CƠ SỞ THỰC TİỄN CHİ THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 43 - 48)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TİỄN CHİ THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý và phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2011 - 2016 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, UBND Thị xã Cửa Lị đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tốt Luật NSNN và các văn bản quy định về định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, đặc biệt đã bám sát nội dung tinh thần Nghị quyết 11/CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và Quyết định 574/QĐ-UBND ngày 07/3/2011 của UBND tỉnh về những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội để thực hiện. (UBND thị xã Cửa Lị - Nghệ An, Báo cáo cơng tác tổng kết thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2016), nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách từ năm 2011- 2016 đã được kết quả tích cực như sau:

Nhìn chung tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cơ bản kịp thời, đảm bảo định mức, chế độ tài chính hiện hành.

Việc mua sắm tài sản cơng được triển khai thực hiện nghiêm túc trình tự thủ tục, nguyên tắc, định mức, đối tượng, cũng như hạn chế mua sắm khi chưa thực sự cần thiết theo đúng tinh thần Nghị quyết 11/CP. Các gói thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên được triển khai theo quy trình xây dựng kế hoạch đấu thầu (để xác định mục đích, nhu cầu, định mức, đối tượng, nguồn vốn và hình thức mua sắm), việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt giá. Tài sản sau khi mua sắm được bàn giao đơn vị, cá nhân quản lý sử dụng, thực hiện tốt

quy trình sử dụng, bảo dưỡng, vì vậy đã phát huy tốt hiệu quả, các đơn vị đã mở sổ theo dõi tài sản, công khai theo quy định.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ biên chế, kinh phí được đẩy mạnh, triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả đáng khích lệ, đã thúc đẩy việc rà sốt, sắp xếp, bố trí sử dụng cơng chức, viên chức phù hợp với năng lực chun mơn và vị trí cơng tác, đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động phấn đấu tăng thu, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài chính.

Trong những năm qua, Thị xã Cửa Lò đã kế thừa kết quả đạt được của định mức phân bổ chi NS địa phương: Đối với ngân sách huyện, tiếp tục lấy biên chế - tiền lương làm tiêu chí chủ yếu; đồng thời tiếp tục sử dụng các tiêu chí về dân số, địa bàn, điều kiện kinh tế - xã hội làm tiêu chí xem xét phân bổ ngân sách cho phù hợp với đặc thù của từng huyện và bao quát hết các nhiệm vụ chi. Hằng năm, căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và tình hình thực tế về chi phí cấu thành trong định mức hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh tăng định mức chi hành chính cho phù hợp cùng với việc trình phân bổ dự tốn hằng năm.

Vì vậy, mặc dù giai đoạn 2011-2016 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ chủ động điều hành chi ngân sách, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 11/CP, nên kinh tế - xã hội Thị xã Cửa Lị, tỉnh Nghệ An đã vượt qua khó khăn và từng bước phát triển.

2.2.1.2. Kinh nghiệm tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, hàng năm UBND huyện Tư Nghĩa (UBND huyện Tư Nghĩa – Quảng Ngãi, báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2016) đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình việc xây dựng dự tốn, phân bổ dự tốn, điều hành dự tốn, quyết tốn và cơng khai tài chính ngân sách. Vì vậy việc quản lý điều hành ngân sách 2011 - 2016 đã được kết quả tích cực như sau:

- Về xây dựng dự toán, phân bổ và giao dự toán ngân sách: Trên cơ sở

Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, UBND huyện Tư Nghĩa đã phân bổ dự toán trình Ban Thường vụ Huyện uỷ và trình HĐND huyện xem xét thông qua kịp thời, đúng quy định, đồng thời UBND huyện đã ban hành Quyết định giao dự toán, Quyết

định ban hành quy chế quản lý điều hành ngân sách làm cơ sở cho các đơn vị triển khai thực hiện. Dự toán thu, chi ngân sách cũng như quy chế quản lý điều hành ngân sách từ năm 2011 - 2016 đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tạo nguồn thu và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Việc phân bổ và giao dự tốn kịp thời, đảm bảo quy định đã tạo sự chủ động cho các đơn vị phấn đấu tăng thu, tiết kiệm kinh phí, hạn chế bổ sung ngồi dự tốn.

