa chỉ" của văn hoá. Trên nhiều cấp độ, ngôn ngữ là tiền đề cho văn hoá phát triển và sự phát triển văn hoá, tạo tiền đề trở lại thúc đẩy cho ngôn ngữ phát triển. Ta biết rằng ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình hoạt động tinh thần gắn với nhận thức thông qua những dấu hiệu văn hoá tập thể, dù cách thể hiện nhận thức giữa các cộng đồng ngƣời không giống nhau mà sự thể hiện văn hoá lại bằng nhiều hình thức cả trực tiếp và gián tiếp thông qua những vật thể mang tính ƣớc lệ. Vì vậy ngôn ngữ là công cụ tƣ duy và giao tiếp quan trọng bậc nhất của con ngƣời. Trong quá trình giao tiếp con ngƣời truyền đạt cho nhau những tƣ tƣởng, tình cảm, kinh nghiệm sản xuất, chính vì thế con ngƣời mới có thể gần gũi, hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau trong các hoạt động sản xuất lao động xã hội.[11]

Khi định danh, chủ thể có những cách lựa chọn đặc trƣng của đối tƣợng đinh danh không giống nhau, sự không giống nhau này trƣớc hết là do cơ chế ngôn ngữ, loại hình ngôn ngữ, sau nữa là do tâm sinh lí của mỗi cộng đồng ngƣời khác nhau. Do văn hóa cũng nhƣ điều kiện tự nhiên- xã

hội của mỗi vùng dân tộc khác nhau. ―cùng một đối tượng có thể được gọi tên trong các ngôn ngữ theo cách khác nhau phụ thuộc vào đối lập kiểu nào về tâm lí, lịch sử, dân tộc và xã hội đã làm cơ sở cho sự định danh ‖ (Г.В.Колщанский)[13]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của các từ ngữ chỉ nông cụ truyền thống trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)