4.3.3.1. Tăng cường chất lượng dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Dự toán là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách, được coi như là cam kết của nhà nước về kinh phí đối với các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao. Tăng cường chất lượng dự toán để quản lý tốt hơn chi thường xuyên ngân sách một cách chủ động, hiệu quả.
Mục tiêu của tăng cường chất lượng dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình đó là đảm bảo thực hiện dự toán sát thực tế, phù hợp tình hình thực tiễn của đơn vị, chủ động, đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ, hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán.
Để đạt được mục tiêu đề ra cần một số giải pháp đó là:
Thứ nhất, dự toán cần căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, nâng cao khả năng dự toán các nhiệm vụ phát sinh.
Lập dự toán chi thường xuyên của đơn vị phải tính đến kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực tế kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo, dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi, cũng như là bám sát nhiệm vụ chuyên môn và cần có những ưu tiên cho các mục chi liên quan đến chất lượng nhiệm vụ được giao bám sát yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhiệm vụ từng lĩnh vực, không để để thiếu kinh phí cho hoạt động nhiệm vụ chuyên môn .
hướng dẫn quy trình lập dự toán cho các đơn vị chi thường xuyên; cần có quy định rõ về thời gian, hướng dẫn mẫu biểu lập dự toán cụ thể, phù hợp đồng thời cần phải giao số kiểm tra kịp thời cho từng đơn vị dự toán.
Dự toán đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi, tiến tới xây dựng thực hiện cơ chế khoán chi hoạt động đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp; triển khai, thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy chế dân chủ. Điều này giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm soát, giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát với tình hình thực tế của đơn vị, khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá lạc hậu không phù hợp với thực tế. Cơ quan tài chính các cấp cần quan tâm thường xuyên để chỉ đạo khắc phục những hạn chế của từng phương thức quản lý. Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công.
Thứ hai, trong chỉ đạo, điều hành công tác lập dự toán cần thực hiện tập trung, dân chủ, tăng cường trao đổi, thảo luận dự toán giữa các ngành, lĩnh vực để xác định ưu tiên trong từng giai đoạn, ưu tiên theo nhiệm vụ.
Đề cao trách nhiệm thực hiện lập dự toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Căn cứ vào định mức, các đơn vị thực hiện lập dự toán chi thường xuyên, trong dự toán cần thuyết minh rõ về các nội dung chi, thời điểm thực hiện dự toán có thay đổi, biến động. Đối với tiền lương, các khoản có tính chất lương: thời điểm lập dự toán hệ số lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương thực tế, dự kiến về số người được nâng lương, được tuyển dụng,... ở thời điểm thực hiện dự toán. Đối với chi hoạt động, thuyết minh cơ sở thực hiện các nội dung chi thường xuyên hằng năm. Dự toán của đơn vị phải được coi là căn cứ phân bổ chi thường xuyên ngân sách huyện cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cac đơn vị sử dụng ngân sách cam kết thực hiện theo dự toán.
Phòng Kế hoạch - Tài chính cần tăng cường công tác thẩm định dự toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, thực hiện giao số kiểm tra dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ ba, trong việc phân bổ dự toán ngân sách cần xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi cho chi thường xuyên phù hợp với từng lĩnh vực, cần thiết phải công khai một cách rộng rãi các nguyên tắc, phương pháp phân bổ dự toán chi tiết cho các đơn vị sử dụng ngân sách, từng bước xác định hệ thống các nguyên
tắc, phương pháp phân bổ chuẩn mực làm cơ sở cho việc phân chia dự toán chi tiết ngân sách cho các đơn vị dự toán.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao định mức cấp chi thường xuyên. Lập theo kế hoạch chi tiêu trung hạn: Là kế hoạch chi ngân sách của ngành, từng đơn vị trong thời gian trung hạn (từ 3 năm), kể từ năm dự toán NS tiếp theo, được lập hàng năm theo phương thức "cuốn chiếu".
Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính, mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ của nhà nước.
Tiếp tục nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt nâng cao tinh thần trách nhiệm, và sự phối hợp tốt của các cán bộ làm công tác kế toán tài chính các cán bộ làm công tác xây dựng dự toán để chất lượng dự toán lập ra đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn được giao tạo điều kiện tốt cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.
Trong cấp phát dự toán, phải bám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, đơn vị và dự toán năm của đơn vị để cấp phát, tránh tình trạng một số khoản kinh phí để dồn đến cuối năm mới cấp phát, gây khó khăn cho các đơn vị.
