Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 71 - 76)

4.3.1.1. Hệ thống chính sách Nhà nước

Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta coi BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Do vậy, việc tổ chức triển khai Luật BHXH trong thời gian qua đã được Chính phủ quan tâm, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH. Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật BHXH được xây dựng tương đối đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, sát với tình hình thực tế, đảm bảo chất lượng tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện pháp luật về BHXH và đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Việc tuân thủ Pháp luật và sự nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia BHXH của người sử dụng lao động và người lao động đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho BHXH huyện Tiền Hải thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện. Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam đảm bảo kịp thời, giảm tối đa các thủ tục, biểu mẫu không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý đến từng người lao động làm căn cứ cấp, ghi sổ BHXH và giải quyết các chế độ BHXH.

Tuy nhiên, hệ thống chính sách còn có những bất cập cụ thể như sau:

giản hóa thủ tục hành chính theo các Nghị quyết của Chính phủ còn chưa kịp thời, chưa rõ ràng, chưa đồng bộ gây ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện.

- Mức xử phạt vi phạm về BHXH chưa đủ mạnh: hiện nay mức nộp phạt chậm đóng đối với đơn vị nợ tiền BHXH, BHTN chỉ là 14,49%/1 năm tương đương với mức 1,208%/1 tháng, mức nộp phạt chậm đóng đối với đơn vị nợ tiền BHYT chỉ là 9%/1năm tương đương với mức 0,75%/1 tháng, mức phạt quá nhỏ khiến cho người chủ sử dụng lao động đôi lúc cố tình vi phạm, không đóng BHXH cho người lao động, chủ động lấy tiền đóng BHXH của người lao động để đầu tư kinh doanh sinh lời, ảnh hưởng quyền lợi của người lao động cũng như gây thiệt hại nặng nề cho Quỹ BHXH, để hạn chế những điều này, đòi hỏi có các quy định sửa đổi kịp thời về mức phạt chậm đóng, cũng như các quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự các đối tượng cố tình vi phạm, những điều này sẽ góp phần chấm dứt tình trạng vi phạm luật BHXH, giúp công tác thu được diễn ra thuận lợi, đảm bảo quyền lợi người lao động. Ngoài ra cơ quan BHXH không được quyền xử phạt nên hiệu quả công tác kiểm tra không cao.

- Việc thanh tra, xử lý vi phạm không kịp thời: Từ ngày 01/01/2018 Điều 214, 216, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được thực hiện quy định "Tội gian lận, tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động", nhưng trên thực tế đến 31/12/2018 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nên khó khăn cho quá trình đôn đốc thực hiện công tác thu BHXH.

Theo Nghị quyết 28/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách BHXH, sẽ có nhiều chuyển biến, thay đổi về chính sách BHXH để phù hợp hơn với mục tiêu cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng – hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

4.3.1.2. Mức độ hiểu biết về bảo hiểm xã hội của người lao động

Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ đặc biệt là người lao động chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của

việc thực hiện BHXH, đặc biệt là đối với khối các đơn vị doanh nghiệp. Nhiều người lao động khi nói đến BHXH thì họ nghĩ như là các loại hình thức bảo hiểm thương mại (Bảo Việt, Bảo hiểm Nhân thọ hay các công ty Bảo hiểm khác...) và vấn đề “bảo hiểm” thì họ nhận thức đến việc “bán” hay “kinh doanh” bảo hiểm, thậm chí có những người lao động chưa biết và hiểu BHXH là cơ quan Nhà nước thuộc Chính Phủ.

Phần nhiều người lao động, người sử dụng lao động chưa hiểu rõ tầm quan trọng, quyền lợi, trách nhiệm của mình là phải tham gia BHXH để đóng vào quỹ BHXH, nguồn lực tài chính quan trọng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động hưởng các chế độ BHXH, vừa góp phần ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của địa phương và của đất nước.

