Các giảipháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.2.Các giảipháp cụ thể

4.3. Giảipháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn

4.3.2.Các giảipháp cụ thể

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư hạ tầng nông thôn

Chất lượng của dự án đầu tư HTNT được lập ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án, giá trị và chất lượng công trình. Tuy vậy, không phải người lập dự án nào cũng hiểu rõ các quy trình và tiêu chuẩn của việc lập dự án. Một phần vì họ thiếu kiến thức về lập dự án, một phần vì các quy định còn quá chung chung gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, mặc dù lập dự án là nhiệm vụ của các chủ đầu tư, song Ban QLDA phải có nhiệm vụ chuẩn hóa hoạt động này phù hợp với điều kiện địa phương thị xã Từ Sơn, đồng thời phải có những hướng dẫn chi tiết cụ thể cho các chủ đầu tư để họ nâng cao chất lượng lập dự án. Từ đó nâng cao độ chính xác trong tính toán giá trị công trình cũng như chất lượng công trình; như vậy cũng giảm được chi phí thẩm định dự án (có 80% ý kiến cho rằng công tác thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư HTNT trên địa bàn thị xã Từ Sơn còn chậm). Muốn vậy, trước hết cần nâng cao nhận thức của của đội ngũ cán bộ trong công tác thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư HTNT tại Ban. Cụ thể:

- Công tác thẩm định là công việc quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và các giai đoạn sau của dự án, là sản phẩm thể hiện trí tuệ, kinh nghiệm. Để làm tốt công tác này đòi hỏi hội đồng thẩm định phải là những người có kiến thức kinh nghiệm. Các nhận xét đánh giá của hội đồng thẩm định phải đảm bảo khách quan, chính xác và toàn diện, cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng tách

bạch từng nhóm chuyên môn, từng lĩnh vực, từng thành viên của hội đồng thẩm định để từng thành viên và nhóm chuyên môn có thể thẩm định sâu hơn vào chuyên môn của mình.

- Công tác thẩm định cần được thực hiện nghiêm túc tránh tình trạng thẩm định mang tính hình thức, thẩm định để hợp thức hóa dự án. Mặc dù các dự án đầu tư xây dựng HTNT tại thị xã Từ Sơn chủ yếu phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nhưng cũng cần phải được cân nhắc, cân đối hiệu quả đầu tư ở mức độ hợp lý, tránh tình trạng triển khai hàng loạt dự án trên địa bàn thị xã Từ Sơn như hiện nay làm dàn trải vốn đầu tư Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến chậm tiến độ, lãng phí và kém hiệu quả. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống người dân. Thông qua thẩm định để tìm ra các biện pháp, giải pháp tốt nhất để vừa có thể phục vụ cộng đồng mà vẫn có thể đạt được hiệu quả dự án ở mức độ cho phép. Bên cạnh đó, Ban QLDA thị xã Từ Sơn chỉ mới trực tiếp tiến hành thẩm định các dự án có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp nhưng các dự án quy mô lớn thì thực sự chưa có kinh nghiệm. Công tác thẩm định chưa quan tâm đến tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Do đó trong quá trình thẩm định dự án, dự án liên quan đến chuyên môn của ngành nào thì nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của ngành đó. Đồng thời cần có sự tham gia ý kiến của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành, địa phương... mới đảm bảo tính khách quan và chính xác.

- Một vấn đề nữa bản thân đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ thuộc bộ phận Thẩm định kỹ thuật - dự toán cần có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn trong công tác thẩm tra, thẩm định DAĐT. Đội ngũ cán bộ cần phải có kinh nghiệm thực tiển về thẩm định và QLDA, phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án; có khả năng phán đoán, có khả năng tính toán, phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế tài chính dự án, vận dụng kiến thức và phương pháp phù hợp trong thẩm định. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải có khả năng đánh giá, tổng hợp nhạy bén, có kỹ thuật ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Hiện nay trên địa bàn Thị xã Từ Sơn có nhiều dự án đầu tư xây dựng còn dở dang, gây lãng phí nguồn vốn và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Do đó, trong công tác thẩm tra, thẩm định dự án Ban QLDA cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khảo sát

Thường xuyên cử cán bộ khảo sát nhu cầu và dự báo nhu cầu xây dựng HTNT tại thị xã Từ Sơn.

Bước 2: Lập danh mục các DA cần đầu tư

Với những công trình XD không đáp ứng yêu cầu thì cần thiết phải đầu tư nâng cấp, hoặc phải đầu tư xây dựng mới. Thống kê số lượng các dự án cần phải đầu tư. Khi thống kê số lượng dự án cần đầu tư thì cần chú ý thuyết minh cụ thể về các dự án, phân loại các dự án theo các tiêu chí như: vị trí, quy mô vốn, thứ tự ưu tiên... tạo thuận lợi trong việc lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư. Việc lập danh mục các dự án cần đầu tư được thực hiện khách quan, tránh tình trạng vì lợi ích riêng mà lập danh mục đầu tư thiếu tập trung và thiếu trọng điểm.

