Kinh nghiệm quản lý khai thác khoáng sả nở một số địa phương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 33 - 36)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý khai thác khoáng sả nở một số địa phương trong

trong nước

Thực hiện nguyên tắc quản lý: chỉ được tiến hành khai thác khoáng sản khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, các tỉnh, thành phố đã quan tâm thực hiện trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Ủy ban nhân đân các tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương có nhiều khoáng sản đã được thực hiện nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép bằng nhiều hình thức như: ban hành các công văn, chỉ thị

nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, các địa phương, các ngành chức năng công bố địa chỉ thư điện từ, số điện thoại đường đây nóng để tổ chức, cá nhân biết, phản ánh mọi thống tin về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn; tổ chức nhiều đợt truy quyét, giải tỏa, tịch thu nhiều phương tiện phục vụ khai thác trái phép, xử phạt hành chính đối với các tổ chức cá nhân. Điển hình như các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa...

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là một biện pháp trong lộ trình minh bạch hóa hoạt động khai thác khoáng sản lần đầu thực hiện tại nước ta. Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên hoàn thành thực thi chính sách này đã có được những kinh nghiệm quý. Để thực hiện thuận lợi, tỉnh đã thành lập hội đồng thẩm định để xem xét, xác định số tiền các đơn vị phải nộp làm cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi có Quyết định phê duyệt số tiền cấp quyền khai thác của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh để thông báo cho tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định.

Ràng buộc được trách nhiệm của doanh nghiệp khai khoáng với nơi có khoáng sản sẽ giữ gìn được môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững ở địa phương. Theo kinh nghiệm của Lào Cai, tỉnh đã thu phí vận chuyển từ doanh nghiệp khoang sản để phục vụ chương trình cải tạo các tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng. Do cả nước chưa quy định về thu cụ thể nên tỉnh tự xây dựng và ban hành mức thu dựa trên nguyên tắc: bảo đảm đủ tiền để xây dựng sửa chữa đường trong khả năng đóng góp của doanh nghiệp và mức thu được điều chỉnh theo giá bán quặng. Được sự giải trình, phân tích thuyết phục của tỉnh, các doanh nghiệp đã thống nhất thực hiện việc đóng phí này.

Về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công quy định này. Để thực hiện, trong thời điểm Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hướng dẫn, UBND tỉnh đã chủ động ban hành các quyết định số: 2261/QĐ-UBND ngày 28/6/2010 quy chế tạm thời về việc đấu giá quyền khai thác cát, sỏi, đất và đá làm vật liệu xây dựng thuộc thẩm quyền; Số 1040/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 quy định tạm thời về trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm để đấu giá và giao cấp quyền khai thác mỏ VLXD. Kết quả đấu giá, từ năm 2010 đến năm 2013, đã đấu giá thành công 45 mỏ cát, thu về ngân sách nhà nước 165.356 triệu đồng và đảm bảo điều kiện tiến hành cấp phép cho 45 mỏ cát, phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Trước hiệu quả của việc đấu

giá khoáng sản mang lại Trong năm 2014, 2015 nhiều địa phương đã phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm minh bạch việc cấp phép khai thác khoáng sản tránh tình trạng xin cho đồng thời thu được kinh phí cho ngân sách như tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, … (Báo cáo Bộ Tài nguyên và môi Trường, 2015).

Về việc quản lý nhà nước, UBND huyện Tân Sơn tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp để chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, đưa hoạt động này trở về nề nếp. Huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về quản lý, khai thác khoáng sản. Hàng năm, huyện đều thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, thanh tra các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản nhằm phát hiện, xử lý, chấn chỉnh những vi phạm trong lĩnh vực này trên địa bàn huyện. Huyện phối hợp với UBND các xã trong việc quản lý các hoạt động khoáng sản, thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện, tổng hợp báo cáo, tham mưu đề xuất cho UBND huyện các biện pháp xử lý khi phát hiện trường hợp vi phạm. Đối với từng vụ việc khai thác khoáng sản trái phép bị phát hiện, UBND huyện đều chủ động nắm bắt tình hình, ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản theo thẩm quyền. Trong đó huyện có giao trách nhiệm cho các xã thực hiện đúng công tác quản lý và cấp phép cải tạo, san gạt đất, hạ cốt, san nền của các hộ dân theo đúng quy định, tránh tình trạng lợi dụng việc san gạt đất để thăm dò khoáng sản. Trong công tác quản lý khoáng sản, huyện phát huy vai trò giám sát của khu dân cư, của nhân dân trong việc hỗ trợ chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc quản lý khoáng sản. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên khoáng sản, khai thác khoáng sản đến doanh nghiệp và người dân được quan tâm chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Do đó, tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn đã từng bước đi vào nền nếp, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện cơ bản được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Qua việc thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên khoáng sản đã cho thấy có nhiều chuyển biến rõ nét, nổi bật đó là: Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản được tăng cường; công tác giải quyết hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản được cải tiến rõ rệt, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản được duy trì và tiếp tục đẩy mạnh, góp phần chấn chỉnh hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện; hệ thống văn bản QPPL về khoáng sản được hoàn thiện ngày càng góp phần tạo điều kiện

thuận lợi nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản…từ đó UBND huyện đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý khoáng sản, trong đó tập trung vào các nội dung, đó là: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hoạt động khoáng sản, nhất là ở xã, khu dân cư sẽ nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, giảm thiểu được các rủi ro đến môi trường và xã hội. (Báo cáo tình hình quản lý khoáng sản Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái, 2015).

Tại tỉnh Kom tum để quản lý hiệu quả hoạt động khoáng sản, ngày 22 tháng 2 năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND). Theo đó, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý hoạt động khoáng sản, các cơ quan trên địa bàn tỉnh Kon Tum thực hiện theo đúng nguyên tắc, nghiệp vụ, chuyên môn, chế độ bảo mật của mỗi cơ quan, bảo đảm kết quả phối hợp đạt chuẩn chất lượng và thời gian yêu cầu; đảm bảo tính thống nhất, tập trung; không hình thức, chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung về công tác quản lý hoạt động khoáng sản; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.

Thực tiễn quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản nên trên là những kinh nghiệm quý báu cho công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung trong đó có huyện Văn Bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)