Từ năm 1995 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu những vấn đề, những lĩnh vực cụ thể về BHXH nói chung và quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Một số đề tài trong lĩnh vực này được nghiên cứu một cách có hệ thống, đó là:
Phan Thị Thanh Hương (2017) đã nghiên cứu về đề tài: "Hoàn thiện quản
lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng”.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc, tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu BHXH ở Việt Nam tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH nhằm phân tích khả năng thu BHXH bắt buộc, quy trình thu BHXH bắt buộc, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam.
Nguyễn Quốc Toản (2015) đã nghiên cứu về đề tài "“Quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ””.
Trên cơ sở nghiên cứu mô hình quản lý thu BHXH bắt buộc của các nước trong khu vực và thế giới, tác giả đã làm rõ một số khái niệm xung quanh vấn đề thu BHXH bắt buộc, thực trạng quản lý thu BHXH đối với DN, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH đối với các Doanh nghiệp trên địa bàn huyên Chương Mỹ.
Kiều Đình Đăng (2015) đã nghiên cứu về đề tài " “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”. ".
Đề tài đã được nghiên cứu, phân tích tập trung làm rõ được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc ở Việt Nam nói chúng và ở BHXH tỉnh Hưng Yên nói riêng, thông qua những phân tích lý luận khoa học một số vấn đề chung về quản lý thu BHXH bắt buộc.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN TIỀN HẢI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
3.1.1. Giới thiệu chung về huyện Tiền Hải
Tiền Hải là huyện ven biển ở phía đông nam của tỉnh Thái Bình, hình thành từ công cuộc quai đê lấn biển, thau chua rửa mặn, bãi biển Tiền Châu cách đây 190 năm, một địa bàn chiến lược có tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng ở vùng duyên hải Bắc Bộ nước ta. Hiện nay, dân số của huyện có 209.583 người, trong đó có khoảng 20% dân số theo đạo Công giáo; diện tích đất tự nhiên 23.130,3 ha. Với trên 23km bờ biển, Tiền Hải có ngư trường rộng lớn, thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, phát triển công nghiệp đóng tàu và vận tải thuỷ; có khu du lịch sinh thái Cồn Vành, khu nghỉ dưỡng Đồng Châu. Tiền Hải còn được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên khoáng sản như: mỏ khí đốt đang được khai thác phục vụ khu công nghiệp với những nhà máy sứ, thuỷ tinh, gạch men, xi măng trắng; nguồn than nâu với trữ lượng lớn; nguồn nước khoáng tinh khiết ở độ sâu 450m dưới lòng đất mang thương hiệu mạnh như nước khoáng Tiền Hải, nước khoáng Vital. Huyện đã quy hoạch và phát triển 3 khu đô thị, đó là thị trấn Tiền Hải, Nam Trung và Đông Minh với kết cấu hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ. Thị trấn Tiền Hải đã và đang phấn đấu trở thành đô thị loại 4 trong tương lai gần.
Trải qua 190 năm hình thành và phát triển, đã hun đúc cho con người Tiền Hải truyền thống lao động cần cù, bền bỉ, sáng tạo, một tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, tình đoàn kết gắn bó bền chặt giữa nhân dân các làng xã trong huyện và truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, sức sáng tạo, sự nhạy cảm, quyết đoán trước những thời cơ và thách thức trong tiến trình hội nhập và phát triển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2013 - 2018 luôn đạt trên 12%, luôn xếp ở tốp đầu trong các huyện, thành phố của tỉnh. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 ước đạt 14.215,3 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2009; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 39% năm 2008 lên 43% năm 2018; dịch vụ từ 13% lên 18%; giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản xuống 39%. Tổng thu ngân sách hằng năm tăng 15%.
Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với các sản phẩm chủ yếu là lúa chất lượng cao đạt trên 50% diện tích. Giá trị sản xuất tăng bình quân 13,2%/năm. Năng suất lúa bình quân 3 năm đạt 125,5 tạ/ha. Chăn nuôi tiếp tục phát triển mạnh về quy mô.Kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế biển dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm đạt trên 5.000 ha. Huyện có 608 tàu thuyền, trong đó có 121 tàu đánh bắt xa bờ với hàng chục nghìn lao động đánh bắt thủy hải sản; sản lượng khai thác đạt 24.543 tấn/năm.
Xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng, đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và trở thành phong trào sâu rộng có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân. Tổng nguồn lực đã huy động cho xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2018 đạt trên 1.600 tỷ đồng và 2,7 triệu ngày công; tiếp nhận 110.000 tấn xi măng, xây dựng hệ thống đường giao thông, mương máng, thủy lợi nội đồng. Diện mạo nông thôn mới có nhiều khởi sắc, đời sống nông dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt gần 40 triệu đồng. Đến năm 2018, toàn huyện có 33/34 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển toàn diện cả công nghiệp tập trung, nghề và làng nghề. Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải với diện tích 466ha tăng 215ha so với năm 2015; quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 5 cụm công nghiệp Trà Lý, Cửa Lân, An Ninh, Tây An, Nam Hà với tổng diện tích 298,3ha tăng 01 cụm công nghiệp và 175ha so với năm 2015. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư vào địa bàn huyện. Chỉ tính riêng trong ba năm (2016 - 2018), đã có 53 dự án đề nghị đầu tư vào khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn đầu tư là 5.592 tỷ đồng và 37 triệu USD, trong đó có 34 dự án mới, 17 dự án điều chỉnh đầu tư, diện tích đất sử dụng là 188,5ha, số lao động đăng ký sử dụng là 12.096 người.
Đến nay, toàn huyện có 325 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, tăng trưởng nhanh như: Công ty sản xuất, kinh doanh sứ Hảo Cảnh, Công ty sứ Đông Lâm, Công ty Cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng, Nhà máy gạch Viglacera, Công ty gạch ốp lát Thái Bình... Nhiều sản phẩm có chất lượng cao được khẳng định thương hiệu tại thị trường trong và ngoài nước, như: thuỷ tinh
pha lê Việt - Tiệp, sứ vệ sinh, gạch ốp lát cao cấp, nước khoáng Vital, sợi… Từ năm 2015, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã hoàn thành dự án Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình vào khu công nghiệp Tiền Hải với sản lượng khí ước tính khoảng 566.400 m3/ngày. Từng bước góp phần đưa khu công nghiệp Tiền Hải phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ cao. Lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông được củng cố, phát triển. Trên địa bàn huyện có 01 tuyến với 8,5kmđườngquốc lộ; dự kiến sẽ có 35,5 km đường bộ ven biển đi qua. Có 49,3km đường tỉnh với 5 tuyến; 80kmđường huyệnvới 13 tuyến và 120km đường trục xã, 260km đường trục thôn, khoảng 600km đường nhánh cấp 1, đường ngõ xóm. Các tuyến đường kết nối ngày càng đồng bộ, hiện đại, rút ngắn khoảng cách từ Tiền Hải đến các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, tạo thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng đạt nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực, chất lượng ngày càng được nâng lên, số trường đạt chuẩn quốc gia hằng năm đều tăng. Đến năm 2018, toàn huyện có 89/101 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 88,1%. Trường trung học phổ thông Tây Tiền Hải nhiều năm liên tục xếp trong tốp 200 trường trung học phổ thông có quy mô và chất lượng đào tạo tốt nhất trên cả nước.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được phát triển sâu rộng. Tổng số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa là 61.054/67.687 hộ, đạt tỷ lệ 90,2%; số thôn, tổ dân phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa 161/174, đạt tỷ lệ 92,5%; xã đạt chuẩn nông thôn mới là 27/34 xã, đạt tỷ lệ gần 80%.
Chương trình giảm nghèo bền vững và các chính sách an sinh xã hội được thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,3% năm 2008 xuống còn 3,68% năm 2017, tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế đạt 85%, hoàn thành cơ bản việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường được coi trọng. Huyện đã có 96% hộ dân sử dụng nước sạch; xây dựng 14 lò đốt rác, xử lý trên 85% rác thải.
Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các địa phương thường xuyên thực hiện việc tu bổ, cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình tưởng niệm, ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ. Toàn huyện có 27 hạng mục công trình, trong đó có 8 nghĩa trang khu vực, 10 đài tưởng niệm, 08 nhà bia ghi danh, 1 đền thờ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ trung tâm huyện. Phong trào xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được toàn dân tham gia hưởng ứng tích cực. Hằng năm, phát động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, vận động các tầng lớp nhân dân phát tâm xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” với số tiền hàng chục tỷ đồng.
Tiền Hải phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đề ra. Giá trị sản xuất năm 2020 gấp 1,8 lần so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm (giá so sánh năm 2010) tăng 13% trở lên. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 4,2%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng tăng 17,4%/năm. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 9,1%/năm.
Cơ cấu kinh tế năm 2020 (theo giá hiện hành): nông, lâm, thuỷ sản 37%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 44%; thương mại, dịch vụ 19%; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 50 triệu đồng trở lên; giữ vững chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; phấn đấu đến năm 2020 có 100% số trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm từ 1% trở lên/năm; tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa từ 88% trở lên; đến năm 2020 có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% các xã thu, gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo chuẩn nông thôn mới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương; phấn đấu đến hết năm 2019, 100% các xã trong huyện hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.
