Điềukiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 46)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điềukiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2015, dân số huyện Văn Bàn có 85.772 người, người với tổng số hộ 21.443067 hộ (bình quân 4 người/hộ). Mật độ dân số năm 2015 của huyện là 59 người/km2

Qua bảng 3.2 ta thấy số khẩu phí nông nghiệp năm 2015 là 23.535 nhân khẩu, chiếm 27,4%. Cơ cấu khẩu phi nông nghiệp tăng lên, đây là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Năm 2013 toàn huyện có 16.683 hộ, đến năm 2015 tăng lên 21.443 hộ bình quân 3 năm tăng là 1,11%; trong tổng số hộ năm 2013 thì hộ nông nghiệp là 13.030 hộ, chiếm 78,1%, hộ phi nông nghiệp là 3.353 hộ chiếm 21,9% năm 2015, bình quân mỗi năm số hộ nông nghiệp giảm là 2,8% còn hộ phí nông nghiệp tăng là 2,9%.

Về lao động, năm 2013 có 50.050 lao động trong độ tuổi, chiếm 60% tổng số nhân khẩu, năm 2015 có 51.463 lao động chiếm 62,2% tổng số nhân khẩu, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 2,2%.

33

Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Văn Bàn năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ

I-Tổng số nhân khẩu người 83.416,0 100,0 84.217,0 100,0 85.772,0 100,0 101,0 101,8 101,1

1-Khẩu nông nghiệp " 65.153,0 78,1 64.587,0 76,7 62.237,0 72,6 99,1 96,4 97,7

2- Khẩu phi nông nghiệp " 18.263,0 21,9 19.630,0 23,3 23.535,0 27,4 107,5 119,9 113,6

II- Tổng số hộ hộ 16.683,0 100,0 18.714,9 100,0 21.443,0 100,0 112,2 114,6 101,1

1- Hộ nông nghiệp " 13.030,0 78,1 14.352,7 76,7 15.559,0 72,6 110,2 108,4 97,3

2- Hộ phi nông nghiệp " 3.653,0 21,9 4.362,2 23,3 5.884,0 27,4 119,4 134,9 116,1

III- Tổng số lao động người 50.050,0 100,0 50.530,2 100,0 51.463,2 100,0 86,5 101,8 103,3 1- Lao động nông nghiệp " 39.092,0 66,9 38.752,2 76,7 37.342,0 72,6 99,1 96,4 98,9 2- Lao động phí nông nghiệp " 10.958,0 18,8 11.778,0 23,3 14.121,0 27,4 107,5 119,9 115,2 IV- Các chỉ tiêu bình quân

1- Bình quân khẩu/hộ người 5,0 4,5 4,0 100,1 98,7 99,4

2- Bình quân lao động/hộ LĐ 3,5 2,7 2,4 101,2 103,1 102,1

3- Bình quân khẩu NN/hộ NN người 5,0 4,5 4,0 101,8 99,0 100,4

4- Bình quân LĐ NN/hộNN LĐ 3,0 2,7 2,4 102,7 100,6 101,6

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lào Cai và huyện Văn Bàn (2015)

Khi nhìn vào cơ cấu lao động cho thấy cơ cấu lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh, năm 2013 chiếm 78,1%, năm 2015 chiếm 72,6%, bình quân 3 năm giảm 1.55%%. Lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2013 chiếm 21,9% và có tốc độ tăng tương đối cao, bình quân hàng năm tăng 4%. Nguyên nhân là do trên ñịa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ.

