Giới thiệu về bảo hiểm xã hội huyện Tiền Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 51)

3.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với sự hình thành hệ thống BHXH của cả nước, BHXH huyện Tiền Hải được thành lập theo Quyết định số 04/QĐ-TCCB ngày 17/5/1995 của Giám đốc BHXH tỉnh Thái Bình, trên cơ sở sáp nhập hai bộ phận từ Liên đoàn lao động huyện Tiền Hải và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tiền Hải. BHXH huyện Tiền Hải tổ chức thực hiện công tác BHXH theo quy định của Bộ luật Lao động trên cơ sở Điều lệ BHXH mới ban hành kèm theo Nghị định 12/NĐ-CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. Khi mới được thành lập BHXH huyện Tiền Hải có cơ cấu 3 bộ phận chức năng với 7 cán bộ, viên chức chuyển từ Liên đoàn lao động và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang; trụ sở làm việc chưa có, còn phải chung với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tiền Hải, máy móc, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn còn chưa được trang bị. Đến năm 2002 được sự quan tâm của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Thái Bình, Huyện uỷ, UBND huyện Tiền Hải và các Sở, ngành đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới 2 tầng cho BHXH huyện Tiền Hải với diện tích

250m2, tại Thị Trấn Tiền Hải huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Đến năm 2016 được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc 3 tầng với diện tích 1.850m2 tại khu đô thị Trái Diêm 2 thuộc xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Thực hiện Quyết định số 20/QĐ-2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập BHYT Việt Nam vào BHXH Việt Nam, ngày 01/01/2003 toàn bộ chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Chi nhánh BHYT Tiền Hải sáp nhập vào BHXH huyện Tiền Hải và có tên gọi chung là BHXH huyện Tiền Hải thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình.

Trải qua 24 năm hoạt động, BHXH huyện Tiền Hải đã khẳng định vị thế vững chắc, đồng hành cùng sự nghiệp an sinh xã hội trong công cuộc đổi mới của đất nước, góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn huyện Tiền Hải, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

3.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của BHXH huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

* Chức năng:

- BHXH huyện Tiền Hải là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Thái Bình đặt tại

huyện Tiền Hải, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và trực tiếp thực hiện công tác quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Tiền Hải theo phân cấp quản lý của BHXH tỉnh Thái Bình và quy định của Pháp luật;

- Bảo hiểm xã hội huyện Tiền Hải chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình; chịu sự quản lý về công tác Đảng của Huyện ủy Tiền Hải và quản lý hành chính Nhà nước của UBND huyện Tiền Hải;

- BHXH huyện Tiền Hải có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở làm việc riêng.

* Nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hằng năm trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình phê duyệt. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng kí quản lí các đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHYT theo phân cấp;

- Tổ chức thực hiện hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Theo dõi, đôn đốc việc thu nộp BHXH, BHYT đối với các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN;

- Cấp sổ, tờ rời xác nhận quá trình, chốt sổ BHXH, in và cấp thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia;

- Tiếp nhận nguồn kinh phí, danh sách từ BHXH tỉnh Thái Bình về bàn giao cho cơ quan Bưu điện huyện để chi trả cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng, các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH có thời gian trên 30(25) năm khi nghỉ hưu, mai táng phí, tuất một lần, trợ cấp BHXH một lần. Thực hiện thanh toán chi phí KCB BHYT trực tiếp, theo quy định. Quản lý và theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả.

- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của đối tượng để trực tiếp giải quyết và chuyển BHXH tỉnh Thái Bình giải quyết cho các đơn vị và đối tượng đề nghị gồm; Chế độ hưu trí, tử tuất, Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, ốm đau - thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp, chi phí khám chữa bệnh BHYT trực tiếp;

- Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lí thu do UBND xã, thị trấn giới thiệu, bảo lãnh thực hiện thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện tại 35 xã, thị trấn;

- Hằng năm thực hiện ký hợp đồng và thanh quyết toán với 02 Bệnh viện đa khoa về việc khám và điều trị cho các đối tượng có thẻ BHYT. Thực hiện công tác giám định BHYT thường xuyên tại bệnh viện để bảo vệ quyền lợi của người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác quản lý đối tượng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng hằng tháng qua đại diện chi trả tại điểm Bưu điện xã, thị trấn;

- Quyết toán với cơ quan Bưu điện huyện trong việc chi trả các chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH, các chế độ trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp BHXH 1 lần điều 60, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp khu vực một lần, trợ cấp tai nạn lao động một lần, mai táng phí, tuất một lần;

- Từ chối việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định;

- Kiểm tra, giải thích, hướng dẫn, giải quyết trong thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc thu hồi khoản chi sai, lĩnh quá chế độ BHXH, BHYT, BHTN;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội ở huyện, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra hằng năm theo kế hoạch được Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt; đề xuất, kiến nghị với cơ quan các cấp có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động; cơ sở khám chữa bệnh BHYT và cá nhân vi phạm pháp luật về chế độ BHXH, BHYT, BHTN;

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính, tài sản, máy móc thiết bị thuộc BHXH huyện Tiền Hải;

- Thực hiện tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Thái Bình tổ chức; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị;

- Thực hiện nhiệm vụ, công tác khác do yêu cầu của BHXH tỉnh Thái Bình, Huyện uỷ, UBND huyện Tiền Hải giao cho;

- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định của BHXH tỉnh Thái Bình và UBND huyện Tiền Hải

* Tổ chức bộ máy của BHXH huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Qua 24 năm phát triển và trưởng thành đến nay cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Tiền Hải có cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động gồm:

+ Ban giám đốc: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc

+ Các bộ phận nghiệp vụ như: Bộ phận thu; Bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT - phụ trách Công nghệ thông tin; Bộ phận chế độ chính sách; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC (1 cửa.; Bộ phận Giám định BHYT; Bộ phận Kế toán.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý BHXH huyện Tiền Hải 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

- Các Báo cáo về công tác thu BHXH, tình trạng nợ đọng BHXH được thu thập tại BHXH huyện Tiền Hải.