3.1.2. Dân số và lao động
Huyện Tiền Hải có 34 xã và 1 thị trấn. Theo thống kê năm 2018 dân số huyện Tiền Hải là 210.066 người với 69.307 hộ, trong đó nam là 101.734 người chiếm 48,4%, nữ là 108.332 người chiếm 51,6%. Dân số thành thị là 7.755 người chiếm 3,69%, dân số nông thôn 202.311 người chiếm 96,31%. Mật độ dân số trung bình là 911 người/km2, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,97%.
Bảng 3.1. Dân số huyện Tiền Hải giai đoạn 2016 -2018
Đơn vị tính: người
Năm Tổng số Giới tính Trong độ tuổi
lao động
Nam Nữ
2016 209.487 101.374 108.113 136.795
2017 209.566 101.434 108.132 136.217
2018 210.006 101.749 108.257 137.123
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tiền Hải (2018)
Theo số liệu thống kê năm 2018, toàn huyện có 137.135 số người trong độ tuổi lao động (bằng 65,3% so với tổng dân số), trong đó số người có việc làm là 120.283 người (bằng chiếm 88,8% dân số trong độ tuổi lao động)
- Cơ cấu lao động của huyện đã có sự chuyển dịch, lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 76,46% năm 2016 xuống còn 73,2% năm 2018, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 16,83% năm 2016 lên 21,8% năm 2018, lao động trong ngành thương mại - dịch vụ cũng tăng trong giai đoạn này từ 11,52 năm 2016 lên 16,3% năm 2018
3.1.3. Kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế huyện Tiền Hải theo GDP giai đoạn 2016- 2018
Theo số liệu thống kê năm 2018, tổng sản phẩm GDP của huyện năm 2018 (theo giá so sánh 2010) đạt 14.229 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 là 110,89%/năm. So với tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2016- 2018 cao hơn 4,85%/năm (tỉnh Thái Bình 2016- 2018 là 6,97%/năm).
Trong các ngành kinh tế, ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2016- 2018 tăng trưởng bình quân 5,53%/năm, đạt giá trị sản xuất năm 2018 là 4,657 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng bình quân 15,3%/năm, đạt giá trị sản xuất năm 2018 là 5.826,5 tỷ đồng. Ngành xây dựng giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng bình quân 17,28%/năm, đạt giá trị năm 2018 là 1.599,9tỷ đồng.
Ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2018 tăng trưởng bình quân 8,6%/năm và đạt giá trị năm 2018 là 2.235,8 tỷ đồng.
Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2016- 2018 Chỉ tiêu ngành Năm ( tỷ đồng) So sánh (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ - Nông, lâm, TS 4.322,2 4.517,1 4.707,3 4,5 4,2 4,35 - Công nghiệp 4.739,1 5.626,5 5.915,5 18,7 5,1 11,9 - Xây dựng 1.155,7 1,459,9 1,879,9 26,3 28,7 27,5 - Dịch vụ 2.044,3 2225,5 2545,3 8,8 14,3 11,55 Tổng 12.261,3 13.829,0 14.229,0 12,7 2,9 7,8
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiền Hải (2018)
Tuy tốc độ tăng trưởng những năm gần đây đạt kết quả khá, song có thể nói nền kinh tế của huyện đang đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả đầu tư còn thấp. Ngoài ra còn một số yếu tố khách quan bên ngoài tác động như việc đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chưa được chú ý đúng mức, sức mua của nhân dân, mà đa phần là nông dân, tăng chậm so với sức sản xuất do biến động về giá cả trên thị trường.
3.1.4. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Tiền Hải
3.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với sự hình thành hệ thống BHXH của cả nước, BHXH huyện Tiền Hải được thành lập theo Quyết định số 04/QĐ-TCCB ngày 17/5/1995 của Giám đốc BHXH tỉnh Thái Bình, trên cơ sở sáp nhập hai bộ phận từ Liên đoàn lao động huyện Tiền Hải và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tiền Hải. BHXH huyện Tiền Hải tổ chức thực hiện công tác BHXH theo quy định của Bộ luật Lao động trên cơ sở Điều lệ BHXH mới ban hành kèm theo Nghị định 12/NĐ-CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. Khi mới được thành lập BHXH huyện Tiền Hải có cơ cấu 3 bộ phận chức năng với 7 cán bộ, viên chức chuyển từ