3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Ví trí địa lý
Hình 3.1 Bản đồ thị xã Từ Sơn
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2018)
Thị xã Từ sơn có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, phía Bắc tiếp giáp với thị xã Từ Sơn Yên Phong (Bắc Ninh), phía Đông Bắc và Đông tiếp giáp với thị xã Từ Sơn Tiêu Du (Bắc Ninh), phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với thị xã Từ Sơn Gia Lâm (Hà Nội), phía Tây tiếp giáp với thị xã Từ Sơn Đông Anh (Hà Nội). Từ Sơn là thị xã nằm giữa Hà Nội và thành phố Bắc Ninh và cũng là một trong hai trung tâm của trấn Kinh Bắc xưa. Thị xã Từ Sơn có diện tích 61,33 km2. Tổng dân số là 143.843 người, là một trong những thị xã đông dân nhất Việt Nam. Thị xã Từ
Sơn là thị xã cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh Bắc Ninh.
Vị trí địa lý thị xã Từ Sơn rất thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá cũng như các thông tin thị trường và thông tin khoa học kỹ thuật.
Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Nghị định số 01/NĐ- CP ngày 24/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích của thị xã Từ Sơn Từ Sơn (cũ), với 12 đơn vị hành chính (7 phường và 5 xã), bao gồm các phường: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng, Châu Khê, Đông Ngàn và các xã: Tam Sơn, Tương Giang, Hương Mạc, Phù Khê, Phù Chẩn. Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế: Nằm ngay cửa ngõ Thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc; cách không xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đó là lợi thế cho thị xã Từ Sơn trong quá trình phát triển. Sự phát triển kinh tế xã hội trở thành nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển đô thị về mặt hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. Bên cạnh sự phát triển như vậy, vấn đề công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn là yếu tố then chốt mang tính quyết định cần phải được chú trọng một cách kịp thời và sâu sắc. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng được thị xã Từ Sơn đặc biệt quan tâm, chú trọng.
3.1.1.2. Đất đai
Từ Sơn cũng như các vùng khác thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Từ Sơn là 6.108,87 ha. Đất đai phần lớn được sử dụng để phát triển nông nghệp và các khu công nghiệp.
Cơ cấu diện tích đất sử dụng cho nhóm ngành nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do các ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đều có sự thu hẹp về diện tích. Do dân số của thị xã có xu hướng gia tăng nên nhu cầu sử dụng đất chuyên dùng tăng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng diện tích đất phi nông nghiệp và giảm diện tích đất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn như sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Từ Sơn STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Tổng diện tích tự nhiên 6,108.87 1 Đất nông nghiệp 1913.55 1.1 Đất trồng lúa 1758.92
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 1758.92
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 29.33
1.3 Đất trồng cây lâu năm 11.33
1.4 Đất rừng phòng hộ 0.86
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 111.68
1.9 Đất nông nghiệp khác 1.43
2 Đất phi nông nghiệp 4194.64
2.1 Đất quốc phòng 0.53
2.2 Đất an ninh 1.73
2.3 Đất khu công nghiệp 640.19
2.6 Đất thương mại, dịch vụ 49.43
2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 71.79 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 1254.13 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 95.24
2.11 Đất danh lam thắng cảnh 000
2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải 19.98
2.13 Đất ở tại nông thôn 578.72
2.14 Đất ở tại đô thị 939.53
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 24.91
2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 1.91 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 61.57 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 12.50 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 45.94
2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng 23.50
2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 69.48
2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng 51.15
2.26 Đất phi nông nghiệp khác 12.01
3 Đất chưa sử dụng 0.69
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tổng dân số Từ Sơn là 143.843 người (tính đến 31 tháng 12 năm 2017). Mật độ dân số là 2.345 người/km², gấp 2 lần mật độ dân số bình quân vùng đồng bằng sông Hồng, gấp 1,8 lần mật độ dân số của Hải Phòng, gấp 1,2 lần mật độ dân số của Hà Nội mới và là một trong những thị xã đông dân nhất Việt Nam.