Một biểu hiện khác của sự nhận thức không đầy đủ về thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động ở một số doanh nghiệp, đơn vị là tình trạng cố tình chây ỳ thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH cho người lao động hoặc thực hiện trích nộp BHXH theo hình thức “xin - cho”, chiếm dụng và nợ tiền BHXH, nên không phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH cho người lao động do đó gây thiệt hại không nhỏ cho việc tạo lập quỹ BHXH và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động, một trong những nguyên tắc của BHXH là “có đóng - có hưởng”.

Một số người lao động không hiểu nên không quan tâm đến quyền lợi về BHXH, chỉ chú trọng tới thu nhập trước mắt. Mặc dù đã được tuyên truyền giải thích nhưng họ chưa nhận thức được quyền lợi về lâu dài của mình; trong số này thì đa phần không muốn đóng BHXH nên không kiến nghị việc đóng BHXH của người sử dụng lao động cho họ. Không ít người lao động nhận thức về chính sách BHXH còn hạn chế; mặt khác không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình về BHXH do sợ ảnh hưởng tới việc làm và mưu cầu cuộc sống.

4.3.1.3. Quy mô doanh nghiệp và ý thức chấp hành Luật BHXH

Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự canh tranh trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nên nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh, làm ăn kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả, trong đó có BHXH. Thực trạng này xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Nhìn chung, những doanh nghiệp này có số lao động ít, trình độ và năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp còn hạn chế, không ổn định. Nhiều

doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch; hoặc thành lập xong nhưng không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng trong một thời gian ngắn rồi giải thể. Đặc biệt, có một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp hoặc đã thực hiện đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH, nay giải thể, phá sản, ngừng hoạt động không còn chủ sở hữu mà chưa có biện pháp để giải quyết số nợ này. Tình trạng trốn tránh, nợ đọng tiền BHXH ở các doanh nghiệp vẫn diến ra phổ biến.

Kết quả kiểm tra năm 2018 đối với một số đơn vị sử dụng lao động là các doanh nghiệp trên địa bàn huyện; trong số 8.320 lao động đang làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thì chỉ có 6.935 lao động được đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH (chiếm tỷ lệ 83,3%). Từ kết quả và thực tế kiểm tra cho thấy những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác BHXH cho người lao động khi chủ doanh nghiệp thực sự quan tâm đến người lao động (tập trung ở các đơn vị có chiến lược kinh doanh cụ thể, lâu dài, bài bản, những đơn vị có vốn đầu tư ngước ngoài), ở những đơn vị đó cán bộ phụ trách công tác BHXH của đơn vị hiểu biết về pháp luật lao động và pháp luật về BHXH…Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, cán bộ làm công tác BHXH của doanh nghiệp thường là kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi, không ổn định vì mức lương thấp. Xuất phát từ những yếu tố như trình độ nhận thức của người lao động còn thấp, kém hiểu biết về pháp luật, sợ mất việc làm nên không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi, chính vì vậy chủ sử dụng lao động đã lợi dụng không tham gia BHXH cho người lao động (chủ yếu là chỉ tham gia BHXH cho một số cán bộ chủ chốt) hoặc có tham gia BHXH cho người lao động thì tham gia theo mức lương tối thiểu vùng theo quy định chứ không tham gia BHXH theo mức thu nhập thực tế của người lao động với mục đích trốn đóng BHXH cho người lao động để tăng lợi nhuận; có những doanh nghiệp nợ đọng BHXH dây dưa kéo dài với số tiền lớn đã làm ảnh hưởng tới các chế độ, quyền lợi của người lao động về BHXH.

Qua công tác kiểm tra và kết quả khảo sát, có thể đưa ra một số nhận định như sau:

+ Các đơn vị chưa tự giác tham gia BHXH cho người lao động, hầu như các đơn vị tham gia BHXH đều phải có sự vận động, khai thác của cơ quan BHXH. Nhiều đơn vị đưa ra lý do mới thành lập nên tình hình sản xuất kinh

doanh chưa ổn định, còn nhiều doanh nghiệp trốn tham gia BHXH…

+ Quy định của pháp luật về BHXH còn nhiều kẽ hở, chính vì vậy dựa vào đó nhiều doanh nghiệp né tránh không tham gia BHXH cho người lao động hoặc có tham gia nhưng không đủ số người lao động, trích nộp tiền không đủ đúng theo quy định, cố tình nợ đọng, chây ỳ trong việc nộpBHXH.

