PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 52)

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp gồm: Thông tin được thu thập qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố, thu thập tài liệu có sẵn tại Phòng Tài chính kế hoạch huyện, nghị quyết phê duyệt dự toán, quyết toán của Hội đồng nhân dân,...

Nguồn số liệu lấy tin:

+ Chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội, thu, chi ngân sách của Huyện Đông Hưng 2016 – 2018.

+ Báo cáo quyết toán NSNN Huyện Đông Hưng từng năm giai đoạn 2016 - 2018

+ Niên giám thống kê của Huyện Đông Hưng 2016 - 2018 + Báo cáo chi ngân sách nhà nước niên độ từ 2016-2018

+ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Huyện Đông Hưng 2020, định hướng 2030.

+ Báo cáo cân đối thu chi ngân sách nhà nước huyện Đông Hưng qua các năm 2016 – 2018.

- Dữ liệu sơ cấp gồm: Các dữ liệu có liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện được thu thập số liệu thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Tài chính - kế hoạch huyện, cán bộ kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trên địa bàn huyện Đông Hưng.

Thông tin thu được bằng việc hỏi những câu hỏi qua phiếu điều tra. Để tập trung khảo sát, tác giả phân tích và đưa các tiêu chí khảo sát:

- Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn - Khâu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách

- Khâu chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước - Khâu kế toán và quyết toán ngân sách chi thường xuyên

- Khâu công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi thường xuyên - Khâu thực hiện chế độ chính sách

Chọn mẫu:

Điều tra về thực trạng chi thường xuyên ngân sách huyện: Do hạn chế về mặt thời gian nên tác giả chỉ tập trung khảo sát cán bộ làm nghiệp vụ kế toán, chủ tài khoản ngân sách tại các xã (38 mẫu); lãnh đạo, cán bộ phụ trách chi thường xuyên phòng Tài chính - Kế hoạch huyện (02 mẫu); kế toán, chủ tài khoản các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện (10 mẫu); cán bộ công nhân viên chức, người lao động trong các đơn vị (60 mẫu). Tổng phiếu điều tra 110 phiếu.

Điều tra về tình hình thực hiện chế độ chính sách đảm bảo xã hội nhằm đánh giá về thực hiện chi trả chế độ chính sách, đảm bảo xã hội trong thực hiện nhiệm vụ chi bảo đảm xã hội, phục vụ cho nội dung phân tích chi phân tích cơ cấu chi thường xuyên theo nhiệm vụ và phân tích cơ cấu chi thường xuyên theo

nội dung kinh tế: tác giả thực hiện phỏng vấn đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ (phụ huynh học sinh được nhận hỗ trợ chi phí học tập 50 mẫu; người hưởng chính sách người có công: 50 mẫu). Tổng số phiếu điều tra 100 phiếu.

Thời gian phỏng vấn, khảo sát: từ tháng 4/2019 đến tháng 5/2019. Với tài liệu trên nguồn số liệu lấy là dự toán chi ngân sách từ 3 năm 2016 - 2018, số liệu chi ngân sách thường xuyên năm 2016 - 2018, quyết toán chi ngân sách các năm 2016 - 2018.

3.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh.

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các con số tuyệt đối, tương đối, các bảng, biểu để mô tả các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích. Phương pháp này dùng để mô tả thực trạng chi thường xuyên ngân sách của huyện Đông Hưng.

- Phương pháp thống kê so sánh: Cần đảm bảo các điều kiện đồng bộ để cóthể so sánh được các chỉ tiêu như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính, đồng thời theo mục đích phân tích mà quyết định gốc so sánh. Có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối và số tương đối. Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh là so sánh theo thời gian qua các năm để xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu qua các năm, từ đó thấy được xu hướng, kết quả đạt được.

- Phương pháp phân tích là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG - TỈNH XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG - TỈNH THÁI BÌNH

4.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng Đông Hưng

4.1.1.1. Chức năng của UBND huyện Đông Hưng

Ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng do Hội đồng nhân dân huyện bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân huyện và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND huyện Đông Hưng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân huyện cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng có chức năng duy nhất là quản lý nhà nước, vì quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ủy ban nhân dân. Trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.

Thực hiện và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Tổ chức và quản lý phát triển nền kinh tế, các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, thể dục, thể thao.

Thực hiện các chính sách xã hội.

