ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 31)

Heo con cai sữa sau khi tách mẹ thuộc nhóm heo lai ba máu D (LY)/D (YL) có độ tuổi lúc nhập từ 21 – 24 ngày tuổi đến lúc xuất từ 60 – 63 ngày tuổi, tổng số heo khảo sát là 590 con, thuộc 5 đợt, mỗi đợt nuôi trong 2 đến 3 ô chuồng tùy thuộc vào số lượng thực tế và được trình bày qua Bảng 3.1

Bảng 3. 1 Các đợt và số lượng heo khảo sát

Đợt Số heo đực khảo sát

(con)

Số heo cái khảo sát (con) Đợt 1 (tổng đàn 107 con) 30 30 Đợt 2 (tổng đàn 150 con) 30 30 Đợt 3 (tổng đàn 110 con) 30 30 Đợt 4 (tổng đàn 103 con) 30 30 Đợt 5 (tổng đàn 120 con) 30 30 Tổng số 150 150 3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

Gồm 5 đợt khảo sát, mỗi đợt cách nhau 10 ngày, riêng chỉ tiêu trọng lượng sống theo dõi cân trực tiếp mỗi đợt ngẫu nhiên 30 cá thể đực và 30 cá thể cái. Các chỉ tiêu khác theo dõi chung cho cả đợt.

3.4 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO KHẢO SÁT 3.4.1Hệ thống chuồng trại 3.4.1Hệ thống chuồng trại

Chuồng trại của nái nuôi con

Sàn chuồng là những tấm nhựa ghép vào nhau cách nền 30 cm, nền chuồng bằng bê tông có rãnh lớn để thoát nước thải, phân và có độ dốc nghiêng về đằng

21

sau, chiều dài sàn 2,2 m và ngang 1,8 m, trong đó ô dành cho nái đẻ 2,2 m x 0,8 m, vách ngăn cao 0,6 m. Ở mỗi ô sàn đều có hệ thống đèn sưởi ấm. Xung quanh có lưới che tránh ruồi muỗi.

Máng ăn:

- Máng ăn heo mẹ làm bằng inox có trục xoay và khớp gài. - Máng ăn heo con là máng rời, tròn bằng nhựa.

Dãy chuồng nái khô, nái bầu

Được nuôi khung sắt với sàn là những tấm đan bê tông cách nền 25 cm, có độ dốc và rãnh thoát nước thải, phân tránh tình trạng ứ đọng gây viêm nhiễm. Diện tích mỗi ô chuồng dài 2,2 m, rộng 0,6 m, cao 1,3 m, hành lang 1,5 m. Xung quanh có lưới che chắn ruồi muỗi.

Chuồng nuôi heo nọc

Heo nọc ở trại nuôi chủ yếu để lấy tinh cung cấp tại trại và một phần nhỏ cung cấp cho bên ngoài, chuồng nuôi heo nọc với diện tích là 2,2 m x 3 m.

Chuồng nuôi heo sau cai sữa

Dạng chuồng sàn, sàn là những tấm nhựa ghép với nhau, cách nền 55 cm, nền chuồng bằng bê tông có có độ dốc, mỗi chuồng dài 7 m và rộng 5 m, nhốt trung bình khoảng 50 con. Mỗi ô chuồng đều có hệ thống đèn sưởi ấm, có hai máng ăn tự động bằng inox, có hai núm uống tự động, có hệ thống quạt thông gió ở hai đầu chuồng và hệ thống đèn chiếu sáng.

Chuồng nuôi heo thịt

Dạng chuồng bằng bê tông, kích thước 7 m x 7 m x 1 m, được bố trí 1 máng ăn tự động bằng inox và 2 núm uống tự động có độ cao khác nhau. Hành lang ở giữa rộng 1,2 m. Mỗi dãy có rãnh thoát phân và và nước thải riêng, sau đó tập trung ra rãnh thoát bên ngoài rồi thải ra ao xử lý.

3.4.2Thức ăn dinh dưỡng và nước uống

Các loại thức ăn hỗn hợp nuôi heo tại trại được trình bày qua Bảng 3.2 và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng tại trại được trình bày qua Bảng 3.3

22

Bảng 3. 2 Các loại thức ăn được sử dụng tại trại.