- Các số liệu thống kê về điều kiện dân số, lao động của Chi cục Thống kê huyện Tiền Hải.

- Các báo cáo có liên quan.

- Các Nghị quyết của Đảng, quyết định của Chính phủ, văn bản của ngành BHXH, các chủ trương chính sách của Tỉnh Thái Bình.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Tính đến 31/12/2018, BHXH huyện Tiền Hải đang quản lý 415 đơn vị tham gia BHXH với 12.011 người lao động, trong phạm vi của luận văn thạc sĩ,

Bộ phận thu Bộ phận chế độ chính sách Bộ phận TNHS & TKQ TTHC Bộ phận giám định BHYT Bộ phận Kế toán Bộ phận cấp sổ, thẻ - CNTT Phó Giám đốc phụ trách thu Giám đốc Phó Giám đốc phụ trách chế độ chính sách Phó Giám đốc phụ trách giám định BHYT

để phân tích và đánh giá về công tác quản lý thu BHXH trong thời gian qua, nghiên cứu lựa chọn đối tượng điều tra như sau:

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và lấy ý kiến qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên 30 đơn vị doanh nghiệp, với nội dung về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động (30 phiếu); 90 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải (90 phiếu). Phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm công tác quản lý thu tại BHXH huyện Tiền Hải (8 người).

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và cán bộ chuyên quản thu BHXH bắt buộc, chủ doanh nghiệp và người lao động để tiếp cận và nắm bắt tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động, tình hình quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tiền Hải.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tiền Hải.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được tập hợp trong việc xử lý số liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. Qua đó, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu, đến các quyết định đơn vị sử dụng lao động về thi hành các chính sách thu BHXH.

c. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu, thông tin thứ cấp:

Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu. - Xử lý thông tin sơ cấp:

+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

*Các chỉ tiêu đánh giá quản lý thu BHXH

Để có cơ sở đánh giá công tác quản lý thu BHXH người ta thường dùng các chỉ tiêu định lượng để phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thu, tính tuân thủ thực hiện BHXH của đối tượng tham gia bắt buộc. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu càng cao, tính tuân thủ của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc càng cao phản ánh công tác quản lý thu BHXH của cơ quan BHXH càng tốt và ngược lại. Các chỉ tiêu định lượng chủ yếu bao gồm:

- Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch thu BHXH: Tình hình hoàn thành kế hoạch thu BHXH được đánh giá qua chỉ tiêu “Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH”. Đây là tỷ số giữa số tiền thu BHXH thực tế với số tiền thu BHXH theo kế hoạch được giao trong kỳ.

Số tiền thu BHXH thực hiện

Tỷ lệ HTKH thu BHXH = x100% Số tiền thu BHXH theo kế hoạch

Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tình hình quản lý thu BHXH càng tốt và ngược lại

- Các chỉ tiêu đánh giá việc tuân thủ đóng góp BHXH bắt buộc Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật BHXH Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH: Là Tỷ số giữa Số đơn vị tham gia BHXH với Số đơn vị bắt buộc tham gia BHXH trong kỳ.

Số đơn vị tham gia BHXH

Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH = x 100% Số đơn vị bắt buộc tham gia BHXH

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm số đơn vị sử dụng lao động thuộc diện đóng góp BHXH bắt buộc tuân thủ thực hiện đóng BHXH trong năm. - Tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH: Là tỷ số giữa Số NLĐ tham gia BHXH và Số NLĐ bắt buộc tham gia BHXH trong kỳ.

Số NLĐ tham gia BHXH

Tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH = x 100% Số NLĐ bắt buộc tham gia BHXH

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm số lao động thuộc diện đóng góp BHXH bắt buộc tuân thủ thực hiện quy định này trong năm.

- Tỷ lệ đơn vị nợ BHXH: Là tỷ số giữa Số đơn vị nợ BHXH trong kỳ và Số đơn vị bắt buộc tham gia BHXH trong kỳ.

Số đơn vị nợ BHXH trong kỳ

Tỷ lệ đơn vị nợ BHXH = x100% Số đơn vị tham gia BHXH trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm số đơn vị thuộc diện đóng góp BHXH bắt buộc còn nợ đọng BHXH trong kỳ. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ công tác thu chưa tốt và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ BHXH: Là tỷ số giữa Tổng số tiền nợ BHXH trong kỳ và Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ.

Tổng số tiền nợ BHXH trong kỳ

Tỷ lệ nợ BHXH = x 100% Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ

Kỳ tính toán trong chỉ tiêu này là theo tháng, quý, năm, và được tính vào thời điểm cuối kỳ, chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng thể hiện được hiệu quả của công tác quản lý thu BHXH.

- Tỷ lệ thu BHXH: Là tỷ số giữa Tổng số tiền thu BHXH trong kỳ và Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ.

Tổng số thu BHXH trong kỳ

Tỷ lệ thu BHXH trong kỳ = x 100% Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ

Kỳ thu BHXH có thể là tháng, quý, năm. Tử số và mẫu số của chỉ tiêu thống nhất tính theo phương pháp cộng dồn vào thời điểm cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ thu BHXH bắt buộc trong kỳ đạt bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này năm sau lớn hơn năm trước thể hiện tính tuân thủ đóng góp BHXH của đối tượng tham gia và công tác quản lý thu BHXH ngày càng tốt. Nhìn chung, các chỉ tiêu trên có thể tính toán cho từng khối, từng ngành, từng địa phương, khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 51)