Xét một số chỉ tiêu cho thấy đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng có xu hướng giảm, nguyên nhân giảm dần là do diện tích đất nông nghiệp được đưa vào công nghiệp xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trong khi đó nhân khẩu ngày một tăng. Lao động phi nông nghiệp thường là lao động trẻ tuổi có tay nghề, có trình độ, năng động, làm việc trong các nhà máy xí nghiệp. Để nâng cao thu nhập cho người lao động cần hỗ trợ vốn nâng cao tay nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo việc làm giải quyết lao động lúc nông nhàn.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất các ngành tăng khá cao, quy mô nền kinh tế tăng nhanh: Tăng trưởng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện bình quân giai đoạn 2013-2015 là 6,7%. Trong đó tăng trưởng giá trị gia tăng ngành Nông lâm nghiệp là 2,3%/năm; tăng trưởng ngành Công nghiệp - Xây dựng là 4%/năm; tăng trưởng khu vực dịch vụ là 2%/năm

Cơ cấu kinh tế tính theo giá trị sản xuất các ngành theo hướng tăng tỷ trọng các khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ: Tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm thủy sản giảm từ 34,66% năm 2013 xuống còn 32,53% năm 2015, giảm 2,13%. Tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 51,48 % năm 2013 lên 54,90% năm 2015, tăng 3,07%. Tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ tăng từ 11,68 % năm 2013 xuống 12,57% năm 2015, tăng 1,1%.

Về thu ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt 98,10 tỷ đồng (trong đó thu ngân sách các khoản đóng góp là 47 tỷ đồng). Các khoản thu ngân sách trên địa bàn sau khi đã trừ đi các khoản thu đóng góp chủ yếu là thuế ngoài quốc doanh (chiếm 44,3%), thuế tài nguyên (8,1%), thu giao quyền sử dụng đất (21,6%). Điều này thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện khá phát triển và đây cũng là điều kiện thuận lợi để tạo nguồn thu ổn định, bền vững cho huyện trong thời gian tới. Bên cạnh đó việc khai thác tốt quỹ đất đô thị để đấu giá thu tiền sử dụng đất cũng là một kênh quan trọng để khai thác nguồn thu trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

35

Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Văn Bàn năm 2013-2015 Hạng mục Hạng mục 2013 2014 2015 So sánh (%) Giá trị (tr. đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr. đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr. đồng) Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 547.260 100,00 678.921 100,00 789.523 100,00 124,1 116,3 120,2

1.1. Nông lâm thủy sản 199.654 36,48 237.568 34,99 256.815 32,53 119,0 108,1 113,5

1.2. Công nghiệp, xây dựng 283.672 51,83 361.807 53,29 433.472 54,90 127,5 119,8 123,7

Trong đó: Khai khoáng 141.836 25,92 253.265 37,30 381.455 48,31 178,6 150,6 164,6

1.3. Dịch vụ 63.934 11,68 79.546 11,72 99.236 12,57 124,4 124,8 124,6

II. Một số chỉ tiêu kinh tế

2.1. Giá trị sản xuất bình quân/ hộ 6,56 8,06 9,20 122,9 114,2 118,5

2.2. Thu nhập bình quân / khẩu/ năm 9,50 12,50 13,00 131,6 104,0 117,8

2.3. Tỷ lệ hộ nghèo 6,20 5,70 5,30 0,0

Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách năm 2015 đạt 506,24,0 tỷ đồng, tăng bình quân 23%/năm (giai đoạn 2011-2015). Tăng trưởng chi ngân sách cao, tuy nhiên chủ yếu là tăng chi thường xuyên (chi cho tăng lương, tăng chế độ đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội...). Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, ưu tiên chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm và các chương trình mục tiêu khác đã được chú trọng và có những biện pháp cụ thể qua từng năm.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Mạng lưới giao thông;

Hiện nay 19/23 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã, còn lại 04 xã đang đầu tư xây dựng đường nhựa gồm: Nậm Mả, Nậm Xây, Nậm Dạng, Nậm Chày. Kế hoạch năm 2015: 23/23 xã có đường nhựa đến trung tâm; 271/271 thôn bản có đường xe máy đến được trung tâm thôn.

Đối với đường giao thông đường bộ do Trung ương và tỉnh quản lý đã xây dựng và nâng cấp các tuyến quốc lộ và đường tỉnh chạy qua địa bàn huyện (theo quy hoạch chung của Trung ương và tỉnh Lào Cai). Cụ thể:

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuất phát từ Nội Bài - Hà Nội, đến khu kinh tế Kim Thành - Lào Cai, đoạn tuyến đi qua địa phận huyện Văn Bàn đã hoàn thành, tiêu chuẩn đường cao tốc 2 làn xe, mặt đường bê tông nhựa.

