3.1.1.1. Vị trí địa lý
Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm của tỉnh Lào Cai 75km. Tọa độ địa lý của huyện là từ 21°57′ đến 22°17′ vĩ độ Bắc và 103°57′ đến 104°30′ kinh độ Đông.
- Phía đông giáp với huyện Bảo Yên. - Phía tây giáp với tỉnh Lai Châu.
- Phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái. - Phía Bắc giáp với huyện Bảo Thắng và Sa Pa.
Sơ đồ 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Lào Cai, có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh với 142.608,29 ha. Huyện Văn Bàn có tuyến đường quốc lộ 279 đi qua, có điểm đấu nối với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đây là những điều kiện thuận lợi trong công việc lưu thông hàng hóa, giao lưu kinh tế văn hóa xã hội với bên ngoài. Huyện Văn Bàn có vị trí, vai trò là đầu mối hợp tác, liên kết với các huyện, thành phố phía tây tỉnh Yên Bái, các huyện Tân Uyên, Than Uyên (Lai Châu) và một số huyện của tỉnh Sơn La. Toàn huyện có 22 xã và 01 thị trấn.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện thuộc khối nâng kiến tạo mạnh và rất phức tạp, nằm giữa 2 dãy núi lớn: Hoàng Liên Sơn ở phía Tây và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Phần lớn địa hình là đồi núi cao xen lẫn các thung lũng, bồn địa nhỏ hẹp và hệ thống khe suối đan xen, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng có thể xảy ra sạt lở, trượt khối. Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85m).
Nhìn chung địa hình nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống Đông - Đông Nam, độ dốc trung bình từ 20 - 250, có nơi trên 500 và có thể chia thành 2 dạng đặc trưng sau:
Địa hình đồi núi cao: Chiếm hơn 90% diện tích tự nhiên, phần lớn là các dãy núi có độ cao từ 800 – 1.000m, độ dốc trung bình từ 25 – 350, có nơi trên 500. Các dãy núi phân bố không theo hướng nhất định mà tạo thành những đai ngăn cách giữa các xã trong huyện.
Địa hình thung lũng và bồn địa: Chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên, phân bố xen lẫn giữa các dãy núi, đồi và có ở tất cả các xã trong huyện. Dạng địa hình này tương đối bằng, độ cao trung bình từ 400 - 500m, độ dốc trung bình từ 3 - 100.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Văn Bàn nói chung nằm trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Một năm khí hậu chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ, mùa đông thường kéo dài, mùa xuân, mùa thu thường ngắn.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C, mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 20 - 25o, cao nhất vào tháng 7 (28 - 32oC), nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39oC, nhiệt độ tối thấp 3oC. Tích ôn hàng năm khoảng 7.500 - 8.000oC.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình biến động trong khoảng từ 1.400 – 1.470 giờ, số ngày nắng, số giờ nắng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều, cao nhất tháng 5 (trung bình từ 150 - 200 giờ), tháng 2 số giờ nắng ít nhất từ 30 - 40 giờ.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm là 86% và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm. Độ ẩm không khí thấp nhất vào tháng 12 khoảng 65 - 75% và cao nhất vào tháng 7 khoảng 80 - 86%.
Lượng mưa: Tổng lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1.500 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trong năm chủ yếu tập trung từ tháng 7 - tháng 10, chiếm khoảng 70% lượng mưa cả năm. Vào các tháng mùa đông lượng mưa ít, trung bình từ 50 - 100 mm/tháng. Mưa đá có thể xảy ra bất thường vào các tháng 3, 4, 5 và xuất hiện không thường xuyên qua các năm.
Chế độ gió: Ngoài chịu ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa gió chính (gió Đông Bắc, gió Tây Nam). Huyện Văn Bàn còn chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào. Gió Lào thường xuất hiện vào các tháng 5, 8, 9 nóng và khô gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng cũng như đời sống, sinh hoạt của con người.
Giông, lốc, bão: Xuất hiện vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn. Huyện Văn Bàn ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thường xuất hiện lốc vào tháng 3, tháng 4.
