Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 39)

2.2.1. Hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội đã có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc. Sau cách mạng tháng 8 thành công, trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước (có Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947; Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950). Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong Hiến pháp năm 1959. Hiến pháp năm 1959 của nước ta đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH. Quyền này được cụ thể hóa trong Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và Điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược thống nhất đất nước.

Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, sự thay đổi mới về cơ chế kinh tế đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung

và chính sách BHXH nói riêng. Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”. Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách. Tiếp đến Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nêu lên “ Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế”. Như vậy, các văn bản trên của Đảng và Nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chínhsách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường, ngay sau khi Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị đình 12/CP ngày 26/1/1995/ về Điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế . Nội dung của bản Điều lệ này góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường lao động và đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước, sau đó Nghị định số 01/2003/NĐ-CP được ban hành và quy định về việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiếp theo là Luật BHXH số 71/2006/QH11 ra đời và được sửa đổi thay thế bởi Luật BHXH số 58/2014/QH13. Luật BHXH quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Bộ máy quản lý thu BHXH bắt buộc được tổ chức khoa học và thống nhất trong cả hệ thống BHXH, thực hiện nhiệm vụ như: phân cấp thu, lập kế hoạch, giao chỉ tiêu, thanh quyết toán, kiểm tra, quản lý tiền thu quỹ BHXH và tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc theo các quy định.

BHXH Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự quản lý của Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi theo phân cấp của Chính phủ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:

- Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý thu BHXH bắt buộc tại Việt Nam

Về tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội, tính đến ngày 31/12/2018, tổng số người tham gia BHXH trên toàn quốc là 14,724 triệu người (trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 14,45 triệu người, số người tham gia BHXH tự nguyện là 271 nghìn người) đạt 102,27% kế hoạch giao của Thủ tướng Chính Phủ; chiếm khoảng 30,4% lực lượng lao động trong độ tuổi (Báo cáo số 146/BC- BHXH ngày 14/01/2019 của BHXH Việt Nam ).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một số huyện cùng cấp ở trong nước cùng cấp ở trong nước

2.2.2.1 Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

BHXH huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Hội đồng quản lý

Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban thu và các ban nghiệp vụ)

Bảo hiểm xã hội tỉnh

(Phòng thu và các Phòng nghiệp vụ)

Bảo hiểm xã hội huyện

(Bộ phận thu, các bộ phận nghiệp vụ) Hệ thống ngân hàng, kho bạc Người lao động Chủ sử dụng lao động

đóng trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Năm 2018 BHXH huyện Thái Thụy đã đạt được kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao, được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tặng "Bằng khen" đạt thành tích xuất sắc trong công tác thu BHXH, BHYT. Qua nghiên cứu Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 của BHXH huyện Thái Thụy cho thấy kết quả như sau: phát triển tăng mới 19 đơn vị với 925 lao động tham gia BHXH bắt buộc, nâng tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc là 419 đơn vị với số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 12.423 người chiếm 77,5% số lao động trong các đơn vị sử dụng lao động đóng trên địa bàn huyện; số thu BHXH đạt 155,4 tỷ đồng đạt 107,2% kế hoạch giao, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; Số nợ đọng BHXH chỉ còn 289 triệu đồng, tương đương 0,2% kế hoạch thu, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả trên là do: BHXH huyện Thái Thụy ngay từ những ngày đầu năm đã tổ chức cho cán bộ viên chức ký giao ước thi đua, phấn đấu 40% cán bộ, viên chức có sáng kiến kinh nghiệm áp dụng cải tiến trong công tác quản lý thu BHXH; Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh Thái Bình, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thái Thuỵ trong việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn huyện; BHXH huyện định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ nghe chuyên đề về thực hiện chính sách BHXH và triển khai tới các cơ sở Đảng; Tham mưu cho UBND huyện có văn bản đôn đốc các đơn vị nợ đọng, lấy công tác thu nộp BHXH là một trong những chỉ tiêu thi đua hàng năm; Tham mưu Thường trực HĐND huyện tổ chức cùng với các ngành có liên quan như: Liên đoàn lao động huyện, Phòng Lao động TBXH, Bảo hiểm xã hội, Chi cục thuế giám sát một số đơn vị trong việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động, tập trung vào các doanh nghiệp có số nợ đọng lớn để đôn đốc trong việc thu nộp BHXH bắt buộc; Tăng cường công tác tuyên truyền để chủ sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH từ đó tự giác chấp hành theo quy định; BHXH huyện đã thành lập tổ thu nợ tập trung bám sát, đôn đốc các Doanh nghiệp có số nợ đọng lớn, kéo dài để hoàn thành kế hoạch thu và giảm thiểu nợ đọng BHXH bắt buộc; Thực hiện tốt công tác giải quyết chế độ chính sách cho người lao động tại các đơn vị là điều kiện để hỗ trợ công tác thu nộp BHXH bắt buộc, tăng cường công tác tuyên truyền trên mọi hình thức nhằm phát triển, mở rộng đối tượng tham gia, tăng nguồn thu cho quỹ BHXH. [Bảo hiểm xã hội huyện Thái Thụy (2018), Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019]

