Nguồn lực cho quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án hạ tầng nông thôn

4.2.2. Nguồn lực cho quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn

Nguồn lực cho quản lý dự án đầu tư HTNT bao gồm nguồn lực về con người và nguồn lực về cơ sở vật chất. Trong đó, nguồn lực con người được xác định là trung tâm của mọi hoạt động quản lý. Có thể nói rằng, QLDA tóm lại là sự tác động mang tính chủ quan của con người lên quá trình thực hiện dự án nhằm mục đích đảm bảo cho dự án đạt được các yêu cầu mong muốn về thời gian, chi phí, chất lượng, … Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự hiệu quả của công tác QLDA. Yêu cầu về cán bộ quản lý phải có trình độ cao, năng lực tổng hợp về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, không chỉ về QLDA mà còn về kỹ thuật, vận tải, thiết kế, thi công, thị trường,…và khả năng nắm bắt tiếp thu công nghệ mới, công nghệ của nước ngoài. Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết nguồn nhân lực của Ban QLDA thị xã Từ Sơn hiện nay còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Ban QLDA mới chỉ có 15 cán bộ công chức, viên chức. Trong đó có 7 nữ (chiếm 46,66%) và 8 nam (chiếm 53,34%), có 10 Đảng Viên. Số cán bộ công chức có trình độ trên đại học là 2 người (13,33%) trong đó 01 người chuyên ngành Quản trị kinh doanh, 01 người chuyên ngành Kỹ

thuật; trình độ đại học là 9 người (60%), trình độ cao đẳng trung cấp là 4 người (26,67%) và có 01 lái xe. Có 10 cán bộ công chức đã qua đào tạo nghiệp vụ về công tác quản lý dự án, chiếm 66,77%.

Mặt khác, Ban QLDA đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn mới được thành lập chưa lâu, cán bộ viên chức phần lớn chuyển từ những nơi khác về, nhiều người có môi trường làm việc cũ khác hẳn với tính chất công việc của Ban, do vậy chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác QLDA nên khả năng xử lý công việc còn thiếu chủ động, lúng túng, chưa hiệu quả. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo bài bản về QLDA, khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế.

Về cơ sở vật chất, mặc dù đã nhận được nhiều sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở XD, và UBND thị xã Từ Sơn, tuy nhiên do mới được thành lập chưa lâu nên cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác QLDA ở Ban QLDA Thị xã Từ Sơn còn rất sơ sài, lạc hậu, khó có thể ứng dụng các công nghệ tiên tiến và vì vậy chưa phát huy được tác dụng hỗ trợ quá trình QLDA ở Ban. Cán bộ tại BQLD hiện nay chưa được trang bị các công cụ QLDA hiện đại. Phương tiện máy móc kỹ thuật và hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu và thô sơ, không đủ đáp ứng nhu cầu quản lý các dự án lớn của Thị xã Từ Sơn. Để có thể đánh giá được tình hình cơ sở vật chất phục vụ công tác QLDA của thị xã Từ Sơn, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát các cán bộ làm công tác quản lý theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.12. Đánh giá về tình hình cơ sở vật chất phục vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn tại thị xã Từ Sơn

TT Chỉ tiêu Ý kiến

(n=20)

Tỷ lệ (%)

1 Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ đáp ứng được nhu

cầu công việc 8 40

2 Cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng được

nhu cầu công việc 12 60

Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các ý kiến đều đánh giá rằng hiện nay cơ sở vật chất của BQL dự án đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Trong thời gian tới, UBND thị xã Từ Sơn cần quan tâm, bố trí nguồn kinh phí nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho BQL dự án để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)