Thứ năm, nâng cao trình độ quản lý NSNN. Con người luôn là nhân tố trung tâm có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động quản lý và điều hành NSNN. Đào tạo cán bộ, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ của các cơ quan nhà nước, các đơn vị thụ hưởng ngân sách có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất triển khai hoàn thành nhiệm vụ mới, tiếp tục thực hiện công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo theo quy định.
Thứ sáu, tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính NSNN. Công tác thanh tra tài chính phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của nhà nước về quản lý và điều hành NSNN. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính phải được thực hiện ở tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý sai phạm.
Căn cứ vào dự toán năm được giao và nhu cầu chi quý đã đăng ký, KBNN thực hiện trích chuyển kinh phí theo đề nghị của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị được quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí được cấp, bảo đảm thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu.
Tuy nhiên, muốn có một cơ chế kiểm soát như thế, trước hết nhà nước cần phải quy định các tiêu chuẩn hiệu quả đối với từng hình thức đơn vị sử dụng NSNN.
Lẽ đương nhiên, những khoản chi tiêu thường xuyên của NSNN là những khoản chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nhà nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội. Vì thế, hiệu quả của các khoản chi đó phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội nói chung. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai áp dụng cơ chế này. Hơn thế, hiệu quả của việc quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN không những chỉ đo được bằng các chỉ tiêu định lượng, mà còn phải xem xét cả bằng các chỉ tiêu định tính.
4.3.3.2. Hoàn thiện phân bổ cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo lĩnh vực
Phân bổ chi thường xuyên theo lĩnh vực nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cho từng ngành, từng lĩnh vực.
Mục tiêu hoàn thiện cơ cấu phân bổ chi thường xuyên theo lĩnh vực đó là đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ chi, ổn định cơ cấu nhiệm vụ chi cho từng lĩnh vực.
Để hoàn thiện phân bổ cơ cấu chi thường xuyên theo lĩnh vực cần thực hiện một số giải pháp:
Một là, xây dựng và hoàn thiện cơ cấu phân bổ chi thường xuyên theo lĩnh vực phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo và dạy nghề song bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ một cách hài hòa. Đối với chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo, thực hiện phân bổ kinh phí chi thường xuyên tiền lương, các khoản phụ cấp theo số biên chế được giao tạo sự chủ động, công bằng trong thực hiện nhiệm vụ.
Hai là, giảm tỷ lệ chi khác trong thường xuyên ngân sách. Thực hiện minh bạch các khoản chi khác trong báo cáo chi.
Trong chi thường xuyên ngân sách khác, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của khoản chi thường xuyên đó để phân bổ cho các nhiệm vụ, cụ thể như:
Đối với khoản chi hỗ trợ ngân hàng chính sách cho vay hộ nghèo, mục tiêu của khoản chi này là đảm bảo an sinh xã hội, giúp người dân thoát nghèo cần được phân bổ vào nhiệm vụ chi đảm bảo xã hội.
Chi giải phóng mặt bằng phân bổ cho nhiệm vụ chi đầu tư
Chi hỗ trợ các ngành, căn cứ vào tính chất, phạm vi khoản chi thuộc ngành nào để phân bổ vào các nhiệm vụ chi của ngành đó cho phù hợp.
Ba là, căn cứ phân bổ định mức cho từng lĩnh vực cần linh hoạt, tạo sự công bằng. Bổ sung thêm các tiêu chí phân bổ dự toán cho từng lĩnh vực.
Bốn là, thực hiện các giải pháp huy động ổn định các nguồn thu góp phần đảm bảo cho thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên của huyện.
Năm là, xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên hằng năm.
Hằng năm, trên cơ sở nguồn kinh phí cấp cho từng lĩnh vực, các ngành cần có báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ chi, đánh giá hiệu quả nguồn chi, nêu lên những hạn chế, ưu điểm của thực hiện cơ cấu phân bổ chi từng ngành, từng lĩnh vực.
4.3.3.3. Hoàn thiện phân bổ cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo nội dung kinh tế
Phân bổ cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo nội dung kinh tế là tiêu thức phổ biến trong chu trình ngân sách, được thể hiện ngay trong dự toán và quyết toán trong mục lục ngân sách.
Mục tiêu hoàn thiện phân bổ cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước là nhằm tăng chi cho con người, quản lý tốt hơn nhóm chi hàng hóa, dịch vụ, chi khác.
Một số giải pháp thực hiện mục tiêu:
Theo thực tiễn của huyện Đông Hưng cho thấy hiện nay thực hiện cơ cấu chi thanh toán cá nhân so với các khoản chi khác trong chi ngân sách thường xuyên còn thấp. Vì vậy chính quyền huyện cần xây dựng kế hoạch tiết kiệm, giảm các khoản chi khác tăng chi thanh toán cá nhân.
