Thực hiện quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ

4.1.2. Thực hiện quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn

4.1.2.1. Lập và thẩm định dự án đầu tư hạ tầng nông thôn

a. Đối với công tác lập dự án đầu tư

Đối với công tác lập dự án đầu tư HTNT, các dự án đều xuất phát từ tình hình thực tế khó khăn trong sinh hoạt của người dân, từ ý tưởng của lãnh đạo, từ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, từ chiến lược, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh và của thị xã Từ Sơn. Dựa trên các ý tưởng này, Phòng Thẩm định kỹ thuật - Dự toán tiến hành xúc tiến các công việc để xin chủ trương đầu tư, lập dự án chuẩn bị đầu tư. Mọi công tác chuẩn bị dự án, lập dự án đầu tư, Ban QLDA thị xã Từ Sơn đều tuân theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ (nay là Nghị đinh 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ).

được phân công, bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành lập đề cương dự án sơ bộ nhằm phác họa ý tưởng sơ bộ về giá trị đầu tư, công nghệ; đề cương chi tiết… để trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương là UBND tỉnh Bắc Ninh nếu dự án đầu tư có nguồn vốn ODA và các dự án có giá trị đầu tư lớn ngược lại nếu giá trị dự án đầu tư nhỏ hơn thì do Giám đốc Ban QLDA thị xã Từ Sơn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư. Thông thường đối với các dự án lớn Ban QLDA thị xã đã và đang thực hiện thì UBND tỉnh Bắc Ninh là đơn vị phê duyệt chủ trương đầu tư thông qua đơn vị chủ trì thẩm định dự án là phòng thẩm định dự án đầu tư của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Bắc Ninh.

Đối với các dự án do Ban QLDA thị xã Từ Sơn ra quyết định đầu tư, để lập các tài liệu, văn kiện cho dự án, Ban QLDA thị xã tiến hành chỉ định thuê đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế cơ sở; đối với các dự án nhỏ sử dụng nguồn vốn tự có và nằm trong khả năng, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ của phòng Thẩm định kỹ thuật - dự toán của Ban QLDA thị xã. Các báo cáo này đều tuân theo quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ nay là Nghị đinh 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

Về nội dung hồ sơ dự án: Nhìn chung các Báo cáo NCTKT, Báo cáo NCKT do các Đơn vị tư vấn lập theo các quy định hiện hành. Cụ thể như:

+ Với nội dung Báo cáo NCTKT (Báo báo đầu tư XDCT): từ trước đến nay các dự án của Ban QLDA thị xã chưa tiến hành lập báo cáo tiền khả khi cho các dự án. Nội dung Báo cáo NCKT (Dự án đầu tư XDCT) gồm: Phần thuyết minh dự án và Phần thiết kế cơ sở. Trong đó: (i) Phần thuyết minh dự án: tùy theo từng dự án mà kết cấu BCKT có thể khác nhau. Tuy nhiên nội dung cơ bản của phần thuyết minh của các dự án tại Ban gồm: phần giới thiệu tổng quan về đặc điểm kinh tế, đất đai, dân số, vị trí địa lý, địa chất, địa hình, thủy văn, các quy hoạch liên quan, các căn cứ pháp lý... hiện trạng chất lượng đường, độ lún của đất, hệ thống thoát nước... Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; quy mô, địa điểm, hình thức đầu tư, các giải pháp kỹ thuật công nghệ cấp nước, phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế, xã hội, tổng mức đầu tư …(ii) Phần thiết kế cơ sở (TKCS) gồm: Thuyết minh TKCS và bản vẽ TKCS .

Qua tìm hiểu được biết, thời gian thực hiện lập dự án đầu tư HTNT trên địa bàn các xã thường kéo dài, theo ý kiến đánh giá thu thập được 43,6 % ý kiến cho rằng công tác lập dự án chậm. Việc kéo dài trên cũng ảnh hưởng đến chi phí

của xây dựng của dự án. Lý do việc kéo dài kéo do kế hoạch phẩn bổ vốn hàng năm để thực hiện các dự án, năng lực của nhà thầu thiết kế …Nghiên cứu cụ thể tại Dự án xây dựng Trường THCS Tam Sơn được xác định xây dựng gồm 01 nhà hiệu bộ 3 tầng, diện tích sàn 1190,8m2; 02 nhà lớp học 2 tầng, diện tích sàn 1100m2; nhà thể chất 1 tầng, diện tích 395m2. Các hạng mục phụ khác... Theo kết quả khảo sát về địa chất, dự kiến thiết kế móng cọc cho nhà hiệu bộ. Tuy nhiên, khi xem xét các chỉ tiêu cơ lý và mặt cắt địa chất chỉ khoan sâu 12m, không đảm bảo chiều sâu đặt mũi cọc. Do đó phải tiến hành khoan bổ sung với chiều sâu là 20m. Điều đó đã làm thời gian thiết kế kéo dài thêm gần 65 ngày.

