Để có thể thực hiện được các giải pháp nêu trên, tác giả có những kiến nghị như sau:
Thứ nhất, phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách.
Thứ hai, cần thiết phải quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự toán ngân sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán đồng thời quy định về phân công, phân cấp cho địa phương trong việc xây dựng định mức phân bổ cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới.
Thứ ba: phải đảm bảo cân đối được nguồn ngân sách cho chi thường xuyên. Phân bổ dự toán chi, tạo cơ cấu chi thường xuyên cho các nhiệm vụ chi, nội dung chi hợp lý. Trong điều kiện ngân sách của tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Đông Hưng nói riêng còn khá hạn hẹp, chi thường xuyên NSNN chủ yếu từ nguồn cấp cân đối từ Trung ương, khả năng chi trả nhờ có nguồn tăng thu là không đáng kể, muốn đạt được một cơ cấu chi thường xuyên NSNN hợp lý, phải có một lượng ngân sách tăng lên đáng kể. Vì vậy, ngoài sự tích cực tranh thủ quan tâm của các Bộ, ngành ở Trung ương, phải soát xét lại các chính sách đặc thù tại địa phương đã ban hành tạo nguồn thu ổn định của huyện.
Thứ tư, củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính. Đổi mới khâu mua sắm, trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý theo hướng ngày càng hiện đại hóa. Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, ưu tiên tin học hóa việc quản lý dự toán, cấp phát kinh phí.
Quản lý chi thường xuyên NSNN là vấn đề cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi cũng như tư duy, cách làm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN trên phạm vi toàn quốc, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu công phu, toàn diện. Các giải pháp phải có tính hệ thống và xuyên suốt, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung từ các văn bản luật đến các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành và địa phương. Tác giả hy vọng đề tài này sẽ là cơ sở tham khảo để huyện Đông Hưng tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2008). Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 về việc ban hành hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.
2. Bộ Tài chính (2008). Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.
3. Bộ Tài chính (2008). Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
4. Bộ Tài chính (2016). Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước. 5. Chính phủ (2003). Nghị định số số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 ban hành quy
chế xem xét, Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương.
6. Chi cục Thống kê huyện Đông Hưng (2016-2017). Niên giám Thống kê huyện Đông Hưng 2016, 2017, 2018.
7. Hoàng Phê (2018). Từ điển Tiếng Việt.
8. Hội đồng nhân dân huyện Đông Hưng. Nghị quyết phê duyệt dự toán, quyết toán ngân sách các năm 2016, 2017, 2018.
9. Kho bạc Nhà nước huyện Đông Hưng (2016-2018). Báo cáo chi NSNN theo mục lục NSNN các năm 2016, 2017, 2018.
10. Quốc hội (1996). Luật ngân sách nhà nước năm 1996. 11. Quốc hội (2002). Luật ngân sách nhà nước năm 2002. 12. Quốc hội (2015). Luật ngân sách nhà nước năm 2015.
13. Quốc hội (2015). Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 14. Trần Văn Giao (2011). Giáo trình Tài chính công và tài sản công.
15. UBND thị xã Cửa Lò, Nghệ An (2011-2016). Báo cáo tổng kết công tác thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2016.
16. UBND huyện Tư nghĩa, Quảng Ngãi (2011-2016). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2016.
17. UBND huyện Đông Hưng, Thái Bình (2016-2018). Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình các năm 2016, 2017, 2018.
18. UBND tỉnh Thái Bình (2016). Quyết định số 3721/2016/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành Quy định định mức chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017.
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT
( Khảo sát về thực trạng chi thường xuyên NSNN tại huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình)
Kính thưa Ông (bà)! Để có căn cứ khoa học phục vụ cho đề tài Tốt nghiệp thạc sỹ kế toán: “Phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình ”, xin Ông (bà) bớt chút thời gian và vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây. Xin trân trọng cảm ơn Ông (bà)!
Mọi thông tin cá nhân của Ông (bà) chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật.
Vui lòng đánh dấu x vào ô Ông (bà) đồng ý. A. Những thông tin chung:
1. Tuổi: ………. Giới tính:... 2. Nghề nghiệp chuyên môn, chức vụ - nơi công tác: -Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách: - Kế toán đơn vị sử dụng ngân sách:
- Lãnh đạo phòng TC-KH huyện: - Cán bộ phòng TC-KH huyện: - Cán bộ, công nhân viên chức 3. Trình độ học vấn: - Cao đẳng - Đại học - Sau Đại học 4. Trình độ lý luận chính trị: - Sơ cấp: - Trung cấp: - Cao cấp:
5. Thời gian tham gia công tác: - Từ 01 – 5 năm:
- Từ trên 05 năm -10 năm: - Trên 10 năm
Câu hỏi 1: Theo Ông (bà) đánh giá: Công tác lập dự toán chi thường xuyên của đơn vị nơi ông (bà) công tác hiện nay?
