Kinh nghiệ mở tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn

2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn

2.2.2. Kinh nghiệ mở tỉnh Quảng Ninh

* Phân công, phân cấp về quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn NSNN địa phương

Tại tỉnh Quảng Ninh việc phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về XDCB tại Quyết định số: 1678/2005/QĐ-UBND ngày 01/6/2005 cụ thể như sau: Thứ nhất, thẩm quyền quyết định xây dựng công trình: UBND tỉnh quyết định xây dựng công trình nhóm A, B, C theo quy của Chính phủ (trừ các dự án phân cấp cho UBND các Huyện, Thị xã). UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố được quyền quyết định xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách do địa phương quản lý (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp cụ thể: Ủy ban nhân dân Thành phố Hạ Long được quyền quyết định xây dựng cáccông trình có mức vốn không lớn hơn 5

tỷ đồng. UBND các Thị xã: Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái được quyền quyết định xây dựng các công trình có mức vốn không lớn hơn 4 tỷ đồng. UBND các Huyện được quyền quyết định đầu tư các dự án có mức vốn không lớn hơn 3 tỷ đồng (Nguyễn Thị Bình, 2012).

Thứ hai, thẩm quyền thẩm định dự án xây dựng: Thẩm định dự án xây dựng bao gồm: Thẩm định phần thuyết minh và thẩm định phần thiết kế cơ sở của dự án (Nguyễn Thị Bình, 2012).

Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định: Các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thì do Sở Kế hoạch và Đầu tư; các dự án do cấp Huyện phê duyệt thì UBND Huyện chỉ định đơn vị đầu mối để thẩm định.

Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở các dự án xây dựng thực hiện theo khoản 4, 5, 6, 8, 9 điều 9 Nghị định 16/CP của Chính phủ và khoản 9, mục III, phần I, Thông tư số 08/BXD. Riêng thiết kế cơ sở các công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện như sau: (Nguyễn Thị Bình, 2012).

- Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở các công trình: Cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên, cây xanh, xử lý rác thải đô thị, nghĩa trang và cơ sở hạ tầng đô thị.

- Sở Giao thông - Vận tải thẩm định thiết kế cơ sở các công trình: Hè đường đô thị, bãi đỗ xe trong đô thị có tính chất độc lập, riêng biệt sau khi lấy ý kiến tham gia của Sở Xây dựng.

Thứ ba, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình: Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với các công trình xây dựng phải lập dự án (Nguyễn Thị Bình, 2012). Đối với các dự án xây dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở, các dự án đầu tư xây dựng công trình theo phương thức BOT, BT, việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình thực hiện như sau: Dự án nhóm A, B do Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngànhthẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; dự án nhóm C, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định và phê duyệt (Nguyễn Thị Bình, 2012).

dựng cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng: Công trình tôn giáo, di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài trên địa bàn tỉnh.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà riêng lẻ đô thị thuộc địa giới hành chính do UBND cấp Huyện quản lý (trừ các công trình quy định trên đây).

Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do UBND Xã quản lý theo quy định của UBND Huyện (Nguyễn Thị Bình, 2012).

* Một số biện pháp quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn ở địa phương: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác bồi thường giải tỏa theo hướng tăng cường quản lý quy hoạch, một số quy hoạch công nghiệp và dân cư. Tỉnh sẽ tiến hành thu hồi đất, tiến hành đền bù, giải tỏa trước khi có chủ đầu tư hạ tầng huy động các nguồn vốn ngân sách ứng trước để xây dựng quỹ nhà đất phục vụ tái định cư. Tăng cường giám sát đồng thời phân cấp mạnh hơn cho UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố trong công tác phê duyệt phương án đền bù và tiến hành đền bù giải tỏa (Nguyễn Thị Bình, 2012).

Thứ hai, xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, giải pháp lâu dài là ngăn chặn về cơ bản mức độ ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, trước mắt chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm (Nguyễn Thị Bình, 2012).

Thứ ba, tăng cường năng lực cho các Ban Quản lý các dự án Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về xây dựng, thông qua phát triển giáo dục, đào tạo bồi dưỡng. Kiện toàn lại các Ban Quản lý các dự án XD trên toàn tỉnh, thành lập các Ban Quản lí các dự án XD theo chuyên ngành và Ban Quản lý khu vực (Nguyễn Thị Bình, 2012).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư. - Phân định rõ trách nhiệm giữa nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của.

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài. hạn chế bớt những ñiều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.

- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân, theo quan điểm nhân dân và nhà nước cùng làm”.

- Chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)