Sương: Sương mù thường xuất hiện, bình quân một năm có 60-70 ngày sương mù. Mùa đông những ngày rét đậm thường có sương muối kéo dài từ 2-3 ngày.
Đánh giá một cách tổng quát khí hậu thời tiết của huyện Văn Bàn vẫn mang đặc thù chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng. Tuy nhiên mùa mưa thường có lũ cục bộ, mùa khô nắng hạn kéo dài ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Diện tích đất đai của huyện được thể hiện qua bảng 3.1. Với điều kiện là huyện vùng cao lên diện tích đất chủ yều là đồi núi và không có sự biến động lớn. Cụ thể: Năm 2015, với tổng diện tích đất tự nhiên là 142. 345.45 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 14.875,25ha (chủ yếu là đất trồng cây hàng năm), chiếm 10,45%, diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp là 89.912,04 ha chiếm 89.912,04 diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 5.130,34 ha chiếm
3,60% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng là 31.846,54ha chiếm 22,37% diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1.Tình hình đất đai của huyện Văn Bàn năm 2015
STT Tên loại đất Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) I Tổng diện tích đất tự nhiên 142. 345.45 100.00 1 Đất nông nghiệp 105.368,57 74,02
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 14.875,25 10,45
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 11.107,83 7,80
1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.593,37 3,23
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 6.514,46 4,58
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.767,42 2,65
1.2 Đất lâm nghiệp 89.912,04 63,16 1.2.1 Đất rừng sản xuất 41.332,36 29,04 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 26.497,58 18,61 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 22.082,11 15,51 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 580,71 0,41 1.4 Đất nông nghiệp khác 0,57 0,00
2 Đất phi nông nghiệp 5.130,34 3,60
2.1 Đất ở 636,21 0,45
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 573,74 0,40
2.1.2 Đất ở tại đô thị 62,47 0,04
2.2 Đất chuyên dùng 2.717,07 1,91
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 17,21 0,01
2.2.2 Đất quốc phòng 98,80 0,07
2.2.3 Đất an ninh 1,30 0,00
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 102,95 0,07
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1.071,78 0,75 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 1.425,04 1,00
2.3 Đất cơ sở tôn giáo 0,00 0,00
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 3,74 0,00
2.5
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng 51,63 0,04
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1.710,86 1,20
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 10,82 0,01
2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,00
3 Đất chưa sử dụng 31.846,54 22,37
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 345,02 0,24
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 30.082,43 21,13
3.3 Núi đá không có rừng cây 1.419,09 1,00
II Một số chỉ tiêu bình quân
2.1 Đất nông nghiệp bình quân /hộ 0,71 -
2.2 Đất lâm nghiệp bình quân/ hộ 4,25 -
3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Theo các Quy hoạch đã công bố thì trữ lượng của một số loại tài nguyên khoáng sản chính ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai như sau:
Quặng sắt: Tổng trữ lượng khoảng 100 triệu m3, tập trung chủ yếu ở xã Sơn Thủy, Văn Sơn, Thẩm Dương, Võ Lao, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Thượng, Chiềng Ken, Tân An.
Vàng Sa Khoáng : Trữ lượng gần 2.000kg, tập trung chủ yếu ở xã Nậm Xây, xã Minh Lương.
A pa tít: Trữ lượng > 100 triệu m3, tập trung chủ yếu ở xã Sởn Thủy, xã Chiềng Ken.
Đá xây dựng: Trữ lượng > 500 nghìn m3, tập trung chủ yếu ở xã Võ Lao, Khánh yên Trung, Khánh Yên Thượng, Chiềng Ken, Tân An.
