Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.6.Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án hạ tầng nông thôn

4.2.6.Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị

bàn thị xã Từ Sơn

a. Những kết quả đạt được

- Hiện nay, công tác quy hoạch dự án đầu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã gắn liền với quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn thị xã. Công tác quy hoạch đã đánh giá được các đặc điểm chung, riêng, điểm yếu, lợi thế của địa phương làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch. Đánh giá được thực trạng các điểm dân cư, khu trung tâm hành chính; thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Phân tích và so sánh với tiêu chí về nông thôn mới để đánh giá các yếu tố đã đạt, các yếu tố cần nâng cấp hoặc quy hoạch lại;

- Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn đã đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, cơ bản thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Trong thực hiện quản lý: Nhìn chung, việc thẩm định được thực hiện đầy đủ và khá tốt do có đầy đủ các căn cứ pháp lý và trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực và đây là nội dung thẩm định cơ bản và cần thiết cho tất cả các dự án. Nhìn chung về công tác đấu thầu hiện nay của Ban QLDA đã đảm bảo tương đối ở mặt nội dung và hình thức.

- Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng HTNT luôn được thị xã Từ Sơn quan tâm.

b. Những tồn tại, hạn chế

- Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn còn nặng nề, kém linh hoạt và hiệu quả hoạt động chưa thực sự cao.

- Thời gian lập dự án đầu tư còn kéo dài, trong thẩm định dự án còn mang tính hình thức, cán bộ thẩm định chỉ nêu các văn bản, hồ sơ làm cơ sở để thẩm định, chứ không nhận xét xem hồ sơ dự án có đáp ứng theo quy định.

- Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu hầu hết đều bị chậm so với kế hoạch do thời gian lập HSMT chiếm quá nhiều thời gian, quá trình thẩm định thiết kế và dự toán kéo dài.... Bên cạnh đó, do phải tuân theo nhiều yêu cầu, thủ tục từ nhiều phía nên công tác đấu thầu thường chậm hơn nhiều so với thời gian dự kiến. Công tác đấu thầu còn nhiều vấn đề gây khó khăn cho cả bên mời thầu và bên đấu thầu dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn.

- Nhiều công trình đầu tư hạ tầng nông thôn còn chậm tiến độ, công tác quản lý chi phí dự án còn để phát sinh tăng nhiều, nhiều công trình tuy mới đưa vào sử dụng nhưng chất lượng không đảm bảo.

- Một số công trình còn một số sai phạm như nhật ký thi công ghi chép chưa đầy đủ, chưa chi tiết. Một số công trình chậm triển khai thi công; một số công trình phải được thiết kế điều chỉnh, bổ sung khối lượng, đảm bảo việc thi công các công trình hoàn thành, phù hợp với thực tế, việc vận hành, sử dụng an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả.

c. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn còn khá nhiều bất cập. Nguyên nhân xuất phát từ sự mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định về quản lý của Nhà nước. Hiện nay, việc quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn cần phải căn cứ rất nhiều Luật, Nghị định và Thông tư.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự hiệu quả của công tác QLDA. Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết nguồn nhân lực của Ban QLDA thị xã Từ Sơn hiện nay còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.

- Hiện nay cơ sở vật chất của BQL dự án đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.

- Sự phối hợp giữa các phòng ban cấp thị xã Từ Sơn cũng như giữa các cán bộ quản lý và giữa đơn vị chủ đầu tư với nhà thầu còn lỏng lẻo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đâu tư hạ tầng nông thôn trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 77)