Năm 2015 dân số toàn thị xã là 139.834 người, năm 2016 là 141.122 người, trong giai đoạn 2015 – 2017 tốc độ phát triển dân số của thị xã là 101,42%. Tỷ lệ sinh có xu hướng giảm từ 1,92 năm 2015 xuống còn 1,79 năm 2017 tương ứng bình quân cả giai đoạn là 96,56%. Tỷ lệ tử có xu hướng giảm xuống từ 0,39% năm 2015 xuống còn 0,34% năm 2017. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 là 1,45%. (Cụ thể tại bảng 3.2)
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động thị xã Từ Sơn giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu ĐVT So sánh (%)
2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ
1. Tổng số dân Người 139.834 141.122 143.843 100,92 101,93 101,42 - Dân số nông thôn Người 51.932 52.191 53.018 100,50 101,58 101,04 - Dân số thành thị Người 87.902 88.931 90.825 101,17 102,13 101,65 2. Tổng số hộ Hộ 32.451 32.718 33.451 100,82 102,24 101,53 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 9.673 9.824 10.018 101,56 101,98 101,77 - Hộ nông nghiệp Hộ 22.778 22.894 23.433 100,51 102,35 101,43 3. Tổng lao động Người 84.654 86.011 87.856 101,60 102,15 101,87 - Lao động phi NN Người 21.474 22.389 23.567 104,26 105,26 104,76 - Lao động NN Người 63.180 63.622 64.289 100,70 101,05 100,87 4. Tỷ lệ sinh % 1,92 1,95 1,79 101,56 91,79 96,56 5. Tỷ lệ tử % 0,39 0,49 0,34 125,64 69,39 93,37 6. Tỷ lệ tăng dân số
TN % 1,53 1,46 1,45 95,42 99,32 97,35 Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, (2018)
3.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của thị xã Từ Sơn tương đối tốt. Hệ thống đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa 100%; đường trục thôn, xóm được cứng hóa 70%; đường ngõ, xóm đạt 60% không còn đường lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn thị xã tương đối hoàn chỉnh với những công trình thủy
lợi lớn, nhỏ đã được đưa vào khai thác, phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, củng cố, nâng cấp cơ bản đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ cho sản xuất, dân sinh. Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hoá, 100% số xã, phường có điểm bưu điện. Mạng lưới hệ thống chợ nông thôn và siêu thị đã được đầu tư, nâng cấp và hình thành để thu hút nguồn hàng phục vụ nhu cầu của nhân dân. Tính đến năm 2017 trên địa bàn thị xã có 06 siêu thị và 34 chợ đảm bảo cho hàng nghìn tiểu thương kinh doanh ổn định, thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, trật tự văn minh thương mại.
3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của thị xã
Cơ cấu kinh tế của thị xã có xu hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm ngành nông nghiệp. Ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất. Nhìn chung, tuy có sự thay đổi về tỷ trọng nhưng giá trị sản xuất của các ngành đều gia tăng. Cơ cấu kinh tế của thị xã giai đoạn 2015-2017 được thể hiện qua bảng sau:
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng giá trị sản xuất và giảm dần qua các năm. Năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp- thủy sản chiếm 16,27% tổng giá sản xuất, năm 2017 giảm xuống còn 8,5%. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng lên qua các năm, cho thấy sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế địa phương với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, của thành phố.
Công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất của thị xã. Tuy giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao; sức mua trên thị trường giảm dẫn đến sản phẩm tồn kho lớn.
Thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng trong giá trị sản xuất tương đối cao do thị xã Từ Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu hàng hóa, phát triển thị trường thương mại. Qua việc thực hiện quy hoạch rà soát quy hoạch hệ thống chợ ở các xã, phường như chợ gỗ Đồng Kỵ, chợ gỗ Phù Khê, chợ Giầu.... tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, quảng bá hàng hóa truyền thống, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh lưu thông hàng hóa, thương mại dịch vụ đã đạt được các bước đáng kể..
