PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 52 - 55)

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp gồm: Thông tin được thu thập qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, kết quả nghiên cứu có liên quan đã được cơng bố, thu thập tài liệu có sẵn tại Phịng Tài chính kế hoạch huyện, nghị quyết phê duyệt dự toán, quyết toán của Hội đồng nhân dân,...

Nguồn số liệu lấy tin:

+ Chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội, thu, chi ngân sách của Huyện Đông Hưng 2016 – 2018.

+ Báo cáo quyết toán NSNN Huyện Đông Hưng từng năm giai đoạn 2016 - 2018

+ Niên giám thống kê của Huyện Đông Hưng 2016 - 2018 + Báo cáo chi ngân sách nhà nước niên độ từ 2016-2018

+ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Huyện Đông Hưng 2020, định hướng 2030.

+ Báo cáo cân đối thu chi ngân sách nhà nước huyện Đông Hưng qua các năm 2016 – 2018.

- Dữ liệu sơ cấp gồm: Các dữ liệu có liên quan đến cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện được thu thập số liệu thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ phịng Tài chính - kế hoạch huyện, cán bộ kế tốn các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trên địa bàn huyện Đông Hưng.

Thông tin thu được bằng việc hỏi những câu hỏi qua phiếu điều tra. Để tập trung khảo sát, tác giả phân tích và đưa các tiêu chí khảo sát:

- Thơng tin cá nhân của người được phỏng vấn - Khâu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách

- Khâu chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước - Khâu kế toán và quyết toán ngân sách chi thường xuyên

- Khâu công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi thường xuyên - Khâu thực hiện chế độ chính sách

Chọn mẫu:

Điều tra về thực trạng chi thường xuyên ngân sách huyện: Do hạn chế về mặt thời gian nên tác giả chỉ tập trung khảo sát cán bộ làm nghiệp vụ kế toán, chủ tài khoản ngân sách tại các xã (38 mẫu); lãnh đạo, cán bộ phụ trách chi thường xun phịng Tài chính - Kế hoạch huyện (02 mẫu); kế toán, chủ tài khoản các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện (10 mẫu); cán bộ công nhân viên chức, người lao động trong các đơn vị (60 mẫu). Tổng phiếu điều tra 110 phiếu.

Điều tra về tình hình thực hiện chế độ chính sách đảm bảo xã hội nhằm đánh giá về thực hiện chi trả chế độ chính sách, đảm bảo xã hội trong thực hiện nhiệm vụ chi bảo đảm xã hội, phục vụ cho nội dung phân tích chi phân tích cơ cấu chi thường xuyên theo nhiệm vụ và phân tích cơ cấu chi thường xuyên theo

nội dung kinh tế: tác giả thực hiện phỏng vấn đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ (phụ huynh học sinh được nhận hỗ trợ chi phí học tập 50 mẫu; người hưởng chính sách người có cơng: 50 mẫu). Tổng số phiếu điều tra 100 phiếu.

Thời gian phỏng vấn, khảo sát: từ tháng 4/2019 đến tháng 5/2019. Với tài liệu trên nguồn số liệu lấy là dự toán chi ngân sách từ 3 năm 2016 - 2018, số liệu chi ngân sách thường xuyên năm 2016 - 2018, quyết toán chi ngân sách các năm 2016 - 2018.

3.2.2. Phương pháp phân tích thơng tin

Phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích so sánh.

- Phương pháp thống kê mơ tả: Dùng các con số tuyệt đối, tương đối, các bảng, biểu để mô tả các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích. Phương pháp này dùng để mơ tả thực trạng chi thường xuyên ngân sách của huyện Đông Hưng.

- Phương pháp thống kê so sánh: Cần đảm bảo các điều kiện đồng bộ để cóthể so sánh được các chỉ tiêu như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính, đồng thời theo mục đích phân tích mà quyết định gốc so sánh. Có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối và số tương đối. Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh là so sánh theo thời gian qua các năm để xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu qua các năm, từ đó thấy được xu hướng, kết quả đạt được.

- Phương pháp phân tích là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)