Bước 3: Lựa chọn các danh mục đầu tư

Nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống HTNT trên đại bàn thị xã Từ Sơn là rất lớn vì vậy cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư theo các tiêu chí như: quy mô vốn đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu về an ninh quốc phòng... Sau khi sắp xếp danh mục các dự án cần đầu tư theo thứ tự ưu tiên để trình UBND thị xã Từ Sơn, tỉnh và các Ban ngành liên quan để xem xét, lựa chọn. Đối với những dự án xây dựng mà Ban QLDA thực hiện công tác tư vấn thì Ban cần chú trọng tới công tác tư vấn bởi một trong những yếu tố đóng góp thành công cho công tác thẩm tra, thẩm định DAĐT cần phải kể đến việc nâng cao chất lượng tư vấn. Chất lượng các sản phẩm tư vấn là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho công tác quản lý dự án và phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, kỹ sư tư vấn. Do đó, nâng cao chất lượng tư vấn là nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư tham gia vào công tác tư vấn. Do vậy, cần có cơ chế và quy định quản lý chặt chẽ trình độ của kiến trúc sư, kỹ sư và việc phân cấp kiến trúc sư chủ trì cấp 1, 2; các kỹ sư, kỹ sư chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế phải có phân biệt thứ bậc; chuyên gia quản lý dự án, người điều hành dự án… nhằm lựa chọn được những cá nhân, nhóm tư vấn đáp ứng yêu cầu công việc của mình, khắc phục hiện tượng “rút kinh nghiệm” triền miên đối với các tổ chức tư vấn như hiện nay. Trong những năm gần đây, thị xã Từ Sơn đã tương đối thành công trong công tác thẩm định các dự án ĐT xây dựng quy mô nhỏ, tuy nhiên đối với các dự án quy mô lớn thì BQL dự án thị xã Từ Sơn vẫn còn lúng túng trong công tác thẩm định. Để góp

phần nâng cao hiệu quả của công tác này, trên cơ sở kế thừa kết hợp quan điểm của tác giả, Ban quản lý dự án thị xã Từ Sơn có thể vận dụng quy trình thẩm định DAĐT xây dựng như sau:

Hình 4.5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn

Nguồn: Tác giả, (2018)

Theo quy trình này, việc thẩm định sẽ khách quan, đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học của dự án và đảm bảo thời gian. Quy trình kỹ thuật có thể được giải thích như sau:

Thẩm định sơ bộ: Cán bộ thẩm định của BQL dự án sẽ xem xét, thẩm định chi tiết các vấn đề liên quan đến dự án. Nếu dự án đạt, khả thi sẽ được chấp nhận ra quyết định phê duyệt. Ngược lại nếu chưa đạt hoặc không khả thi, tư vấn (đơn vị lập) phải điều chỉnh, sửa chữa, đề xuất các phương để nhằm đảm bảo cho dự án khả thi.

Thẩm định lần hai: Sau khi được đơn vị tư vấn điều chỉnh, cán bộ thẩm Cần điều

chỉnh

Chưa đạt

Thẩm định sơ bộ (về kỹ tthuật, tài chính, kinh tế xã hội, công

nghệ…) Hồ sơ dự án ĐTXD HTNT Khả thi Điều chỉnh phù hợp Khả thi Thẩm định lần hai (kỹ thuật, tài chính, ktxh, công nghệ..) Kết luận, ra quyết định Loại Không đạt (Không khả thi)

làm cho dự án khả khi. Nếu dự án đã được điều chỉnh khả thi sẽ được chấp thuận ra quyết định phê duyệt. Ngược lại sau khi điều chỉnh, dự án vẫn không khả thi, bộ phận thẩm định sẽ trình hội đồng thẩm định và bác bỏ dự án.

4.3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu

Hiện nay công tác đấu thầu tại Ban QLDA thị xã Từ Sơn hiệu quả chưa cao, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước chưa đáng kể. Chất lượng hồ sơ mời thầu kém dẫn đến Ban không lựa chọn được nhà thầu tốt, phải thay thế vật tư khi triển khai thi công. Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng các nhà thầu thông đồng với nhau. Một số dự án thực hiện không đúng quy trình quy định về công tác đấu thầu nên phải tổ chức đấu thầu lại gây tốn kém. Do đó cần đảm bảo chất lượng trong công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng. Bởi nếu công tác đầu thầu và lựa chọn nhà thầu không tốt sẽ dẫn ảnh hưởng đến kết quả của dự án như: gây tổn thất cho chủ đầu tư do thông đồng cấu kết trong đấu thầu, gây kiện cáo trong đầu thầu dẫn đến chậm tiến độ, gây ra tình trạng công trình kém chất lượng do lựa chọn nhà thầu không có đủ năng lực....Để nâng cao chất lượng trong công tác đấu thầu, theo tác giả Ban QLDA thị xã Từ Sơn cần phải có những biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần đơn giản hoá thủ tục hành chính trong đấu thầu: Ban hành các mẫu văn bản về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu tương ứng với mỗi loại hình công tác đấu thầu để CĐT và các bên có thể nhanh chóng thực hiện các thủ tục của mình; uỷ quyền cho CĐT thực hiện một số nội dung của công tác đấu thầu và cấp có thẩm quyền chỉ thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu.