Quốc lộ 279: tuyến đi qua khu vực miền núi, nhiều đoạn có địa hình khó khăn, nhiều đèo dốc dài, quanh co và hạn chế tầm nhìn. Đoạn tuyến đi qua huyện Văn Bàn đạt từ cấp V-IV miền núi, mặt đường láng nhựa, BTN, phần lớn chất lượng rất xấu.

Tỉnh lộ 151 được nâng cấp đảm bảo đúng tiêu chuẩn cấp IV, mặt đường rải thảm bê tông nhựa. ĐT151B đoạn Võ Lao - Nậm Rạng - Hòa Mạc đang được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp VMN; Đoạn ĐT151 đoạn Tân An - Khe Sang đang được nâng cấp.

Đối với đường huyện quản lý đã được nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến đường đáp ứng yêu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của dân cư. Cụ thể:

Đường Nậm Xây đi Mà Sa Phìn, đường Dần Thàng đi Nậm Chày, đường Văn Bàn - Nậm Tha- Phong Dụ Hạ đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp VIMN.

sông Hồng, lòng sông dốc, hẹp, quanh co, có nhiều đá ngầm và chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế.

Đường giao thông nông thôn: Trong giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn toàn huyện đã nâng cấp, làm mới 223 công trình với tổng chiều dài L = 267,54 km. (Trong đó: đường BTXM: 157 công trình, chiều dài L=177,10km; đường cấp phối: 42 công trình, chiều dài L= 40,8km; mở mới nền đường: 24 công trình, chiều dài L = 497km).

Tính đến hết năm 2015 huyện Văn Bàn đã có 23/23 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%; 242/271 thôn bản có điện lưới quốc gia đạt 89,3%; và có 16.066/17.793 hộ sử dụng điện, đạt 90,26%. Hiện nay còn 29 thôn bản (năm 2011 có 33 thôn chưa có điện) trong 13 xã chưa có điện gồm: Bản Mới, Phìn Hồ, Mà Sa Phìn (xã Nậm Xây); Pom Khén (xã Minh Lương); Nậm Con (xã Thẳm Dương); Nậm Hốc, Tùn Trên, Tùn Dưới (xã Dương Quỳ); Nậm Cần, Nậm Hò (xã Dần Thàng); Khâm Trên, Khâm Dưới, Tà Moòng (xã Nậm Chày); Ít Nộc 1, thôn Ít Nộc 2 (xã Làng Giàng); Nà Nheo (xã Khánh Yên Hạ); Thi, Thi 1, Phúng, Hát Tình, Tằng Pậu, Bẻ 4 (xã Chiềng Ken); Khe Nà (xã Nậm Tha); Thùng 1, Thùng 2, Khe Sóc (xã Tân Thượng); Khe Bàn 1, Khe Bàn 2 (xã Tân An); Nậm Lạn (xã Nậm Dạng).

Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện hiện nay gồm có 226,85 km đường dây 35KV; 268,08 km đường dây 0,4 KV; 103 Trạm biến áp với tổng công suất 10.060 KVA; 48km đường dây 110 KV gồm có các tuyến: Tằng Loong - Khe Lếch là 22km; Khe Lếch - Nậm Tha 26km; Tuyến đường dây và trạm biến áp 110 KV Khe Lếch - Văn Bàn đang xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Huyện Văn Bàn là một huyện vùng cao tỉnh Lào Cai là huyện tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn, đóng góp quan trọng trong việc thu ngân sách của tỉnh nói chung và của huyện nói riệng. Trong thời gian qua huyện đã có nhiều chính sách đổi mới về phát triển kinh tế, trong đó, đặc biệt là việc phát triển kinh tế trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản. Tuy nhiên bên cạnh việc tạo nguồn thu cho tỉnh, huyện thì quá trình khai thác khoáng sản ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và các tệ nạn xã hội nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả. Việc quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện thời gian qua bộc

lộ những hạn chế yếu kém dẫn đến nhiều vụ khai thác khoáng sản trái phép gây thất thu cho ngân sách. Một trong những nguyên nhân đó là do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, các loại khoáng sản quý, hiếm đều nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, nên công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản còn gặp rất nhiều khó khăn, ngoài ra lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở các cấp còn hạn chế về số lượng; ở cấp huyện và cấp xã đều không có cán bộ chuyên ngành khoáng sản do đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực khoáng sản.