Bảng 4.2. Hình thức lập dự án của môt số dự án đầu tư hạ tầng nông thôn thị xã Từ Sơn TT Tên dự án Giá trị theo BC NCKT (Tỷ.VNĐ) Báo cáo tiền khả thi Báo cáo khả thi Thiết kế cơ sở (Thiết kế 2 bước. 1 Đường GTNT khu phố Đa

Hội, phường Châu Khê 4,401 Không Có Có 2 Dự án xây dựng Trường

THCS Tam Sơn 5,48 Không Có Có

3 Đường GTNT Tiêu Sơn, xã

Tam Giang 2,999 Không Có Không

4 Dự án xây dựng Trường

THCS Châu Khê 4,988 Không Có Không

Nguồn: BQL dự án ĐT-XD thị xã Từ Sơn

b. Về công tác thẩm định dự án đầu tư

Về công tác thẩm định dự án đầu tư: Trên cơ sở các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, BQLDA thị xã Từ Sơn tiến hành tổ chức thẩm định dự án đầu tư HTNT đối với các dự án thuộc thẩm quyền của mình và trình cấp thẩm quyền cao hơn là Sở KH&ĐT đại diện cho UBND tỉnh để tiến hành thẩm định. Thực trạng công tác thẩm định DAĐT của Ban được đánh giá trên các nội dung chính là:

- Tổ chức thẩm định dự án: đối với các dự án sử dụng vốn trong nước và thẩm quyền quyết định thuộc về Ban thì công tác thẩm định dự án đầu tư được giao cho Phòng Kỹ thuật đảm nhiệm. Công tác thẩm định DAĐT của BQLDA thị

xã Từ Sơn trong thời gian qua thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. Đối với các dự án lớn không thuộc thẩm quyền của Ban hoặc dự án có sử dụng nguồn vốn ODA thì quyền quyết định thuộc về UBND tỉnh Bắc Ninh, đơn vị trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định dự án là phòng thẩm định dự án thuộc Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh thẩm định.

+ Quy trình tổ chức thẩm định: Trên cơ sở hồ sơ dự án được tư vấn lập theo đúng quy định, Phòng Kỹ thuật tiến hành thực hiện thành lập hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định và trình cho BGĐ ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Hội đồng thẩm định của BQLDA thị xã Từ Sơn gồm ban điều hành, đại diện các phòng ban có liên quan. Đối với các dự án có nguồn vốn lớn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh ra quyết định đầu tư thì trình UBND tỉnh mà trực tiếp là phòng thẩm định thuộc Sở KH&ĐT sẽ chủ trì và mời các sở ban ngành có liên quan như Sở Xây Dựng, Sở Tài Chính, Sở Tài Nguyên Môi Trường…. tham gia vào hội đồng thẩm định. Sau khi có ý kiến của hội đồng thẩm định, đơn vị lập BCKT sẽ điều chỉnh và trình cho chủ đầu tư trình chủ đầu tư trình sở KH&ĐT và UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

+ Căn cứ thẩm định dự án: việc thẩm định dự án ở Ban QLDA dựa vào các văn bản, quy định về quản lý đầu tư xây dựng như: Nghị định 59/2015 ngày 18/06/2015 quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 nêu rõ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng: Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng; Nghị định số 47/2014/NĐ – CP ngày 1505/2014 về quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng

các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 60 Luật Xây dựng; Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu; Nghị định 63/2014/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn Luật đấu thầu của Chính phủ ban hành ngày 26/06/2014 quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu khi thực hiện các gói thầu của Luật đấu thầu; Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ; Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây Dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Ngoài ra còn có các văn bản khác như: Các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng đường dân sinh như: Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 05:2008/BXD, Nhà ở và các công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe, Quy chuẩn Việt Nam số 06:2010/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình....và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan. Các định mức, báo giá quy phạm của của ngành, Chính phủ đã chính thức ban hành để thực hiện, các ý kiến của các cơ quan chuyên ngành liên quan.

- Nội dung thẩm định dự án HTNT: nội dung thẩm định dự án/công trình của Ban trong thời gian qua bao gồm các nội dung nhận xét như sau: cơ sở pháp lý và tài liệu dùng trong thẩm định, chất lượng hồ sơ và tổng mức đầu tư, kết quả thẩm định, kết luận kiến nghị. Tuy nhiên việc đánh giá các nội dung này cũng chỉ mang tính tương đối để làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật.

+ Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Nhìn chung, việc thẩm định nội dung này được thực hiện đầy đủ và khá tốt do có đầy đủ các căn cứ pháp lý và trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực và đây là nội dung thẩm định cơ bản và cần thiết cho tất cả các dự án. Tuy nhiên nội dung này các cán bộ thẩm định chỉ nêu các văn bản, hồ sơ làm cơ sở để thẩm định, chứ không nhận xét xem hồ sơ dự án có đáp ứng theo quy định.

+ Thẩm định chất lượng hồ sơ và tổng mức đầu tư: trong phần này cán bộ thẩm định chỉ nêu tổng mức đầu tư được lựa chọn tính toán hợp lý, phù hợp với các thông số kỹ thuật - công nghệ dùng để thiết kế công trình HTNT, điều kiện

tài chính của Chủ đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương; cơ sở xác định các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư được tính toán trên cơ sở các văn bản pháp lý của Nhà nước quy định, có áp dụng thực tiễn tại địa phương; hồ sơ dự án đầu tư đầy đủ các điều kiện để thẩm tra theo quy định hiện hành.

+ Về kết quả thẩm định: cán bộ thẩm định chỉ nêu ra các chi phí của dự án, kết quả thẩm định tăng hay giảm, nguyên nhân tăng giảm.

+ Về kết luận kiến nghị: dựa trên các vấn đề thẩm định nêu trên, trong phần kết luận và kiến nghị, cán bộ thẩm định kết luận dự án đáp ứng các quy định của pháp luật, đề nghị chủ đầu tư phê duyệt.

- Phương pháp thẩm định dự án: Thời gian qua, BQLDA thị xã Từ Sơn thực hiện thẩm định chủ yếu vẫn mang tính chất kinh nghiệm trên cơ sở trình độ, kỹ năng của cán bộ. Phương pháp chung để tiến hành thẩm định được cán bộ thực hiện là so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi Pháp luật (Luật XD, Đầu tư, các Nghị định, Thông tư, các Văn bản liên quan..). Đối với phương pháp thẩm định cụ thể để tiến hành thẩm định được cán bộ thực hiện trong thời gian qua là: phương pháp đối chiếu, so sánh truyền thống các nội dung cũng như các chỉ tiêu của dự án dựa hoàn toàn trên các số liệu được nêu trong hồ sơ dự án của tư vấn lập với các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước.

Nhìn chung, các dự án xây dựng HTNT được triển khai ở thị xã Từ Sơn đã đem lại những kết quả tốt, nhiều dự án đi vào vận hành khai thác. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều dự án dở dang kéo dài như: Dự án Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu dịch vụ thương mại làng nghề và bãi để xe, bãi gỗ phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2013, thời gian xây dựng các hạng mục là 24 tháng, hoàn thiện tổng thể vào tháng 11/2016. Tuy nhiên, đến nay DA vẫn đang trong tình trạng 'đắp chiếu' và tồn tại nhiều sai phạm. Để xảy ra tình trạng dang dở như thị xã Từ Sơn không thể xem nhẹ nguyên nhân yếu kém trong công tác lập và thẩm định DAĐT. Vai trò tham mưu, lựa chọn đầu tư các dự án của Ban cũng như một số ban ngành còn yếu, dẫn đến đầu tư ồ ạt, quá dàn trải, gây thiệt hại tiền của Nhà nước và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trong quá trình thực hiện do nhận thức chưa sâu sắc về vai trò của công tác thẩm định dự án (các dự án do BQLDA thị xã Từ Sơn thẩm định), mặt khác trình độ chuyên môn còn hạn chế

nên công tác thẩm định dự án ở Ban vẫn chưa chuyên nghiệp, chưa đi sâu phân tích các nhân tố kinh tế xã hội, hiệu quả dự án...số liệu mang tính chất để phê duyệt hơn là chú trọng xem xét, phân tích hiệu quả thực sự của dự án.

Kết quả điều tra khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác thẩm định dự án đầu tư HTNT trên địa bàn thị xã Từ Sơn cho thấy tuy phần lớn các ý kiến cho rằng công tác thẩm định là đúng quy trình nhưng thời gian thẩm định còn kéo dài, kết quả thẩm định còn nhiều ý kiến cho rằng không khách quan. (Bảng 4.5)

Bảng 4.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã Từ Sơn

TT Chỉ tiêu (n=8) Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) Khác Tỷ lệ (%) 1 Công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 66)