Cát xây dựng: Trữ lượng > 50 nghìn m3, tập trung chủ yếu ở xã Hòa Mạc, Dương Quỳ, Thẩm Dương.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có khoáng sản là Man Gan, tập trung ở xá Văn Sơn với trữ lượng hang nghìm m3; khoáng sản là Cao Lanh với trữ lượng hang nghìn m3.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2015, dân số huyện Văn Bàn có 85.772 người, người với tổng số hộ 21.443067 hộ (bình quân 4 người/hộ). Mật độ dân số năm 2015 của huyện là 59 người/km2
Qua bảng 3.2 ta thấy số khẩu phí nông nghiệp năm 2015 là 23.535 nhân khẩu, chiếm 27,4%. Cơ cấu khẩu phi nông nghiệp tăng lên, đây là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
Năm 2013 toàn huyện có 16.683 hộ, đến năm 2015 tăng lên 21.443 hộ bình quân 3 năm tăng là 1,11%; trong tổng số hộ năm 2013 thì hộ nông nghiệp là 13.030 hộ, chiếm 78,1%, hộ phi nông nghiệp là 3.353 hộ chiếm 21,9% năm 2015, bình quân mỗi năm số hộ nông nghiệp giảm là 2,8% còn hộ phí nông nghiệp tăng là 2,9%.
Về lao động, năm 2013 có 50.050 lao động trong độ tuổi, chiếm 60% tổng số nhân khẩu, năm 2015 có 51.463 lao động chiếm 62,2% tổng số nhân khẩu, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 2,2%.
33
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Văn Bàn năm 2013 – 2015
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ
I-Tổng số nhân khẩu người 83.416,0 100,0 84.217,0 100,0 85.772,0 100,0 101,0 101,8 101,1
1-Khẩu nông nghiệp " 65.153,0 78,1 64.587,0 76,7 62.237,0 72,6 99,1 96,4 97,7
2- Khẩu phi nông nghiệp " 18.263,0 21,9 19.630,0 23,3 23.535,0 27,4 107,5 119,9 113,6
II- Tổng số hộ hộ 16.683,0 100,0 18.714,9 100,0 21.443,0 100,0 112,2 114,6 101,1
1- Hộ nông nghiệp " 13.030,0 78,1 14.352,7 76,7 15.559,0 72,6 110,2 108,4 97,3
2- Hộ phi nông nghiệp " 3.653,0 21,9 4.362,2 23,3 5.884,0 27,4 119,4 134,9 116,1
III- Tổng số lao động người 50.050,0 100,0 50.530,2 100,0 51.463,2 100,0 86,5 101,8 103,3 1- Lao động nông nghiệp " 39.092,0 66,9 38.752,2 76,7 37.342,0 72,6 99,1 96,4 98,9 2- Lao động phí nông nghiệp " 10.958,0 18,8 11.778,0 23,3 14.121,0 27,4 107,5 119,9 115,2 IV- Các chỉ tiêu bình quân
1- Bình quân khẩu/hộ người 5,0 4,5 4,0 100,1 98,7 99,4
2- Bình quân lao động/hộ LĐ 3,5 2,7 2,4 101,2 103,1 102,1
3- Bình quân khẩu NN/hộ NN người 5,0 4,5 4,0 101,8 99,0 100,4
4- Bình quân LĐ NN/hộNN LĐ 3,0 2,7 2,4 102,7 100,6 101,6
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lào Cai và huyện Văn Bàn (2015)
Khi nhìn vào cơ cấu lao động cho thấy cơ cấu lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh, năm 2013 chiếm 78,1%, năm 2015 chiếm 72,6%, bình quân 3 năm giảm 1.55%%. Lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2013 chiếm 21,9% và có tốc độ tăng tương đối cao, bình quân hàng năm tăng 4%. Nguyên nhân là do trên ñịa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ.
