CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON SAU KHI CAI SỮA

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 28 - 31)

Viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae chủ yếu khu trú và lây bệnh ở đường hô hấp, trong lòng các phế quản lớn và nhỏ. Mặt trong của hệ thống phế quản có rất nhiều lông rung có nhiệm vụ xua đẩy các chất cặn bẩn trong đường hô hấp, Mycoplasma tấn công làm tê liệt hệ thống lông rung, từ đó để lại các tổn thương trên niêm mạc phế quản tạo nên hiện tượng viêm phế quản và vùng rìa của các thùy phổi.

Trong trường hợp sức kháng bệnh yếu do stress hoặc do điều kiện vệ sinh chăm sóc kém, các vi khuẩn Pasteurella multocida, Streptococus suis, Actinobacillus pleuropneumoniae hoặc các vi-rút gây bệnh Aujeszky, vi-rút gây triệu chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) sẽ phát triển mạnh gây các bệnh viêm phổi điển hình như viêm phổi thùy lớn, viêm màng phổi và viêm phổi hóa mủ,…

Quá trình chế biến thức ăn: sự xay nhuyễn làm tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp nên heo dễ bị hắt hơi dẫn đến viêm phổi.

Khi thiếu vitamin A, tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền, từ đó thú dễ mắc bệnh đường hô hấp. Sự mất cân đối Ca, P trong khẩu phần làm xương lồng ngực bị biến dạng. Sự thiếu vitamin A sẽ có thể làm biến đổi tổ chức mô hô hấp (Nguyễn Như Pho, 2009)

18

Do môi trường: tiểu khí hậu chuồng không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trọng và sức đề kháng của heo. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp trong ngày đều làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của heo con làm cho heo

con dễ mắc bệnh mà trong đó bệnh đường hô hấp mẫn cảm nhất. Theo Hồ Thị Kim Hoa (2014), việc chuồng trại không thông thoáng cộng với cường độ

chiếu sáng không thích hợp dễ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp dẫn đến tình trạng mất điều hòa hệ hô hấp.

2.6.2Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Nhu động ruột co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa, ruột già chưa hấp thụ được nước,…tất cả đều tống ra ở hậu môn dạng lỏng hay sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể mất nhiều nước, chất điện giải và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy gây ra, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết.

Bình thường trong đường tiêu hóa của heo con, hệ vi sinh vật cộng sinh giữ vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa. Trong điều kiện bất lợi như thiếu dinh dưỡng, khí hậu không phù hợp,… thì một số vi khuẩn trở thành gây bệnh. Vi sinh vật nhiễm trực tiếp từ môi trường ngoài vào ruột qua thức ăn, nước uống sẽ chiếm dưỡng chất trong ruột để phát triển và sinh độc tố làm tổn thương màng nhày của ruột non. Trong số các vi sinh vật gây tiêu chảy thì E.coli và Salmonella là tác nhân quan trọng nhất.

Do thức ăn: khi nguồn sữa bị cắt đứt, heo con không được bú sẽ ăn nhiều hơn, trong khi đó đường tiêu hóa còn yếu, dẫn đến thức ăn không tiêu hóa hết, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có hại phát triển và tiết độc tố gây viêm ruột dẫn đến tiêu chảy.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn không cân đối: quá mặn, sắt, béo, nhiều chất xơ, tryptophane, protein, thiếu vitamin A, thiếu vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2 (Võ Văn Ninh, 2007).

19

Do nước uống: nguồn nước uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bị nhiễm tạp chất như: Cl- , NH3, NO3-, SO42-… và các vi sinh vật có hại khác đều gây bất lợi cho đường tiêu hóa của heo con, làm heo con dễ bị tiêu chảy.

Do ngoại cảnh: hoạt động chuyển chuồng, tách mẹ, ghép đàn, thay đổi môi trường sống, thay đổi thức ăn, vận chuyển làm heo bị stress nên cơ thể suy yếu, nhu động ruột giảm đột ngột, mất nhu động ruột, thức ăn không được hệ tiêu hóa xử lý dẫn đến lên men tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển dẫn đến tiêu chảy. Sau một thời gian thích nghi và quen dần với môi trường sống thì heo con sẽ giảm dần tiêu chảy.

Do khí hậu: khả năng điều tiết nhiệt ở cơ quan cảm thụ kém, chưa hoàn thiện được cơ chế điều hòa thân nhiệt, dễ bị nhiễm bệnh từ ngoài môi trường vì khả năng chống trọi với môi trường kém. Hậu quả của việc tiêu chảy là mất nước, điện giải, ngộ độc, suy kiệt và có thể chết.

2.6.3Bệnh viêm khớp

Viêm khớp do nhiễm vi trùng sinh mủ như: Staphylococcus, Streptococcus là vi trùng ái lực với khớp xương, ngoài ra còn có sự hiện diện của vi trùng E.Coli, Mycoplasma… ở bầy heo con bị tiêu chảy lờn thuốc sẽ thấy heo bị viêm khớp. Heo

con thường bị mắc bệnh là do nằm bú, chân cọ xát vào nên chuồng làm trầy da hoặc trước đó heo mẹ bị viêm vú, mầm bệnh theo sữa mẹ qua heo con sau đó mầm bệnh, theo máu của heo con đi đến các khớp xương chờ khi sức đề kháng của heo con kém thì phát bệnh. Ngoài ra, viêm khớp còn do tổn thương cơ giới như thú bị đánh đập, trượt ngã, khớp xương va mạnh vào vật cứng hoặc do kế phát các bệnh nhiễm trùng mãn tính như tụ huyết trùng, phó thương hàn. Chế độ dinh dưỡng, chuồng trại ẩm thấp, gió lùa, nóng lạnh thất thường, vệ sinh kém (Hồ Thị Kim Hoa, 2014). Viêm khớp được cho là yếu tố gây què ở heo và để lại hậu quả nghiêm trọng cho heo mắc bệnh.

20 Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)