Cụ thể, khi xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động, đơn vị sử dụng lao động dựa vào mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định, không có thỏa ước lao động tập thể, chính vì vậy mức đóng BHXH cho người lao động thấp hơn so với mức thu nhập thực tế của người lao động, gây thất thu và ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của người lao động.

Bên cạnh đó, để né tránh tham gia BHXH cho người lao động và né tránh việc trích nộp BHXH cho người lao động, chủ doanh nghiệp thường “lách luật” bằng việc ký hợp đồng với thời gian ngắn (dưới 03 tháng) hoặc không ký hợp đồng lao động với người lao động; điều này ảnh hưởng đến tâm ý của người lao động, họ sẽ không yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.

+ Một số đơn vị doanh nghiệp không hiểu hết về trách nhiệm và quyền hạn của minh nên cố tình đưa ra lý do thủ tục tham gia BHXH còn rườm rà, phức tạp; thái độ phục vụ của nhân viên ngành BHXH còn nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh, khắc phục hay tỷ lệ đóng BHXH của doanh nghiệp là quá cao; công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế…

+ Chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH chưa cao, chưa đủ mạnh để răn đe đối với các đơn vị khác; điều này cũng gây mất bình đẳng với các doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách BHXH cho người lao động.

+ Sự phối hợp của một số ngành còn hạn chế, chưa quyết liệt nên khó khăn cho việc đôn đốc thực hiện công tác thu cũng như phát triển mở rộng đối tượng tham gia.

4.3.1.4. Phối kết hợp giữa các ngành có liên quan

Chính sách BHXH chịu sự tác động, đan xen của nhiều chính sách khác như tiền lương, tiền công… Vì vậy, để thực hiện tốt chính sách BHXH rất cần sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị cũng như các cấp, các nghành, trong đó có các cơ quan như Ngành Thuế, Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Công an để tổ chức kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở chương trình phối hợp do BHXH tỉnh ký với các ngành có liên quan, BHXH huyện tổ chức thực hiện,

ngoài ra hàng năm BHXH huyện còn ký chương trình phối hợp thực hiện với Ban tuyên giáo, các hội đoàn, thể, các tổ chức chính trị, Đài phát thanh và truyền hình, Đài truyền thanh xã, thị trấn để tổ chức tuyên truyền về BHXH, BHYT.

-Mặc dù BHXH tỉnh, BHXH huyện đã ký chương trình phối hợp với các ngành có liên quan, tuy nhiên sự phối hợp giữa BHXH huyện với các cơ quan quản lý chuyên ngành còn thiếu đồng bộ, dẫn đến tình trạng tạo ra nhiều kẽ hở, tạo điều kiện thuận lợi để chủ SDLĐ trốn đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ. Ví dụ như thực tế hiện nay, việc phối hợp với cơ quan thuế mới chỉ dừng ở việc cơ quan thuế cung cấp các danh sách các đơn vị sản xuất kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế cho cơ quan BHXH, để từ đó BHXH sẽ lọc ra những đơn vị nào đã tham gia và những đơn vị nào chưa tham gia. Chính vì vậy tồn tại một thực tế là: Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc khác với tiền lương thực hưởng nhất là các đơn vị doanh nghiệp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về việc không tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ của các cơ quan chức năng quản lý về BHXH chưa hoạt động thường xuyên, lực lượng thanh tra quá mỏng, vì vậy số DN đã thanh tra, kiểm tra là rất ít so với yêu cầu. Đối với các trường hợp người SDLĐ vi phạm về tham gia BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH phát hiện và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH, nhưng kết quả xử lý còn chậm. Kết quả xử lý sau kiểm tra chưa kịp thời.

- Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên nhưng chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của nhân dân.

- Sự vào cuộc của cấp ủy Đảng chính quyền mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 71 - 76)