2.2.1. Kinh nghiệm quản lý và phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện
2.2.1.1. Kinh nghiệm tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua, nhất là từ năm 2011 - 2016 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, UBND Thị xã Cửa Lò đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tốt Luật NSNN và các văn bản quy định về định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, đặc biệt đã bám sát nội dung tinh thần Nghị quyết 11/CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và Quyết định 574/QĐ-UBND ngày 07/3/2011 của UBND tỉnh về những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội để thực hiện. (UBND thị xã Cửa Lò - Nghệ An, Báo cáo công tác tổng kết thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2016), nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách từ năm 2011- 2016 đã được kết quả tích cực như sau:
Nhìn chung tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cơ bản kịp thời, đảm bảo định mức, chế độ tài chính hiện hành.
Việc mua sắm tài sản công được triển khai thực hiện nghiêm túc trình tự thủ tục, nguyên tắc, định mức, đối tượng, cũng như hạn chế mua sắm khi chưa thực sự cần thiết theo đúng tinh thần Nghị quyết 11/CP. Các gói thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên được triển khai theo quy trình xây dựng kế hoạch đấu thầu (để xác định mục đích, nhu cầu, định mức, đối tượng, nguồn vốn và hình thức mua sắm), việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt giá. Tài sản sau khi mua sắm được bàn giao đơn vị, cá nhân quản lý sử dụng, thực hiện tốt
quy trình sử dụng, bảo dưỡng, vì vậy đã phát huy tốt hiệu quả, các đơn vị đã mở sổ theo dõi tài sản, công khai theo quy định.
Việc thực hiện cơ chế tự chủ biên chế, kinh phí được đẩy mạnh, triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả đáng khích lệ, đã thúc đẩy việc rà soát, sắp xếp, bố trí sử dụng công chức, viên chức phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí công tác, đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động phấn đấu tăng thu, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài chính.
Trong những năm qua, Thị xã Cửa Lò đã kế thừa kết quả đạt được của định mức phân bổ chi NS địa phương: Đối với ngân sách huyện, tiếp tục lấy biên chế - tiền lương làm tiêu chí chủ yếu; đồng thời tiếp tục sử dụng các tiêu chí về dân số, địa bàn, điều kiện kinh tế - xã hội làm tiêu chí xem xét phân bổ ngân sách cho phù hợp với đặc thù của từng huyện và bao quát hết các nhiệm vụ chi. Hằng năm, căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và tình hình thực tế về chi phí cấu thành trong định mức hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh tăng định mức chi hành chính cho phù hợp cùng với việc trình phân bổ dự toán hằng năm.
Vì vậy, mặc dù giai đoạn 2011-2016 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ chủ động điều hành chi ngân sách, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 11/CP, nên kinh tế - xã hội Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đã vượt qua khó khăn và từng bước phát triển.
2.2.1.2. Kinh nghiệm tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, hàng năm UBND huyện Tư Nghĩa (UBND huyện Tư Nghĩa – Quảng Ngãi, báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2016) đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán, điều hành dự toán, quyết toán và công khai tài chính ngân sách. Vì vậy việc quản lý điều hành ngân sách 2011 - 2016 đã được kết quả tích cực như sau:
- Về xây dựng dự toán, phân bổ và giao dự toán ngân sách: Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, UBND huyện Tư Nghĩa đã phân bổ dự toán trình Ban Thường vụ Huyện uỷ và trình HĐND huyện xem xét thông qua kịp thời, đúng quy định, đồng thời UBND huyện đã ban hành Quyết định giao dự toán, Quyết
định ban hành quy chế quản lý điều hành ngân sách làm cơ sở cho các đơn vị triển khai thực hiện. Dự toán thu, chi ngân sách cũng như quy chế quản lý điều hành ngân sách từ năm 2011 - 2016 đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tạo nguồn thu và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Việc phân bổ và giao dự toán kịp thời, đảm bảo quy định đã tạo sự chủ động cho các đơn vị phấn đấu tăng thu, tiết kiệm kinh phí, hạn chế bổ sung ngoài dự toán.
