Nội dung phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 33 - 43)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.3. Nội dung phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Cùng với quá trình đẩy mạnh đổi mới nền kinh tế đất nước, thời gian qua, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước và cơ cấu ngân sách đã có những chuyển biến căn bản, hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi cần phải tiếp tục tái cấu trúc chi ngân sách nhà nước hướng đến phát triển kinh tế nhanh, toàn diện và bền vững.

Quy mô chi ngân sách hàng năm, đặt biệt là chi đầu tư nguồn NSNN được điều chỉnh linh hoạt theo các mục tiêu, yêu cầu quản lý vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát. Trên cơ sở đó, cơ cấu chi đã có sự chuyển dịch, bám sát chủ trương, định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng đầu tư phát triển, tăng chi con người, chi phát triển lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế,...

Chi ngân sách nói chung và chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố: hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách pháp luật; mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và các quan hệ phân phối ngân sách; phân cấp quản lý chi ngân sách; chu trình ngân sách; năng lực tổ chức thực hiện của bộ máy quản lý.

Hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách pháp luật là cơ sở để thiết lập,

củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước, là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội một cách nhanh nhất, đồng bộ và hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Chức năng chủ yếu của hệ thống các văn bản, chế độ chính sách pháp luật là điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục để đảm bảo phát triển xã hội theo mục tiêu và phương hướng nhất định. Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của chức

năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, nhà nước không thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động cụ thể mà thông qua hệ thống văn bản, chế độ, chính sách pháp luật thực hiện mang tầm quản lý vĩ mô để tác động vào đối tượng quản lý để đạt được kết quả theo hướng đã định.

Chính sách, chế độ của nhà nước là những căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho quá trình quản lý tài chính nói chung, quản lý chi NSNN trong đó có chi thường xuyên được thực hiện thống nhất, theo định hướng của nhà nước.

Nếu các chính sách, chế độ phù hợp với thực tế điều hành ngân sách hiện hành sẽ giúp cho quản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng cho các lĩnh vực thuận lợi, hạn chế những tiêu cực. Ngược lại, nếu các chính sách chế độ không phù hợp, hay thay đổi, định mức chi thấp sẽ dẫn tới những bất cập trong thực hiện, hoạt động tài chính trái pháp luật.

Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập quốc dân. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, thu nhập quốc dân thấp thì thì một điều tất yếu là thu nộp vào NSNN sẽ thấp. Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng mà nguồn tài chính đảm bảo cho chi tiêu lại bị hạn chế dẫn tới nguồn dẫn tới nguồn tài chính cung cấp đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên của nhà nước cũng bị hạn chế. Ngược lại, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nộp vào NSNN lớn và đảm bảo nguồn kinh phí dành cho chi thường xuyên.

Phân cấp quản lý chi ngân sách là quá trình nhà nước phân giao nhiệm vụ,

quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý chi ngân sách nói chung, chi thường xuyên nói riêng.

Để đảm bảo thực hiện chi thường xun có hiệu quả, u cầu địi hỏi cần phải có sự phân cấp rõ ràng trong quản lý chi ngân sách. Việc phân cấp quản lý chi NSNN chính là xác định trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp chính quyền trong việc điều hành và quản lý thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế xã hội ở từng địa phương nhằm tạo chủ động, nâng cao tính tự chủ của từng địa phương bởi mục đích tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn lực tài chính của mỗi địa phương và phân phối công bằng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, nhanh chóng phục vụ các mục tiêu được hoạch định. Việc phân cấp quản lý chi NSNN góp phần khuyến khích các cấp chính quyền địa phương chủ động

nguồn thu, nhiệm vụ chi để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Chu trình ngân sách hay cịn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ tồn bộ

hoạt động của ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu nối tiếp nhau, đó là lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết tốn ngân sách. Mỗi một quốc gia chu trình ngân sách thường được quy định trên cơ sở các quy định luật pháp. Để có một chu trình ngân sách hợp lý, phản ánh đầy đủ quá trình hoạt động của NSNN cần phải coi trọng và không ngừng cải tiến các khâu trong chu trình đó, nhằm đảm bảo hoạt động của ngân sách ngày càng lành mạnh. Một chu trình ngân sách khơng rõ ràng dễ dẫn đến việc quản lý kém hiệu quả, chồng chéo dẫn đến nhiều sai phạm, lãng phí.

