Lượng thức ăn tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của thức ăn qua độ ngon miệng của heo, heo sẽ ăn nhiều thức ăn hơn khi thức ăn thơm ngon và có đầy đủ dưỡng chất, ngoài ra chỉ tiêu này cũng thể hiện được tình trạng sức khỏe của heo, heo khỏe mạnh sẽ ăn nhiều, lượng thức ăn tiêu thụ sẽ sử dụng nhiều. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phản ảnh được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, nếu heo ăn nhiều mà tăng trọng chậm thì hệ số chuyển biến thức ăn/kg tăng trọng khi tính ra sẽ nhiều, kết quả giá thành sản xuất sẽ cao.
Hệ số biến chuyển thức ăn/kg tăng trọng quyết định rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và chi phí thức ăn vì thức ăn chiếm phần lớn giá thành sản phẩm. Cùng một lượng thức ăn tiêu thụ như nhau, heo nào có tăng trọng cao hơn thì sẽ có hệ số biến chuyển thức ăn/kg tăng trọng ít hơn. Hệ số biến chuyển thức ăn phụ thuộc khá nhiều vào con giống, giới tính, tuổi, sức khỏe, loại thức ăn, quy trình nuôi dưỡng.
37
Do điều kiện khó khăn khách quan về chuồng trại của trại nên heo khảo sát ở mỗi đợt nuôi phải nuôi chung cả hai giới tính nên hai chỉ tiêu này cũng được theo dõi chung mà không theo dõi được riêng cho heo đực và heo cái.
Kết quả được trình bày qua Bảng 4.5
Bảng 4. 5 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển biến thức ăn/kg tăng trọng Đợt Lượng thức ăn tiêu thụ Đợt Lượng thức ăn tiêu thụ
(g/con/ngày)
Hệ số chuyển biến thức ăn (kg/kgTT) I 449 1,23 II 439 1,22 III 437 1,27 IV 425 1,24 V 428 1,22 Chung 436 1,23
Lượng thức ăn tiêu thụ tính chung cho các đợt theo dõi là 436 g/con/ngày, nhiều nhất ở đợt I (449 g/con/ngày) và ít nhất đợt IV (425 g/con/ngày)
Hệ số chuyển biến thức ăn/kg tăng trọng cũng được tính chung cho các đợt
theo dõi là 1,23 kg, nhiều nhất ở đợt III (1,27 kg) và ít nhất ở đợt II và đợt V (1,22 kg.)
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2003), khi heo được cai sữa ở 3 tuần tuổi, lượng thức ăn heo ăn vào bình thường mỗi ngày là 200 – 250 g/con/ngày ở tuần thứ nhất sau khi cai sữa và 350 – 400 g/con/ngày ở tuần thứ hai và sau đó sẽ tăng dần trong các tuần tiếp theo sẽ giúp heo phát triển tốt và sẽ giúp giải quyết những vấn đề bất ổn của tiêu hóa do bị stress khi vừa cai sữa mẹ và chuyển qua ăn thức ăn hỗn hợp hoàn toàn. Như vậy kết quả chỉ tiêu này được chúng tôi theo dõi trên đàn heo cả 5 đợt khảo sát là khá tốt, đáp ứng được nhu cầu của heo con giai đoạn sau cai sữa.
Ghi nhận của chúng tôi về lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn này
(436 g/con/ngày) ít hơn so với báo cáo của Đoàn Văn Thịnh (2020) là 593,8 g/con/ngày và Nguyễn Hữu Hoàng Phương (2020) là 610 g/con/ngày và Đỗ
38
Cũng theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2003), hệ số chuyển biến thức ăn/kg tăng trọng của heo sau cai sữa giai đoạn này ăn thấp hơn 1,4 kg là tốt và chỉ tiêu này được chúng tôi khảo sát biến thiên ít nhất ở đợt V (1,22 kg) và nhiều nhất ở đợt III (1,27 kg) là rất phù hợp với nhận định của hai tác giả trên. Kết quả này cho thấy chất lượng thức ăn dinh dưỡng, chất lượng heo giống và qui trình chăm sóc quản lý nuôi dưỡng heo giai đoạn sau cai sữa của trại rất tốt.
Chỉ tiêu này được báo cáo ở các trại khác bởi Trần Huỳnh Bạch Thủy Tiên (2019) là 1,53 kg, Nguyễn Hữu Hoàng Phương (2020) 1,54 kg và Đỗ Văn Vũ (2021) là 1,81 kg đều cao hơn khá nhiều so với kết quả của chúng tôi khảo sát tại trại này (1,23 kg).
4.5 TỶ LỆ NUÔI SỐNG
Tỷ lệ nuôi sống là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo sau cai sữa nói riêng, tỷ lệ nuôi sống phản ánh lên trình độ kĩ thuật, khả năng thích nghi, sức đề kháng của con giống. Tỷ lệ sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chế độ dinh dưỡng, trình độ quản lý chăm sóc, tình hình dịch bệnh và phòng bệnh, khả năng thích nghi của con giống.
Kết quả được trình bày qua Bảng 4.6
Bảng 4. 6 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn nhập – xuất Đợt Số heo con đầu kì Đợt Số heo con đầu kì
(con)
Số heo con cuối kì (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) P I 107 107 100 0,73 II 150 148 98,66 III 110 108 98,18 IV 103 102 99,02 V 120 119 99,16 Chung 590 584 99,00
Tỷ lệ nuôi sống đến lúc xuất tính chung cho các đợt là 99,00 %. Trong đó tỷ lệ nuôi sống đợt I là cao nhất (100,0 %) và thấp nhất là đợt III (98,18 %). Qua xử lý
39
thống kê, sự khác biệt về tỷ lệ nuôi sống giữa các đợt không có ý nghĩa với P > 0,05.
Kết quả này cho thấy do heo con cai sữa lúc vào thí nghiệm có trọng lượng tương đối lớn, số lượng heo nuôi mỗi đợt nuôi vừa phải nên khi heo cai sữa nhập về được tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật từ khâu chuẩn bị nhập heo đến quá trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đến khi hết giai đoạn sau cai sữa nên heo ít bệnh và chết vì vậy có tỉ lệ nuôi sống khá cao.
Theo Võ Văn Ninh (2007), tỷ lệ nuôi sống heo con sau cai sữa đến khoảng 60 – 70 ngày tuổi là 99,00 %.
Khảo sát của chúng tôi về tỉ lệ nuôi sống heo sau cai sữa trong giai đoạn này
(99,00 %) tại trại này cao hơn so với báo cáo của Trương Văn Sơn (2017) là 97,34 %, Đoàn Văn Thịnh (2020) là 97,79 % và Đỗ Văn Vũ (2021) là 98,58%
nhưng thấp hơn so với kết quả khảo sát của Trần Huỳnh Bạch Thủy Tiên (2019) và Nguyễn Hữu Hoàng Phương (2020) đều là 100 %.