- Về điều hành chi thường xuyên ngân sách
UBND huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp điều hành các nguồn kinh phí, ưu tiên kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách phát triển sản xuất, triển khai các mô hình, đề án phát triển kinh tế, giải ngân kinh phí đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ đạo các đơn vị chấp hành đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ tài chính theo quy định của nhà nước, chủ động sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, đã chỉ đạo rà soát, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nhất là các khoản chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo, đi công tác, tham quan học tập kinh nghiệm...
- Tất cả các nội dung chi thường xuyên, chi thực hiện các chương trình, đề án và chi mua sắm tài sản đều được chỉ đạo quyết toán kịp thời ngay sau khi hoàn thành, đảm bảo định mức, chế độ và theo dự toán được phê duyệt.
Công tác quản lý, sử dụng kinh phí NSNN, mua sắm tài sản công được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập dự toán, đến thực hiện dự toán và quyết toán. Thực hiện chi tiêu ngân sách đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ theo quy định, từng bước hạn chế việc bổ sung kinh phí ngoài dự toán. Các cơ quan, đơn vị, các bộ, công chức, viên chức đã có những chuyển biến về ý thức, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản, trang thiết bị được cấp phát, mua sắm, sử dụng đúng
mục đích, có hiệu quả và đã góp phần tiết kiệm cho NSNN. Công tác quản lý, sử
dụng vốn đầu tư xây dựng được tăng cường, thực hiện nghiêm túc việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhiều công trình trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng ngân sách và mua sắm tài sản công đã được tăng cường, quá đó đã phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm, đồng thời kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng NSNN và mua sắm tài
sản công trên địa bàn của huyện.
- Kết quả thực hiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách từ năm 2011- 2016 trên địa bàn huyện:
+ Tiết kiệm qua lựa chọn các hình thức mua sắm tài sản công 1.715 triệu đồng. + Tạm dừng mua sắm trang thiết bị chưa cần thiết tại các cơ quan, đơn vị, giá trị 3.500 triệu đồng.
+ Cắt giảm khi thực hiện kiểm soát chi tại KBNN huyện: đã kiểm soát chi 1.116.448 triệu đồng, đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị bổ sung hồ sơ, thủ tục theo quy định là 1.695 món, từ chối thanh toán do chưa đủ hồ sơ, hoặc sai định mức, chế độ là 21.700 triệu đồng.
+ Thực hiện 22 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 74 đơn vị chủ yếu tập trung vào công tác điều hành, quản lý, sử dụng NSNN, yêu cầu thu hồi 373,5 triệu đồng, đã thu hồi 314,8 triệu đồng, đạt 84,2%.
Vì vậy đã góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng NSNN và mua sắm tài công, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tư nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.2. Bài học rút ra cho phân tích chi thường xuyên tại huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình tỉnh Thái Bình
Qua nghiên cứu công tác quản lý điều hành chi NSNN tại Thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An, huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, trong phân tích chi ngân sách phải chỉ đạo, điều hành có trọng tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên, thực hiện kịp thời những nội dung, lĩnh vực quan trọng, đồng thời cơ cấu lại các khoản chi, hạn chế những khoản chi chưa thực sự cần thiết, triệt để tiết kiệm, thì sẽ góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thứ hai, việc quản lý điều hành ngân sách phải thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy trình trong việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán, điều hành dự toán, quyết toán và công khai tài chính ngân sách.
Thứ ba, chủ động gắn điều hành ngân sách với thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiện, chống lãng phí, thực hiện chi tiêu đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ theo quy định.
mục tiêu ưu tiên trong chi NSNN. Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi ngân sách cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ưu tiên, nhất là chi cho mục tiêu đầu tư phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tăng khả năng cân đối thu – chi NSNN, tăng quyền chủ động của địa phương.
Thứ năm, tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí. Cần khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động nguồn thu của các đơn vị, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào NSNN. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đưa các phương án tiết kiệm chi thường xuyên vào chương trình hành động. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đi đôi với khoán biên chế trong các cơ quan hành chính.
Thứ sáu, tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm cho cán bộ quản lý tài chính để họ chủ động và linh hoạt hơn trong quản lý điều hành. Các cơ quan đầu tỉnh cần thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp phân tích chi ngân sách cho chính quyền cấp huyện trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp huyện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế từng thôn, xã.
Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình
Huyện Đông Hưng là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Thái Bình và nằm ở trung tâm tỉnh Thái Bình, được thành lập theo quyết định số 93- CP ngày 17 tháng 6 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đông Quan và Tiên Hưng. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ, phía Nam giáp huyện Vũ Thư, Thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương, phía Đông giáp huyện Thái Thuỵ, phía Tây giáp huyện Hưng Hà. Có Quốc lộ số 10 chạy qua từ phía Nam đến phía Bắc huyện, Quốc lộ 39A chạy từ phía Tây đến phía Đông. Sông Trà Lý ở phía Nam; sông Diêm ở phía Đông; sông Tiên Hưng, sông Sa Lung chảy dọc huyện từ Tây bắc đến Đông nam và nhiều hệ thống sông ngòi khác. Ngoài quốc lộ số 10 và 39A còn có các đường 222, 223, 207. Từ thị trấn Đông Hưng về thành phố Thái Bình 12km, đi Hải Phòng 60 km, đi Hà Nội 120 km.
Đông Hưng có địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng cấy lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển tiểu thủ công nghiệp…
Đông Hưng có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy bao bọc xung quanh, thuận tiện cho phát triển dịch vụ thương mại, giao lưu buôn bán.
Đến với Đông Hưng du khách có thể tham quan đền Bạch Đằng, lăng Phạm Huy Đỉnh, làng Nguyên Xá và các lễ hội như: Hội Hậu Trung, Hậu Thượng, làng Giàng, Thượng Liệt, lễ múa rối….
Diện tích tự nhiên 19.604 ha, đất nông nghiệp 14.294 ha, đất canh tác 13.400 ha, đất cấy lúa 12.501 ha, chuyên màu 400 ha.
Toàn huyện có 44 xã, thị trấn, trong đó có 43 xã, 01 trấn; 227 thôn, 10 tổ
dân phố; số hộ: 74.043; số dân 263.940 người; mật độ 1.346 người/km2.
Tổng biên chế cán bộ, viên chức của huyện: Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động biên chế được giao trong các đơn vị quản lý hành chính và sự nghiệp là 3.981người, trong đó: biên chế quản lý nhà nước có 1.136 người; biên chế sự nghiệp có 2.845 người; số lượng công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP có 375 người.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của huyện
3.1.2.1. Phát triển kinh tế
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng đạt được trong giai đoạn 2016 – 2018
CHỈ TIÊU ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%)
17/16 18/17
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 11 11,3 12
1. Tổng GTSX (giá SS) Tỷ đồng 9.921 10.883 11.906 109,7 109,4
Tốc độ phát triển % 8,79 9,69 9,4
- Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 3.160 3.161 3.266 100,0 103,3
Tốc độ phát triển % 1,15 0,03 3,32 - Công nghiệp, XDCB Tỷ đồng 4.629 5.411 6.168 116,9 114,0 Tốc độ phát triển % 14,04 16,89 13,99 - Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 2.132 2.311 2.472 108,4 107,0 Tốc độ phát triển % 10,12 8,38 6,98 2. Tổng GTSX (Giá HH) Tỷ đồng 13.532 14.416 16.137 106,5 111,9 - Nông, lâm, thủy sản ,, 4.519 4.394 4.670 97,2 106,3 - Công nghiệp, XDCB ,, 5.879 6.718 7.833 114,3 116,6 - Thương mại, dịch vụ ,, 3.134 3.304 3.634 105,4 110,0 3.Cơ cấu kinh tế (Giá HH) % 100 100 100 100,0 100,0 - Nông, lâm, thủy sản % 33,4 30,5 28,9
- Công nghiệp, XDCB % 43,4 46,6 48,5 - Thương mại, dịch vụ % 23,2 22,9 22,5
4. Tổng thu ngân sách Tr đồng 960.665 1.123.765 1.276.111 117,0 113,6 5. Tổng vốn ĐT phát
triển toàn XH Tỷ đồng 3.122 3.387 3.629 108,5 107,1 6. Xuất khẩu, nhập khẩu
- Tổng kim ngạch XK Tr USD 57.940 72.798 77.338 125,6 106,2 - Tổng kim ngạch NK Tr USD 56.986 73.833 81.431 129,6 110,3 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đông Hưng (2016-2018)
Kinh tế ổn định và duy trì đà tăng trưởng; tổng giá trị sản xuất (giá so sánh