Xét một số chỉ tiêu cho thấy đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng có xu hướng giảm, nguyên nhân giảm dần là do diện tích đất nông nghiệp được đưa vào công nghiệp xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trong khi đó nhân khẩu ngày một tăng. Lao động phi nông nghiệp thường là lao động trẻ tuổi có tay nghề, có trình độ, năng động, làm việc trong các nhà máy xí nghiệp. Để nâng cao thu nhập cho người lao động cần hỗ trợ vốn nâng cao tay nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo việc làm giải quyết lao động lúc nông nhàn.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất các ngành tăng khá cao, quy mô nền kinh tế tăng nhanh: Tăng trưởng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện bình quân giai đoạn 2013-2015 là 6,7%. Trong đó tăng trưởng giá trị gia tăng ngành Nông lâm nghiệp là 2,3%/năm; tăng trưởng ngành Công nghiệp - Xây dựng là 4%/năm; tăng trưởng khu vực dịch vụ là 2%/năm
Cơ cấu kinh tế tính theo giá trị sản xuất các ngành theo hướng tăng tỷ trọng các khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ: Tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm thủy sản giảm từ 34,66% năm 2013 xuống còn 32,53% năm 2015, giảm 2,13%. Tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 51,48 % năm 2013 lên 54,90% năm 2015, tăng 3,07%. Tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ tăng từ 11,68 % năm 2013 xuống 12,57% năm 2015, tăng 1,1%.
Về thu ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt 98,10 tỷ đồng (trong đó thu ngân sách các khoản đóng góp là 47 tỷ đồng). Các khoản thu ngân sách trên địa bàn sau khi đã trừ đi các khoản thu đóng góp chủ yếu là thuế ngoài quốc doanh (chiếm 44,3%), thuế tài nguyên (8,1%), thu giao quyền sử dụng đất (21,6%). Điều này thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện khá phát triển và đây cũng là điều kiện thuận lợi để tạo nguồn thu ổn định, bền vững cho huyện trong thời gian tới. Bên cạnh đó việc khai thác tốt quỹ đất đô thị để đấu giá thu tiền sử dụng đất cũng là một kênh quan trọng để khai thác nguồn thu trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
35
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Văn Bàn năm 2013-2015 Hạng mục 2013 2014 2015 So sánh (%) Giá trị (tr. đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr. đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr. đồng) Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 547.260 100,00 678.921 100,00 789.523 100,00 124,1 116,3 120,2
1.1. Nông lâm thủy sản 199.654 36,48 237.568 34,99 256.815 32,53 119,0 108,1 113,5
1.2. Công nghiệp, xây dựng 283.672 51,83 361.807 53,29 433.472 54,90 127,5 119,8 123,7
Trong đó: Khai khoáng 141.836 25,92 253.265 37,30 381.455 48,31 178,6 150,6 164,6
1.3. Dịch vụ 63.934 11,68 79.546 11,72 99.236 12,57 124,4 124,8 124,6
II. Một số chỉ tiêu kinh tế
2.1. Giá trị sản xuất bình quân/ hộ 6,56 8,06 9,20 122,9 114,2 118,5
2.2. Thu nhập bình quân / khẩu/ năm 9,50 12,50 13,00 131,6 104,0 117,8
2.3. Tỷ lệ hộ nghèo 6,20 5,70 5,30 0,0
Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách năm 2015 đạt 506,24,0 tỷ đồng, tăng bình quân 23%/năm (giai đoạn 2011-2015). Tăng trưởng chi ngân sách cao, tuy nhiên chủ yếu là tăng chi thường xuyên (chi cho tăng lương, tăng chế độ đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội...). Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, ưu tiên chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm và các chương trình mục tiêu khác đã được chú trọng và có những biện pháp cụ thể qua từng năm.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông;
Hiện nay 19/23 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã, còn lại 04 xã đang đầu tư xây dựng đường nhựa gồm: Nậm Mả, Nậm Xây, Nậm Dạng, Nậm Chày. Kế hoạch năm 2015: 23/23 xã có đường nhựa đến trung tâm; 271/271 thôn bản có đường xe máy đến được trung tâm thôn.
Đối với đường giao thông đường bộ do Trung ương và tỉnh quản lý đã xây dựng và nâng cấp các tuyến quốc lộ và đường tỉnh chạy qua địa bàn huyện (theo quy hoạch chung của Trung ương và tỉnh Lào Cai). Cụ thể:
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuất phát từ Nội Bài - Hà Nội, đến khu kinh tế