Giới thiệu về chữ Hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của các từ ngữ chỉ nông cụ truyền thống trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 33 - 36)

Chữ Hán đƣợc lập thành theo sáu phép, gọi là lục thƣ: tƣợng hình, chỉ sự, hội ý, hài thanh, chuyển chú, giả tá.

1) Tƣợng hình

Là phép vẽ hình tƣợng của các vật để tạo nên chữ, tùy theo thể mà thêm bớt. Đây là phép lập chữ sơ khai nhất của các loại chữ tƣợng hình. Chữ tƣợng hình giữ một vai trò quan trọng trong văn tự Hán. Khoảng 10% tổng số các nét trong chữ Hán hiện đại có nguồn gốc từ các hình tƣợng này.Ví dụ:

人 Nhân = ngƣời : là hình ngƣời đứng dang hai chân.

木 Mộc = cây : là hình một cái cây có gốc, rễ, thân, cành 2) Chỉ sự (còn gọi là tƣợng sự).

Là phép chỉ vào sự vật mà viết ra chữ, nhìn mà xét ra ý. Ví dụ:

上 Thƣợng = ở trên : lấy nét ngang dài làm mốc, nét ngang ngắn ở trên chỉ một vị trí ở trên, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ dƣới lên trên.

một vị trí ở dƣới, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ trên xuống dƣới.

Chữ chỉ sự (tƣợng sự) rất dễ nhầm với chữ tƣợng hình và chữ hội ý. Nên trong lục thƣ, số lƣợng chữ thuộc về dạng chỉ sự không nhiều lắm.

3) Hội ý (hay còn gọi là Tƣợng ý)

Là hợp ý của từng phần lại để hình thành nghĩa mới. Ví dụ:

信 Tín = lòng tin; tin tức : gồm chữ 人nhân = ngƣời + 言 ngôn = lời nói ==> Lời ngƣời nói hẳn có căn cứ, có thể tin đƣợc; lời ngƣời đến báo cho biết

林 Lâm = rừng. Hai chữ 木 mộc ==> ngụ ý nhiều cây hợp lại tạo thành rừng.

4). Hài thanh (hay còn gọi là Hình thanh, hay Tƣợng thanh)

Là lấy sự làm tên, mƣợn thanh để hợp thành. Đây là phép thông dụng nhất để hình thành Hán tự. Chữ hài thanh gồm một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh. Vị trí của hai phần này thay đổi tùy theo chữ, chia thành 8 loại:

4.1). Hình bên trái, thanh bên phải:

沐 Mộc = tắm gội. Gồm chữ水 Thủy + 木 Mộc

銅 Đồng = một loại kim loại (ký hiệu hóa học là: Cu). Gồm chữ 金

Kim = kim loại + 同 đồng = cùng nhau. 4.2). Hình bên phải, thanh bên trái:

郡 Quận = một khu đất chi theo địa giới hành chính. Gồm君 Quân +

4.3). Hình ở trên, thanh ở dƣới:

筒 Đồng = ống tre, ống trúc. Gồm 竹 Trúc +同 Đồng

藻 Tảo = loài rong, tảo, các loài thực vật dƣới nƣớc. Gồm草 Thảo +

澡 Táo (tháo) = tắm rửa

4.4). Hình ở dƣới, thanh ở trên:

勇 Dũng = mạnh. Gồm 力 Lực + 甬 Dũng

帛 Bạch = lụa dệt bằng tơ trần. Gồm 巾Cân = khăn + 白Bạch 4.5) Hình ở ngoài, thanh ở trong:

固 Cố = vững bền. Gồm 囗 Vi = vây quanh + 古 Cổ

裏 Lý = áo lót. Gồm 衣 Y = áo + 里 Lý 4.6). Hình ở trong, thanh ở ngoài:

問 (问) Vấn = hỏi. Gồm 門(门) Môn + 口 Khẩu

辯 (辩) Biện = biện luận. Gồm 言 (讠) Ngôn = lời nói ở giữa chỉ nghĩa, hai chữ 辛Tân ở hai bên là chữ Biện 釆 hay 辨 chỉ thanh.

5). Chuyển chú

Là mƣợn từ chữ có sẵn, đem thay hình đổi dạng thành chữ khác, nhƣng có nghĩa tƣơng cận (gần gũi). Ví dụ:

老者考也 lão giả khảo dã; 考者老也 khảo giả lão dã. 6). Giả tá

Vốn là không có chữ, mƣợn thanh để gửi sự, biến thành âm và nghĩa xa lạ, không có quan hệ duyên do suy diễn. Ví dụ:

làm chữ ―lệnh‖ trong ―huyện lệnh‖.

道 đạo = con đƣờng, sau giả tá thành đạo trong ―đạo lý‖, ―đạo đức‖ v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của các từ ngữ chỉ nông cụ truyền thống trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)