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh %
SL (triệu đồng) CC (%) SL (triệu đồng) CC (%) SL (triệu đồng) CC (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Tổng giá trị sản xuất 15.102.300 100,00 17.402.000 100,00 21.205.000 100,00 109,92 112,52 111,22
Công nghiệp - xây dựng 9.881.800 60,16 10.670.000 60,19 11.754.000 60,19 110,00 112,50 111,25
Nông nghiệp - thủy sản 3.282.500 16,27 3.321.000 9,17 3.378.000 8,50 103,00 104,31 103,66
Thương mại - dịch vụ 3.938.000 23,57 4.411.000 30,64 5.073.000 31,31 112,01 115,01 113,51
Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn (2018)
25
3.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã Từ Sơn quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã Từ Sơn
3.1.3.1. Thuận lợi
- Địa bàn thị xã nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, có tuyến quốc lộ 1A, 1B, đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn chạy qua. Từ trung tâm thị xã còn có nhiều đường bộ nối liền các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thị xã Từ Sơn giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
- Trong những năm qua, thị xã Từ Sơn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt trên 10%, là một trong những địa phương có số thu ngân sách đạt mức cao của tỉnh. Đây là điều kiện để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã.
- Cơ cấu kinh tế liên tục tăng tỷ trọng về lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản. Thị xã hướng đến chức năng vùng trung tâm mở rộng của Vùng Thủ đô, bảo đảm “hiện đại, văn minh, văn hiến, hài hòa và bền vững”, các cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng nông thôn luôn được quan tâm đầu tư phát triển.
3.2.3.2. Khó khăn
- Với tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhiều hệ lụy như phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường…ảnh hưởng đến tình hình ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Cơ sở hạ tầng tuy đã được tập trung đầu tư nhưng nhìn chung hạ tầng nông thôn còn thiếu nhiều và chưa được đầu tư một cách đồng bộ.
- Nguồn thu ngân sách cao tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng nông thôn vẫn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu
3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu
Tôi lựa chọn 03 xã, phường bao gồm: xã Tam Sơn, xã Tam Giang, phường Châu Khê để tiến hành nghiên cứu. Đây là 3 xã có các dự án đầu tư hạ tầng nông thôn được quản lý ở mức tốt, trung bình, chưa tốt.
để nghiên cứu công tác quản lý dự án bao gồm: Dự án Đường GTNT khu phố Đa Hội, phường Châu Khê; Dự án xây dựng Trường THCS xã Tam Sơn; Đường GTNT Tiêu Sơn, xã Tam Giang và Dự án xây dựng Trường THCS Châu Khê.
- Đối tượng khảo sát, phỏng vấn: Cán bộ các phòng, ban trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dự án đầu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã Từ Sơn, Lãnh đạo xã, cán bộ thôn, nhân dân được hưởng lợi từ dự án trên địa bàn phường Châu Khê, xã Tam Sơn và xã Tam Giang.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp Vấn đề
nghiên cứu Tài liệu
Nguồn thu thập Phương pháp thu thập - Cơ sở lý luận. - Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án nói chung và quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn nói riêng
- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài.
- Sách và giáo trình. - Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Internet. - Thư viện. - Sách.
- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.
- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại. - Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra - Tình hình phát triển
kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn
- Thực trạng quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn
- Định hướng và giải pháp để tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn
- Báo cáo kết quả KT- XH của thị xã qua các năm. - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn
- Báo cáo tình hình phát triển hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã
- Chính sách về quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn
- Niên giám thống kê.
- UBND Thị xã Từ Sơn - Phòng Kinh tế - Phòng Tài Chính - Kế hoạch Nguồn: Tác giả tổng hợp (2018)
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực
hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học. Việc thu thập thông tin thứ cấp được liệt kê cụ thể qua bảng 3.3.
3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn từ thị xã đến xã, cụ thể: UBND thị xã