Việc cập nhật quy định mới của pháp luật của một số tổ chức, cá nhân chưa kịp thời, dẫn đến việc áp dụng pháp luật về luật khoáng sản và pháp luật liên quan chưa đầy đủ, thực hiện chưa nghiêm túc; chưa thực sự quan tâm đến nghĩa vụ trong hoạt động khoáng sản, trong đó có công tác bảo vệ môi trường. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tôi chọn 3 xã trên địa bàn huyện đại diện cho các xã có khối lượng các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện là địa bàn nghiên cứu của đề tài như: Xã Sơn Thủy là xã có số lượng doanh nghiệp khai thác Quặng Sắt và A Pa tít; xã Võ Lao là xã có trữ lượng khoáng sản là đá xây dựng và các doanh nghiệp khai thác đã; xã Nậm xây là xã có trữ lượng vàng sa khoáng cũng là nơi có địa hình phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý khai thác khoáng sản.

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố như: Các báo cáo, đề án, dự án, qua sách báo, tạp chí, bài viết, niên giám thống kê, internet, các công trình nghiên cứu có liên quan... Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của công tác quản lý khoáng sản, tôi tiến hành tra cứu, tìm hiểu từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây. Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình kinh tế xã hội, khai thác trên địa bàn tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và thu thập, tổng hợp các thông tin này tại các cơ quan, phòng ban liên quan ở địa phương, như: Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở ngành có liên quan, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các Phòng tài nguyên và môi trường huyện, chi cục thuế huyện, Chi cục thống kê và cán bộ chuyên môn liên quan của huyện, UBND và các cán bộ chuyên môn liên quan của các xã.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Để tìm hiểu, thu thập số liệu sơ cấp về tình hình thực hiện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện được thu thập qua quá trình điều tra khảo sát thực tế địa bàn nghiên cứu, để thu thập tài liệu này tôi sử dụng các bảng hỏi được thiết kế sẵn. Mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn lãnh đạo các sở ban ngành, các cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản; người dân tại các khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản; các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở huyện được xây dựng gồm 2 phần chính:

Phần I: Thu thập thông tin chung của hộ gia đình gồm tên, tuổi, địa chỉ của chủ hộ; nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa và chuyên môn.

Phần II: Thu thập Điều tra ý kiên người được phỏng vấn về việc quản lý và khai thác khoáng sản và ý kiến đề xuất tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với khai thác khoáng sản trong thời gia tới.

Đối với việc điều tra, phỏng vấn cán bộ có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, tôi tiến hành phát phiếu điều tra đối với cán bộ cấp tỉnh như: Sở Tài nguyên và Môi trường, cán bộ sở Công thương, cán bộ Cục thuế tỉnh, Cán bộ sở Xây dựng về công tác triển khai, phối hợp quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản.

Đối với việc điều tra phỏng vấn đối với các doanh nghiệp có liên quan đến việc khai thác khoáng sản tại các mỏ trên địa bàn huyện, đối với mỗi một mỏ được cấp phép khai thác tôi tiến hành phỏng vấn giám đốc điều hành mỏ và 01 công nhân khai thác tại mỏ về công tác khai thác, chấp hành pháp luật về khai thác khoáng sản và các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường, an toàn mỏ và các quy định nhà nước…

Đối với việc phỏng vấn người dân xung quanh các mỏ khai thác khoáng sản tôi tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số hộ dân tại khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)