Bộ máy quản lý ngân sách gồm có sự tham gia của nhiều chủ thể tác

động vào chu trình ngân sách. Để chi thường xuyên ngân sách được hiệu quả thì địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể đó, do đó năng lực quản lý, tổ chức thực hiện bộ máy quản lý ngân sách là yếu tố vơ cùng quan trọng. Trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý, điều hành, sử dụng nguồn ngân sách một cách đúng đắn, hiệu quả. Người sử dụng ngân sách từ cán bộ quản lý đến kế toán là những người trực tiếp cần phải có trình độ quản lý, có chun mơn, có phẩm chất để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn tài chính.

Tất cả các yếu tố trên đều có tác động đến chi thường xuyên ngân sách nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp. Qua nội dung phân tích cho thấy được tác động của từng yếu tố đến chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

2.1.3.1. Phân tích thực hiện dự tốn chi thường xun ngân sách nhà nước cấp huyện

Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận rất quan trọng của dự toán chi ngân sách nhà nước. Dự toán chi thường xuyên NSNN được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Thực hiện dự toán chi thường xuyên là việc thực hiện phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí, thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên trên thực tế. Thơng qua

việc phân tích thực trạng thực hiện dự toán giúp các chủ thể tham gia vào quy trình quản lý chi thường xun có thể đánh giá cơng tác dự tốn, dự báo, thực hiện các nhiệm vụ chi.

Trên thực tế quản lý tài chính cơng, việc thực hiện dự tốn là việc các chủ thể tham gia vào quy trình quản lý chi NSNN chấp hành các quy định của Luật ngân sách, các quy định của nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền về định mức. Thơng thường định mức chi thường xuyên NSNN được thể hiện ở hai dạng, đó là định mức chi tiết theo mục chi của mục lục ngân sách (nội dung kinh tế) hay còn gọi là định mức sử dụng và định mức chi tổng hợp theo đối tượng được tính định mức chi của NSNN hay còn gọi là định mức phân bổ. Đối với chủ thể là HĐND, UBND, phịng Tài chính kế hoạch chấp hành định mức phân bổ, chủ thể là kho bạc nhà nước, các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành định mức sử dụng.

Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN cho các lĩnh vực theo quy định: * Sự nghiệp giáo dục: Quỹ tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương theo quy định của pháp luật được giao theo số biên chế thực tế có mặt; chi hoạt động thường xuyên của các cấp học THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non phân bổ theo tiêu chí đầu trường và đầu học sinh; trường chuyên biệt, hoạt động giáo dục đặc thù, hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi, bổ sung kinh phí thực hiện theo quyết định cấp có thẩm quyền.

* Sự nghiệp đào tạo, dạy nghề: Căn cứ mức phân bổ của Chính phủ và khả năng cân đối bảo đảm nhiệm vụ chi loại hình đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề, các cấp đào tạo, dạy nghề, trung tâm chính trị huyện của địa phương.

* Sự nghiệp y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình: Bao gồm quỹ tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương của cán bộ, công chức, viên chức sự nghiệp y tế các cấp, cán bộ trạm y tế xã, phụ cấp đặc thù, phụ cấp y tế thơn, kinh phí tăng cường cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình, kinh phí phịng chống dịch bệnh... (Khơng bao gồm quỹ tiền lương, phụ cấp đặc thù, các khoản có tính chất lương của các Bệnh viện đã được kết cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định của cấp có thẩm quyền);

Kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, BHYT cho người nghèo, hỗ trợ từ NSĐP cho người thuộc hộ cận nghèo, đối tượng HIV, BHYT học sinh, sinh viên, BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội, thanh niên xung phong, cựu

chiến binh, người tham gia kháng chiến xác định theo số đối tượng được cấp có thẩm quyền phê định, mức chi theo chế độ hiện hành.

* Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Bảo đảm các nhiệm vụ theo phân cấp.

Bổ sung kinh phí thực hiện chế độ đối với cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng; kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng, chế độ mai táng phí đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, chế độ mai táng phí đối tượng CCB, B, C, K, chế độ đối với thanh niên xung phong theo quy định.

Bổ sung kinh phí thăm hỏi, tặng q gia đình và đối tượng chính sách người có cơng vào ngày Tết Nguyên đán, ngày Thương binh liệt sỹ, mức quà 400.000 đồng/01 đối tượng/năm.

* Chi quản lý hành chính: Bao gồm chi cho con người, kinh phí hoạt động nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao (có mua sắm sửa chữa thường xuyên).

* Mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp: bao gồm chi con người, kinh phí hoạt động nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao, có cả mua sắm sửa chữa thường xuyên, có xem xét bổ sung thêm hoạt động đặc thù; áp dụng định mức phân bổ của các đơn vị quản lý hành chính nhà nước tương đương, trên cơ sở tính tốn mức kinh phí thu sự nghiệp được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp theo quy định của Chính phủ.

* An ninh, quốc phịng: Bao gồm kinh phí chi trả phụ cấp, trợ cấp ngày cơng huấn luyện và chế độ, chính sách khác đối với lực lượng dân quân tự vệ, phụ cấp công an viên, bảo vệ dân phố theo quy định Luật dân quân tự vệ, Pháp lệnh công an xã và hỗ trợ hoạt động an ninh, quốc phòng, biên phòng tại địa phương.

Trang phục dân quân tự vệ, trang phục công an xã và công cụ hỗ trợ công an viên, tổ bảo vệ dân phố, quà tân binh nhập ngũ, diễn tập quốc phòng, hỗ trợ quỹ phòng chống tội phạm,... thực hiện theo quyết định cụ thể của UBND tỉnh.

* Chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp khoa học - công nghệ, sự nghiệp tài nguyên môi trường và chi khác ngân sách: Căn cứ tổng mức Chính phủ quyết định trong cân đối ngân sách của địa phương.

Định mức sử dụng chi thường xuyên theo mục lục ngân sách:

* Chi thanh toán cá nhân: Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp, ... thực hiện theo quy định, chế độ cho từng đối tượng, lĩnh vực, ngành nghề.

* Chi hàng hóa, dịch vụ: Thực hiện các quy định về mua sắm như Luật Đấu thầu, Luật quản lý sử dụng tài sản công, các quy định về định mức sử dụng trang thiết bị,...

* Chi khác: Thực hiện các quy định của cơ quan có thẩm quyền về định mức chi quy định về quản lý tài chính cơng, tài sản cơng trong mỗi cơ quan, tổ chức,...

2.1.3.2. Phân tích cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện theo lĩnh vực

- Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa- xã hội:

Hoạt động sự nghiệp văn xã thuộc phạm vi chi thường xuyên của NSNN bao gồm nhiều loại hình đơn vị tham gia vào lĩnh vực này như các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, sự nghiệp thể thao, thơng tấn báo chí, phát thanh – truyền hình... các đơn vị này được nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ hoạt động và được cấp kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ đó.

- Chi cho các hoạt động thuộc sự nghiệp kinh tế của nhà nước:

Trong điều kiện hiện nay, mỗi ngành đều có một số đơn vị sự nghiệp kinh tế do ngành đó quản lý. Tuy nhiên kết quả do hoạt động của các đơn vị sự nghiệp này tạo ra khơng nhất thiết chỉ mang lại lợi ích riêng cho ngành đó mà cịn mang lại lợi ích cho tồn bộ nền kinh tế. Ví dụ: Sự nghiệp giao thơng do ngành giao thông quản lý, kết quả hoạt động của giao thông là làm cho giao thông thơng suốt an tồn, mang lại lợi ích chung cho nhiều ngành khác,...

Nguồn kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động được hình thành qua số chi thường xuyên của NSNN và được cấp phát qua hệ thống kho bạc nhà nước. Một phần nguồn kinh phí chi hoạt động được hình thành qua nguồn thu phí, lệ phí được để lại chi tại đơn vị. Khoản này được cơ cấu vào nguồn chi thường xuyên đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị thông qua nghiệp vụ ghi thu, ghi chi.

- Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước:

này phát sinh ở hầu hết các ngành kinh tế theo bộ máy quản lý nhà nước được thành lập từ Trung ương tới địa phương. Nhìn chung, tất cả các cơ quan quản lý trong bộ máy quản lý nhà nước muốn tồn tại và hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của nhà nước thì phải được nhà nước cấp phát kinh phí.

- Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác được cấp kinh phí từ NSNN:

Các tổ chức này bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, các hội, đoàn thể, mặt trận Tổ quốc. Các tổ chức này có tính đặc thù, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về mọi mặt về phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước.

- Chi cho quốc phịng – an ninh; trật tự an tồn xã hội:

Nhu cầu chi cho quốc phòng – an ninh được coi là tất yếu và phải thường xuyên được quan tâm để đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước đối với bất kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)