2.2.2.2. Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Ngay từ đầu năm, BHXH huyện Hải Hậu đã đề ra các giải pháp quyết liệt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thu; tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong công tác lãnh, chỉ đạo việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Tính đến cuối tháng 12 năm 2018, toàn huyện có 104.442 người tham gia BHXH, BHYT, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN ước đạt 131.423 triệu đồng, chiếm 92,21% kế hoạch; trong đó số thu BHXH bắt buộc 61.713 triệu đồng, chiếm 98,66%, BHTN 3.643 triệu đồng, chiếm 99,51%, BHYT 68.198 triệu đồng, chiếm 88,43%, lãi chậm đóng BHXH, BHYT 136 triệu đồng. Mặc dù đã ước đạt được những kết quả nhất định nhưng công tác thu nộp các loại bảo hiểm vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện còn chưa cao. Một số đơn vị, đặc biệt là doanh nghiệp chưa nghiêm túc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Tình trạng nợ BHXH, BHYT còn cao, có doanh nghiệp để nợ đọng nhiều, chậm nộp, kéo dài nhiều năm, gây khó khăn cho cơ quan BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Theo báo cáo của BHXH huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, tính đến cuối tháng 12 năm 2018, số nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện là trên 600 triệu đồng, số nợ này tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Nhìn chung, đối với người lao động, do nhận thức còn hạn chế, hiểu biết về BHXH chưa nhiều nên dẫn đến nhiều lao động chưa tham gia đóng BHXH, thậm chí còn thờ ơ, không quan tâm đến việc chủ sử dụng lao động có đóng BHXH cho mình hay không, nên khi không may gặp phải rủi ro, cần hưởng các chế độ mới biết sự cần thiết khi tham gia đóng BHXH. Cùng với đó, việc quản lý lao động trên địa bàn huyện chưa chặt chẽ, nhất là việc rà soát danh sách BHXH, BHYT ở các xã, đồng thời chưa tổ chức được nhiều đợt kiểm tra liên ngành đối với các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH, BHTN, BHYT dẫn đến việc phát triển đối tượng còn hạn chế. Song bên cạnh một số doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ việc trích nộp BHXH, BHYT thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT nên đã chấp hành rất nghiêm chỉnh các quy định của Luật BHXH, BHYT, hằng tháng đều đối chiếu, điều chỉnh số lượng tăng giảm, trích nộp các khoản bảo hiểm đúng quy định, không để chậm thời gian, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Trước thực trạng đó, BHXH huyện Hải Hậu đã nỗ lực tập trung chỉ đạo, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ, viên chức làm công tác thu; yêu cầu cán bộ

thu phải thường xuyên bám sát đơn vị sử dụng lao động nắm bắt tình hình, rà soát và đối chiếu danh sách lao động giữa đơn vị tham gia BHXH với cơ quan BHXH trên cơ sở danh sách thực tế của đơn vị đang quản lý để có giải pháp kịp thời trong việc thu, phát triển đối tượng tham gia. Đồng thời, tăng cường đôn đốc kiểm tra, nhắc nhở đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ nộp đúng, nộp đủ số tiền BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Phân công cán bộ phụ trách xã, thị trấn xuống các đơn vị SXKD nhưng chưa đăng ký tham gia để tuyên truyền vận động đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách BHXH cho người lao động theo quy định. [Bảo hiểm xã hội huyện Hải Hậu (2018), Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019].

2.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Tiền Hải bàn huyện Tiền Hải bàn huyện Tiền Hải

Qua kinh nghiệm của các huyện cùng cấp trong quản lý thu BHXH bắt buộc, có thể rút ra một số bài học vận dụng vào quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiền Hải cụ thể như sau:

- Phối hợp chặt chẽ, tích cực với các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng về tính ưu việt của chính sách BHXH đến người lao động và người sử dụng lao động. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, kể cả về hình thức và nội dung nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người SDLĐ và NLĐ về quyền và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách BHXH bắt buộc, đặc biệt đối với khu vực ngoài quốc doanh.

- Chủ động cập nhật hệ thống văn bản chính sách đã ban hành để kịp thời bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng tốt quyền lợi của NLĐ.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ BHXH, làm tốt công tác tham mưu, phát hiện những vướng mắc, khó khăn cũng như đề xuất các biện pháp xử lý trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chủ động tham mưu với BHXH tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong tổ chức thực hiện.

- Tăng cường phối hợp với các phòng, ban, cơ quan đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc. Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các đơn vị SXKD.

- Chủ động kiểm tra, lập hồ sơ đề nghị xử lý nghiêm, kịp thời các đơn vị cố tình chậm đóng, trốn đóng BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Xem việc khởi kiện như là biện pháp thu nợ cuối cùng tránh để nợ đọng kéo dài, khó thu.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH bắt buộc đến từng cán bộ viên chức. - Tăng cường kiểm tra, giám sát, bám sát các đơn vị sử dụng lao động để phát hiện, xử lý, đôn đốc thu kịp thời. Không để tình trạng trốn đóng, nợ đọng kéo dài.

2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Từ năm 1995 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu những vấn đề, những lĩnh vực cụ thể về BHXH nói chung và quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Một số đề tài trong lĩnh vực này được nghiên cứu một cách có hệ thống, đó là:

Phan Thị Thanh Hương (2017) đã nghiên cứu về đề tài: "Hoàn thiện quản

lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng”.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc, tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu BHXH ở Việt Nam tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH nhằm phân tích khả năng thu BHXH bắt buộc, quy trình thu BHXH bắt buộc, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam.

Nguyễn Quốc Toản (2015) đã nghiên cứu về đề tài "“Quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ””.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)