- Về điều hành chi thường xuyên ngân sách

UBND huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp điều hành các nguồn kinh phí, ưu tiên kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách phát triển sản xuất, triển khai các mơ hình, đề án phát triển kinh tế, giải ngân kinh phí đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ đạo các đơn vị chấp hành đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ tài chính theo quy định của nhà nước, chủ động sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngồi dự tốn. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, đã chỉ đạo rà soát, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nhất là các khoản chi mua sắm trang thiết bị, văn phịng phẩm, hội nghị, hội thảo, đi cơng tác, tham quan học tập kinh nghiệm...

- Tất cả các nội dung chi thường xuyên, chi thực hiện các chương trình, đề án và chi mua sắm tài sản đều được chỉ đạo quyết toán kịp thời ngay sau khi hoàn thành, đảm bảo định mức, chế độ và theo dự tốn được phê duyệt.

Cơng tác quản lý, sử dụng kinh phí NSNN, mua sắm tài sản công được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập dự toán, đến thực hiện dự toán và quyết toán. Thực hiện chi tiêu ngân sách đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ theo quy định, từng bước hạn chế việc bổ sung kinh phí ngồi dự tốn. Các cơ quan, đơn vị, các bộ, cơng chức, viên chức đã có những chuyển biến về ý thức, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản, trang thiết bị được cấp phát, mua sắm, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và đã góp phần tiết kiệm cho NSNN. Cơng tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng được tăng cường, thực hiện nghiêm túc việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhiều cơng trình trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng ngân sách và mua sắm tài sản cơng đã được tăng cường, q đó đã phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm, đồng thời kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng NSNN và mua sắm tài

sản công trên địa bàn của huyện.

- Kết quả thực hiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách từ năm 2011- 2016 trên địa bàn huyện:

+ Tiết kiệm qua lựa chọn các hình thức mua sắm tài sản công 1.715 triệu đồng. + Tạm dừng mua sắm trang thiết bị chưa cần thiết tại các cơ quan, đơn vị, giá trị 3.500 triệu đồng.

+ Cắt giảm khi thực hiện kiểm soát chi tại KBNN huyện: đã kiểm soát chi 1.116.448 triệu đồng, đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị bổ sung hồ sơ, thủ tục theo quy định là 1.695 món, từ chối thanh tốn do chưa đủ hồ sơ, hoặc sai định mức, chế độ là 21.700 triệu đồng.

+ Thực hiện 22 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 74 đơn vị chủ yếu tập trung vào công tác điều hành, quản lý, sử dụng NSNN, yêu cầu thu hồi 373,5 triệu đồng, đã thu hồi 314,8 triệu đồng, đạt 84,2%.

Vì vậy đã góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng NSNN và mua sắm tài cơng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tư nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

2.2.2. Bài học rút ra cho phân tích chi thường xun tại huyện Đơng Hưng – tỉnh Thái Bình tỉnh Thái Bình

Qua nghiên cứu cơng tác quản lý điều hành chi NSNN tại Thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An, huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, trong phân tích chi ngân sách phải chỉ đạo, điều hành có trọng

tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên, thực hiện kịp thời những nội dung, lĩnh vực quan trọng, đồng thời cơ cấu lại các khoản chi, hạn chế những khoản chi chưa thực sự cần thiết, triệt để tiết kiệm, thì sẽ góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thứ hai, việc quản lý điều hành ngân sách phải thực hiện nghiêm túc, kịp

thời, đúng quy trình trong việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán, điều hành dự tốn, quyết tốn và cơng khai tài chính ngân sách.

Thứ ba, chủ động gắn điều hành ngân sách với thực hiện cơng tác phịng

chống tham nhũng, thực hành tiết kiện, chống lãng phí, thực hiện chi tiêu đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ theo quy định.

mục tiêu ưu tiên trong chi NSNN. Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi ngân sách cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ưu tiên, nhất là chi cho mục tiêu đầu tư phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tăng khả năng cân đối thu – chi NSNN, tăng quyền chủ động của địa phương.

Thứ năm, tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí. Cần khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động nguồn thu của các đơn vị, xóa bỏ tâm lý trơng chờ, ỷ lại vào NSNN. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đưa các phương án tiết kiệm chi thường xuyên vào chương trình hành động. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đi đơi với khốn biên chế trong các cơ quan hành chính.

Thứ sáu, tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm cho cán bộ quản lý tài chính

để họ chủ động và linh hoạt hơn trong quản lý điều hành. Các cơ quan đầu tỉnh cần thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp phân tích chi ngân sách cho chính quyền cấp huyện trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp huyện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế từng thôn, xã.

Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ

cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thốt lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính cơng khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ơ, tham nhũng làm lãng phí, thất thốt công quỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)