Thứ hai, cần đổi mới thủ tục xét thầu: Đối với loại đấu thầu mua sắm hoặc xây lắp, thống nhất hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu theo mẫu chung, nhà thầu chỉ điền thông tin theo mẫu yêu cầu của bên mời thầu (bên mời thầu đã ký tên, đóng dấu), nhằm đơn giản thủ tục và chính xác hoá khi đánh giá kết quả đấu thầu, hạn chế tiêu cực, không khách quan có thể xảy ra. Để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu, cần sớm ban hành các quy định, chế tài về chống phá giá trong đấu thầu. Cụ thể: đối với các gói thầu trúng giá với giá thấp đến 10% so với giá gói thầu thì cần có các quy định cụ thể đối với các trường hợp này, cần thiết phải nâng cao mức tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cao hơn so với quy định (có thể tăng lên đến 20%) để ràng buộc và nâng cao trách nhiệm nhà thầu trúng thầu, nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng; cần cho

phép CĐT được quyền trích một phần kinh phí tiết kiệm được thông qua đấu thầu để thuê tổ chức tư vấn hoặc tăng cường cán bộ kỹ thuật, khuyến khích vật chất để đảm bảo giám sát chặt chẽ quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công về khối lượng, chất lượng. Đối với gói thầu có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp cần quy định cụ thể việc cần thiết phải tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng công tác giám sát, quản lý hiện trường. Hiện nay trong công tác đấu thầu đang có tình trạng một số nhà thầu chào thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không đủ điều kiện năng lực thi công dẫn đến việc phát sinh chi phí, thời gian thực hiện kéo dài đã làm tổn thất và làm chậm tiến độ của dự án do đó cần coi trọng việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để thực hiện các dự án do Ban QLDA quản lý. Muốn vậy Ban QLDA cần thiết lập bộ phận đảm nhận công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đấu thầu. Đồng thời bộ phận này phải thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng trong công tác đấu thầu, hạn chế các tiêu cực trong đấu thầu. Mặt khác công tác này sẽ giúp Ban phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm nhằm làm cho công tác QLDA cũng như công tác đầu thầu ngày càng chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh việc thanh tra kiểm tra, Ban cũng cần có các quy định nhằm khen thưởng các cá nhân tập thể có thành tích tốt và các chế tài nhằm xử lý các vi phạm của các cá nhân và tập thể vi phạm các quy định trong hoạt động QLDA nói chung và công tác đấu thầu nói riêng.

Thứ ba, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trong công tác đấu thầu: Chất lượng của công tác đấu thầu còn được xem xét, đánh giá thông qua năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia công tác đấu thầu. Vì thế đòi hỏi đội ngũ cán bộ tham gia công tác đấu thầu phải được tiêu chuẩn như sau:

- Am hiểu pháp luật về đầu tư và đấu thầu. Ban QLDA cần thường xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ nhằm đánh giá kiến thức của các cán bộ về các quy định luật pháp của Nhà nước về đầu tư về đấu thầu. Đặc biệt chú ý đến việc cập nhật thường xuyên các quy định, Nghị định, hướng dẫn mới thi hành có liên quan.

- Có kiến thức, hiểu biết, và kinh nghiệm về quản lý dự án. Chủ đầu tư quy định số năm kinh nghiệm làm dự án của thành viên được chọn vào “tổ chuyên gia xét thầu” làm căn cứ tuyển chọn. Không bố trí những cán bộ mới làm việc, chưa có kiến thức kinh nghiệm về quản lý dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bình đẳng và luôn luôn sẵn sàng chống lại các hành vi tham nhũng, mua chuộc, cám dỗ.

4.3.2.3. Giải pháp đảm bảo tiến độ thi công của Dự án

Lập và quản lý kế hoạch chi tiết cho toàn bộ dự án từ bước chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án:

Việc lập kế hoạch cho dự án của Ban QLDA nhiều khi còn rất thụ động, nặng cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Mặt khác, trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng HTNT, Ban QLDA nhìn chung chỉ chú trọng đến việc hoàn thành đúng tiến độ mà chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án vượt kế hoạch. Hiện nay, các quy định của nhà nước về trình tự, thời gian đã tương đối rõ ràng, minh bạch do đó đã có đầy đủ cơ sở để lập kế hoạch thực hiện cho toàn bộ dự án. Sau đó, để xác định được thời gian thực hiện một công tác cần phải căn cứ vào khối lượng và tính chất của công việc đó để biết được cần bao nhiêu thời gian. Đối với công tác có liên kết với công tác trước nó thì ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 92)