1. Lập dự toán đúng thời gian quy định 2. Chưa sát thực tế
3. Chưa dự báo được các nhiệm vụ phát sinh 4. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao
Câu hỏi 2: Theo Ông (bà) đánh giá: Định mức cấp chi thường xuyên hằng năm cho đơn vị ông (bà) công tác?
1. Phù hợp 2. Thấp
3. Không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ 4. Tiêu thức phân bổ chưa phù hợp
Câu hỏi 3: Xin Ông (Bà) cho biết: Cơ quan Ông (bà) công tác thực hiện chi trả lương, các chế độ phụ cấp khác theo quy định ở đơn vị được thực hiện như thế nào? 1. Đúng, đủ,kịp thời:
2. Không đúng,đủ, kịp thời
3. Ý kiến khác: ...
Câu hỏi 4: Xin Ông (bà) cho biết: Hàng năm đơn vị nơi Ông (bà) công tác có được hưởng thu nhập tăng thêm không?
1. Có 2. Không
Câu hỏi 5: Theo Ông (bà) đánh giá, quy trình kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản tại đơn vị Ông (bà) công tác có chặt chẽ không?
1. Có 2. Không
3. Ý kiến khác: ...
Câu hỏi 6: Xin Ông (bà) cho biết: Đơn vị nơi Ông (bà) công tác chi phí cho các khoản thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng,thông tin liên lạc đã tiết kiệm tối đa chưa?
1.Đã tiết kiệm tối đa: 2. Chưa tiết kiệm tối đa
3. Ý kiến khác: ...
Câu hỏi 7: Xin Ông (bà) cho biết: Đơn vị nơi Ông (bà) đơn vị máy móc, thiết bị dung cho công tác chuyên môn đã đáp ứng đủ chưa?
1. Đủ: 2. Chưa đủ:
3. Ý kiến khác:………..…………...………
Câu hỏi 8: Theo Ông (bà) đánh giá, việc chi thường xuyên trong đơn vị mục chi nào thường xảy ra thất thoát, lãng phí nhất?
1. Chi khác: 2. Chi hội nghị:
3. Chi vật tư văn phòng: 4. Chi công tác phí: 5. Chi lương, phụ cấp:
6. Chi sửa chữa thường xuyên:
Câu hỏi 9. Theo Ông (bà) đánh giá, việc chi thường xuyên trong các đơn vị trong thời gian qua góp phần đem lại những hiệu quả nào sau đây?
2. Trang thiết bị văn phòng, nhà làm việc có được quan tâm 3. Hoạt động của các đơn vị ngày càng có hiệu lực, hiệu quả
4. Ý kiến khác:………..………...… Câu 10: Theo Ông (bà) đánh giá: Công tác thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chi thường xuyên ngân sách hàng năm như thế nào?
1. Mang tính hình thức 2. Chưa kịp thời
3. Xử lý sai phạm còn hạn chế, hình thức
Xin chân thành cảm ơn Quý Ông (bà) đã tạo điều kiện! Kính chúc Ông (bà) sức khỏe, hạnh phúc!
Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT
(Khảo sát về tình hình thực hiện trợ cấp bảo trợ xã hội. Phát cho đối tượng là người hưởng hỗ trợ, trợ cấp bảo đảm xã hội)
Kính thưa ông (bà)! Để có căn cứ khoa học phục vụ cho đề tài Tốt nghiệp thạc sỹ kế toán: “Phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình ”, xin Ông (bà) bớt chút thời gian và vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây. Xin trân trọng cảm ơn Ông (bà)!
Mọi thông tin cá nhân của Ông (bà) chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật.
Vui lòng đánh dấu x vào ô Ông (bà) đồng ý. A. Những thông tin chung:
1. Tuổi: ………. Giới tính:... 2. Đối tượng thụ hưởng trợ cấp bảo đảm xã hội:
- Phụ huynh học sinh được hưởng trợ cấp chi phí học tập - Người hưởng chính sách người có công
Câu hỏi 1: Xin ông (bà) cho biết: Ông (bà) có nắm rõ quy định về chế độ trợ cấp mình được hưởng không?
1. Có: 2. Không:
3. Ý kiến khác: ...
Câu hỏi 2: Xin ông (bà) cho biết: Việc chi trả chế độ trợ cấp có đầy đủ, kịp thời không?
1. Có: 2. Không:
3. Ý kiến khác: ...
Xin chân thành cảm ơn Quý Ông (bà) đã tạo điều kiện! Kính chúc Ông (bà) sức khỏe, hạnh phúc!