Tăng cường hiệu quả trong chi thường xuyên NSNN, tiết kiệm chi hoạt động khác để tăng chi thanh toán cá nhân, chi chuyên môn nghiệp vụ trong các đơn vị.
Thực hiện tốt hơn nữa trong thực hiện thanh toán cá nhân đảm bảo đúng quy định, chính sách của nhà nước về chi lương, phụ cấp, các khoản chi cho con người nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Tăng nguồn kinh phí thực hiện chính sách khen thưởng, phúc lợi. Bên cạnh việc thực hành tiết kiệm để tạo nguồn chi này, cần xây dựng cơ cấu phân bổ kinh phí chi khen thưởng, chi phúc lợi trong tổng chi thường xuyên tạo sự
chủ động trong việc khuyến khích người cán bộ, nhân viên trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
Đề cao trách nhiệm của chủ tài khoản trong thực hiện quản lý chi thường xuyên. Có quy định rõ ràng trong việc xử lý các sai phạm trong công tác chi thường xuyên như chi sai chế độ, định mức, chi vượt dự toán.
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm về tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí đến từng cán bộ nhân viên trong cơ quan đơn vị. Thường xuyên nâng cao nhận thức cho các cán bộ, nhân viên về lợi ích của tiết kiệm vì để có nguồn chi cho thu nhập cán bộ nhân viên, các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tăng lên, thì nguồn chính vẫn là do các cá nhân cán bộ nhân viên phải tiết kiệm.
Đối với chi sửa chữa tài sản: Tăng cường công tác quản lý tài sản, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản cả về giá trị cũng như thời gian sửa chữa, bảo hành, quy định cụ thể từng loại tài sản dùng bao nhiêu năm, bao giờ thì mới được sửa chữa, đồng thời quy định khi sửa chữa phải có cơ quan chuyên môn kiểm định tài sản cần sửa, khi đó mới được sửa chữa. Dự toán sửa chữa lớn phải có báo cáo chủ trương đầu tư, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
Đối với chi mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc: Cần công khai, minh bạch trong việc mua sắm tài sản; tổ chức rà soát, bố trí sắp xếp lại tài sản trang thiết bị làm việc hiện có tại đơn vị theo tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm sử dụng tài sản hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu công việc. Quản lý tài sản trên hệ thống phần mềm, đối với tài sản mua sắm, trang bị mới phải được theo dõi, hạch toán, kiểm kê đầy đủ vào sổ kế toán cả về mặt hiện vật và giá trị; thực hiện việc lập thẻ tài sản cố định và bàn giao cụ thể cho cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng tài sản, trích hao mòn sử dụng tài sản theo quy định. Chứng từ quyết toán kinh phí mua sắm tài sản cầu phải có: Kế hoạch mua sắm tài sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt chi tiết theo từng loại tài sản mua sắm, quyết định mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc của thủ trưởng đơn vị hoặc của cấp có thẩm quyền theo phân cấp, hồ sơ đấu thầu (nếu phải tổ chức đấu thầu), hợp đồng, nghiệm thu bàn giao, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản; hoá đơn bán hàng hoá của người bán).
Các khoản chi nhiên liệu xăng xe, vật tư văn phòng phẩm cần xây dựng định mức sử dụng cụ thể. Tiến tới thực hiện khoán chi đối với các khoản chi này
nhằm nâng cao tinh thần tiết kiệm của cán bộ công chức, hạn chế thất thoát, lãng phí đồng thời tăng tính chủ động trong điều hành chi tiêu.
Chi công tác phí: chi công tác phí theo đúng quy định hiện hành, các cơ quan, đơn vị phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác bảo đảm kinh phí được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Chứng từ quyết toán công tác phí (Giấy đi đường được thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký duyệt đóng dấu có xác nhận, đóng dấu của cơ quan nơi cán bộ đến công tác; Hoá đơn tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác; Vé tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác; Giấy mời tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn; Chứng từ pháp lý khác có liên quan).
Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị: cụ thể hóa quy chế tổ chức các hội nghị, cuộc họp; tiến tới tổ chức hội nghị, các cuộc họp trực tuyến; thực hiện chi tổ chức hội nghị theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định và trong phạm vi dự toán được phê duyệt. Trong quyết toán thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xuất toán các khoản chi hội nghị không đúng định mức. Chứng từ quyết toán chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị cần phải đảm bảo đúng quy định (văn bản đồng ý cho phép tổ chức hội nghị của cấp có thẩm quyền; giấy mời dự họp, hội