Điều hành, phòng chống tội phạm đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp công dân.

Xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ đất nước. Tăng cường và củng cố quan hệ hợp tác quốc tế.

4.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Đông Hưng

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện:

+ Các biện pháp thưc hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội các vấn đề về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền; thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.

- Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.

4.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Đông Hưng

Cơ cấu tổ chức hành chính của UBND huyện Đông Hưng gồm Chủ tịch UBND huyện và 3 Phó chủ tịch huyện và các ủy viên là trưởng các phòng ban cơ quan chuyên môn của huyện, Trưởng Công an huyện, Quân sự huyện. Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu UBND huyện, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân huyện; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

Phó chủ tịch UBND huyện là người giúp Chủ tịch UBND huyện phụ trách một trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, nông nghiệp; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của huyện gồm có 12 phòng chuyên môn và cơ quan tương đương phòng chịu, trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công:

- Phòng Tài chính – kế hoạch - Phòng Nội vụ

- Phòng Thanh tra

- Phòng Tài nguyên – Môi trường

- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Phòng Văn hóa – Thông tin

- Phòng Giáo dục - Phòng Y tế - Phòng Nội vụ - Phòng Kinh tế - Hạ tầng - Phòng Tư pháp - Văn phòng HĐND&UBND

Nhìn chung về cơ cấu tổ chức bộ máy trong thời gian qua liên tục được củng cố và tăng cường, đảm bảo đáp ứng thực hiện nhiệm vụ của huyện; góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển ổn định, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện.

4.1.2. Tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình Hưng - tỉnh Thái Bình

Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu bộ máy quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (Hình 4.1).

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN tại huyện Đông Hưng

Phòng KHTC là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện, chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách hàng năm, quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước hợp lý sẽ là một trong các nhân tố có vai trò mang tính chất quyết định góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách nhà nước. Hệ thống ngân sách nước ta chia làm 4 cấp (ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã) tương ứng với cơ chế phân cấp quản lý hành chính các đơnvị hành chính. Ngân sách nhà nước

Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch Phó Trưởng phòng phụ trách kế hoạch và đầu tư Phó Trưởng phòng phụ trách ngân sách Cán bộ nghiệp vụ phụ trách kế hoạch Cán bộ nghiệp vụ phụ trách đầu tư Kế toán thu, chi ngân sách Kế toán chuyên quản Cán bộ nghiệp vụ quản lý công sản, vật giá Chủ tịch UBND huyện

huyện Đông Hưng là một cấp ngân sách và nó có trách nhiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách của huyện Đông Hưng.

4.1.3. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình tỉnh Thái Bình

Nguồn vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò rất quan cho sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế. Trong tổng nguồn chi ngân sách nhà nước thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguồn vốn này dùng để đảm bảo hoạt động hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, huyện đã có nhiều cố gắng trong quản lý điều hành ngân sách linh hoạt, tiết kiệm đảm bảo thực hiện theo dự toán được giao và thực hiện các nhiệm vụ phát sinh đột xuất. Trong giai đoạn 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018, tổng chi ngân sách nhà nước huyện Đông Hưng thực hiện là 3.572.115 triệu đồng, trong đó chi thường xuyên thực hiện 2.038.284 triệu đồng, chiếm 57,1% tổng chi ngân sách nhà nước của huyện.

Công tác tổng hợp quyết toán thu chi ngân sách cấp huyện hiện nay do Phòng Tài chính-kế hoạch huyện thực hiện có đối chiếu với số liệu của cơ quan thuế, Kho bạc nhà nước huyện và các cơ quan có liên quan. Qua bảng 4.1, bảng 4.2 có thể thấy rằng, UBND huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ chi ngân sách huyện hằng năm, các nhiệm vụ chi được HĐND huyện giao, UBND huyện đều tổ chức thực hiện đạt và vượt kế hoạch, tỷ trọng chi đầu tư phát triển qua các năm tăng lên rõ rệt, tỷ trọng chi thường xuyên giảm tạo điều kiện tăng tích lũy cho chi đầu tư.

Tuy nhiên trong những năm qua chất lượng lập dự toán chi ngân sách huyện còn nhiều hạn chế. Công tác lập dự toán chi ngân sách huyện chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình chi ngân sách huyện làm cho giá trị thực hiện lớn hơn so với kế hoạch đề ra, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)