Quy trình tổ chức quản lý thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 31 - 41)

2.1.5.3. Quyết toán thu BHXH bắt buộc

Các bộ phận nghiệp vụ chịu trách nhiệm mở sổ theo dõi, chuyển dữ liệu, lập báo cáo các loại theo quy định. Khi lập báo cáo phải đối chiếu số liệu liên quan giữa các loại sổ và biểu báo cáo. BHXH huyện chịu trách nhiệm lập và gửi lên BHXH tỉnh để báo cáo tháng, trước ngày 03 tháng sau, Báo cáo quý trước ngày 10 tháng đầu quý sau, Báo cáo năm trước ngày 10 tháng 01 năm sau. BHXH huyện cần phải thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, để phục vụ kịp thời cho cơng tác quyết tốn và quản lý.

Tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, đảm bảo

Hồ sơ tham gia BHXH Thông báo đối chiếu Hướng dẫn tuyên truyền Hồ sơ tham gia BHXH Báo cáo theo định kỳ Chuyển số thu về tài khoản thu BHXH tỉnh

Báo cáo theo định kỳ

Báo cáo kế hoạch thu BHXH năm sau Thẩm định, hướng dẫn Giao kế hoạch Thẩm định, hướng dẫn Giao kế hoạch Thông báo đối chiếu -Đơn vị SDLĐ - Người lao động BHXH huyện

- Ghi thu, đối chiếu - Tổng hợp thu - Mẫu biểu, báo cáo

- Chứng từ thu - Báo cáo thu

- Thực hiện công tác thu BHXH - Lập kế hoạch thu năm sau

BHXH tỉnh

- Ghi thu, đối chiếu - Tổng hợp thu - Mẫu biểu, báo cáo

- Chứng từ thu - Các báo cáo thu

- Thực hiện công tác thu BHXH - Lập kế hoạch thu năm sau BHXH Việt Nam

gọn gàng, khoa học để thuận tiện cho việc khai thác và sử dụng. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, cấp sổ BHXH, cho người tham gia BHXH, bắt buộc. (Quyết định 595/QĐ- BHXH, 2017).

2.1.5.4. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

Cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH bắt buộc, theo quy định của Luật BHXH.

+Những hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH bắt buộc gồm: - Trốn đóng BHXH bắt buộc;

- Chậm đóng tiền BHXH;

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH;

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc; - Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội không đúng pháp luật;

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động;

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội; - Báo cáo sai sự thật; cung cấp thơng tin, số liệu khơng chính xác về bảo hiểm xã hội.

* Về phương thức xử lý vi phạm

- Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật BHXH, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật BHXH từ 30 ngày trở lên thì ngồi việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu khơng thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao

động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

* Quy định về xử phạt vi phạm hành chính

-Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm bảo hiểm xã hội được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 95) và Nghị định 88/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 88). Cụ thể theo bảng 2.1 sau đây:

Bảng 2.1. Mức phạt vi phạm hành chính về BHXH

STT Mức phạt Hành vi Căn cứ

1 500.000 đồng -

01 triệu đồng

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về BHXH, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Khơng cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thơng tin về đóng BHXH, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc cơng đồn u cầu; - Không làm văn bản đề nghị cơ quan BHXH xác nhận việc đóng BHTN cho người lao động;

- Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ BHXH.

Khoản 1 Điều 28 Nghị định 88

2 01 - 02 triệu đồng - Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ

cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động;

- Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan BHXH.

Khoản 2 Điều 28 Nghị định 88

3 02 - 03 triệu đồng - Không lập hồ sơ tham gia BHXH,

BHTN cho người lao động trong 30 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng;

- Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan BHXH giải quyết chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đúng quy định;

- Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động

Khoản 3 Điều 28 Nghị định 88

tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ.

4 05 - 10 triệu đồng Giả mạo hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi

mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (áp dụng với mỗi hồ sơ)

Khoản 3 Điều 27 Nghị định 88

5 20 - 30 triệu đồng Sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích Khoản 5 Điều 28

Nghị định 88 6 12% - 15% tổng số tiền phải đóng (khơng q 75 triệu đồng) - Chậm đóng; - Đóng khơng đúng mức quy định; - Đóng khơng đủ số người thuộc diện tham gia Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95 7 18% - 20% tổng số tiền phải đóng (khơng q 75 triệu đồng)

Khơng đóng cho toàn bộ người lao động thuộc diện bắt buộc tham gia

Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95

Theo Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, sửa đổi bổ sung: cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về BHXH sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

STT Mức phạt Hành vi Căn cứ

A Tội gian lận BHXH, BHTN Điều 214

1 Phạt tiền từ 20 -

100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc

phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Thực hiện các hành vi dưới đây để chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10 - dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 - dưới 200 triệu đồng:

- Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, BHTN lừa dối cơ quan BHXH;

- Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH.

Khoản 1 2 Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm Gian lận BHXH, BHTN: - Có tổ chức; - Có tính chất chun nghiệp;

- Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

- Gây thiệt hại từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

- Tái phạm nguy hiểm (đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa mà lại thực hiện hành

STT Mức phạt Hành vi Căn cứ

vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý).

3 Phạt tù từ 05 - 10

năm

- Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN 500 triệu đồng trở lên;

- Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên.

Khoản 3

4 Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng,

cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Khoản 4 B Tội trốn đóng BHXH, BHTN Điều 216 1 - Cá nhân: phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm; - Doanh nghiệp: phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng.

Gian dối hoặc thủ đoạn khác để khơng đóng, đóng khơng đầy đủ từ 06 tháng trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:

- Trốn đóng từ 50 - dưới 300 triệu đồng; - Trốn đóng cho từ 10 - dưới 50 người lao động. Khoản 1 2 - Cá nhân: phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; - Doanh nghiệp: phạt tiền từ 500 - 01 tỷ đồng. - Phạm tội 02 lần trở lên; - Trốn đóng từ 300 đồng - dưới 01 tỷ đồng; - Trốn đóng cho từ 50 - dưới 200 người lao động;

- Khơng đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Khoản 2 3 - Cá nhân: phạt tiền từ 500 - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm; - Doanh nghiệp: phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng. - Trốn đóng 01 tỷ đồng trở lên;

- Trốn đóng cho 200 người lao động trở lên;

- Khơng đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Khoản 3

4 Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm

đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

* Khởi kiện đơn vị vi phạm pháp luật về thu nộp BHXH

Khởi kiện là biện pháp cuối cùng của cơ quan BHXH trong việc xử lý các đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH.

Nếu như trước đây, để khởi kiện đơn vị nợ BHXH, cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, lập biên bản về vụ việc vi phạm. Biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, nội dung cụ thể vụ việc, có đủ chữ ký, đóng dấu của NSDLĐ, cơng đồn của đơn vị SDLĐ ( nếu có), trưởng đồn kiểm tra hoặc BHXH. Hết thời hạn ghi nhận trong biên bản về sai phạm kể trên, NSDLĐ khơng thực hiện nghĩa vụ với cơ quan BHXH thì cơ quan BHXH có trách nhiệm làm văn bản đề nghị Chánh thanh tra Sở LĐTBXH hoặc Chủ tịch UBND các cấp tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của NSDLĐ.

Hết thời hạn quy định trong quyết định xử phạt hành chính nhưng NSDLĐ vẫn khơng thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH theo quy định của pháp luật, thì cơ quan BHXH tiến hành khởi kiện NSDLĐ ra Tòa án dân sự.

- Căn cứ theo Luật BHXH năm 2014, việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH đã được chuyển giao từ ngành Bảo hiểm xã hội sang ngành Cơng đồn và được quy định tại khoản 8, điều 110 của Luật Cơng đồn cụ thể: Tổ chức cơng đồn đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội

* Yếu tố khách quan

- Hệ thống chính sách của Nhà nước

Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Ở Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, nhất là từ sau khi Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được cải cách trong thời gian tới cụ thể như sau:

- Hệ thống BHXH vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa thật gắn kết chặt chẽ hữu cơ

với hệ thống các tầng ASXH (việc làm, thu nhập và giảm nghèo bền vững, BHXH, trợ giúp xã hội và các dịch vụ xã hội tối thiểu) và trong mối quan hệ giữa đóng góp của người hưởng lợi với hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, chưa có sự gắn kết và hỗ trợ của bảo hiểm thất nghiệp để giúp người lao động trở lại thị trường lao động nhằm duy trì và mở rộng độ bao phủ BHXH; chưa phát triển hình thức BHXH bổ sung trên cơ sở thỏa thuận trong các doanh nghiệp, bảo hiểm hưu trí tiết kiệm; chưa hình thành tầng hưu trí cơ bản có tính phổ qt (hưu trí xã hội)...

Chưa quán triệt và thực hiện đầy đủ ngun tắc đóng - hưởng mà cịn gắn chặt việc điều chỉnh lương hưu với tiền lương tối thiểu (nay là tiền lương cơ sở) và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

- Thơng số đóng và hưởng theo Luật BHXH năm 2014 để hưởng lương hưu chưa hợp lý: Quy định điều kiện thời gian tối thiểu 20 năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu là quá dài (quốc tế thường quy định thấp hơn, khoảng 10 năm); tỷ lệ tích lũy 2% cho 1 năm tăng thêm đóng BHXH sau khi đủ điều kiện đóng để hưởng lương hưu và mức hưởng tối đa 75% là khá cao (quốc tế chỉ khoảng 1,5% cho mỗi năm tăng thêm và hưởng tối đa khoảng 60%);

- Điều kiện tuổi hưởng lương hưu đối với nam đủ 60 tuổi, đối với nữ đủ 55 tuổi được quy định từ năm 1960 đến nay vẫn chưa thay đổi, trong khi tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng, năm 2017 là 73,4 tuổi và xu hướng già hóa dân số nhanh;

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH chưa bảo đảm thống nhất vào một đầu mối, chun mơn hóa và chun nghiệp, hiện đại trên cơ sở áp dụng cơng nghệ cao (chính phủ điện tử). Năng lực cán bộ còn hạn chế, chuyên gia đầu ngành ít.

- Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm nhưng cịn nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất đồng bộ trong quản lý.

- Mức xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH chưa đủ mạnh để khiến các đối tượng không dám vi phạm.

- Mức độ hiểu biết về BHXH

Mức độ hiểu biết về pháp luật trong lĩnh vực BHXH của chủ doanh nghiệp và nhất là người lao động còn khá hạn chế. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp không nộp BHXH cho NLĐ là do chủ sử dụng lao động không quan tâm, hoặc lợi dụng kẽ hở của Luật BHXH để trục lợi và chiếm dụng vốn, khơng ít trường hợp chủ doanh nghiệp trích tiền lương của người lao động để đóng BHXH nhưng không thực hiện chuyển nộp cho cơ quan BHXH hoặc khi các cơ quan thanh tra, xử lý thì doanh nghiệp mới chịu nộp. ngoài ra, đa số người lao động thiếu hiểu biết về Luật BHXH để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, hoặc biết nhưng không dám đấu tranh sợ bị mất việc làm. Thời gian qua, do việc chậm nộp, trốn nộp BHXH, nộp không đầy đủ của một số doanh nghiệp dẫn đến hậu quả là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 31 - 41)