Loại thức ăn sử dụng Loại heo Dạng thức ăn

Apollo 1912 Mama 8 Pro Mama 9 V Genki 331 Genki 341 S Sowtech 1982-IP Sowtech 1992-IP

Heo con từ 7 đến 35 ngày tuổi Heo con từ tập ăn đến 20 kg Heo con từ 12 kg đến 30 kg Heo từ 15 kg đến 30 kg Heo thịt từ 20 kg đến 50 kg Heo nái mang thai

Heo nái nuôi con

Viên Viên Viên Viên Viên Viên Viên

Bảng 3. 3 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng tại trại

Tùy theo từng giai đoạn tuổi của heo mà lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu, cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp heo đáp ứng nhu cầu trao đổi vật chất trong cơ thể để heo tăng trọng và phát triển tốt. Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp của công ty Cargill Việt Nam và Công ty Kyodo Sojitz.

Thành phần dinh dưỡng TĂHH ME min (kcal/kg) CP min (%) Ẩm độ max (%) CF max (%) Ca min-max (%) P min-max (%) Lysin min (%) Apolo 1912 3000 19 14 6 0,5 – 0,8 0,4 – 1,2 1,5 Mama 8 Pro 3300 19 14 4,5 0,5 – 1,3 0,4 – 1,0 1,15 Mama 9 V 3250 18 14 4 0,6 – 1,0 0,5 – 0,8 1,05 Genki 331 3150 17,5 14 6 0,5 – 1,0 0,5 – 0,8 1,0 Genki 341 S 3100 17 14 6 0,5 – 0,9 0,4 – 0,8 0,7 Sowtech 1982-IP 2850 13 14 11 0,4 – 1,8 0,3 – 1,3 0,45 Sowtech 1992-IP 3000 15 14 11 0,4 – 1,8 0,3 – 1,5 0,7

23

Nguồn nước uống cho đàn heo được bơm từ hai giếng khoan lên bồn qua hệ thống lọc rồi theo hệ thống ống dẫn đến các dãy chuồng.

3.4.3Chăm sóc và quản lý Heo nái mang thai Heo nái mang thai

Mỗi sáng công nhân cho ăn và quan sát những heo có dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý, heo được cho ăn 2 lần/ngày, tắm 2 ngày/lần.

Nái mang thai được chuyển vào chuồng sàn trước ngày đẻ dự kiến 10 ngày kèm theo thẻ nái.

Thời gian hai lần cho ăn vào lúc: 7 giờ 30 phút và 4 giờ.

Heo nái đẻ và đang nuôi con

Cho ăn 2 lần/ngày. Khi nái có dấu hiệu sinh luôn có công nhân trực và theo dõi quan sát để can thiệp kịp thời những trường hợp đẻ khó bằng Oxytoxin hay bằng tay. Trường hợp sinh khó do thai quá lớn hay khung xương chậu hẹp thì dùng móc để lấy heo con ra. Sau khi sinh xong thì tiêm kháng sinh để phòng viêm nhiễm đường sinh dục. Trong thời gian đẻ, không tắm cho nái mà chỉ dọn phân 2 lần/ngày nhằm tránh heo con bị bệnh.

Thời gian hai lần cho ăn lúc: 7 giờ 30 phút và 4 giờ.

Heo con theo mẹ

Khi có dấu hiệu sinh, công nhân trực đẻ chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, lồng úm heo con và đèn làm ấm. Heo con được sinh ra được lau chùi sạch sẽ, móc hàm lấy chất nhầy trong miệng. Sau khi sinh 1 ngày heo con được bấm răng, sau đó cắt đuôi. Giữ cho heo con bú sữa đầu và ủ ấm cho heo còn bằng đèn tròn 100 W. Tuyệt đối không tắm cho heo con ở giai đoạn này.

Tiêm sắt cho heo con lần đầu lúc 2 ngày tuổi (1 ml/con) và lặp lại vào ngày tuổi thứ 5 (1 ml/con).

Heo con lúc 7 – 10 ngày tuổi được tập ăn. Khi heo con được 21 – 25 ngày tuổi thì cai sữa.

24

Heo cai sữa

Heo con 21 – 25 ngày tuổi được tách mẹ và tiếp tục nuôi trên sàn đẻ 1 tuần sau đó được chuyển sang khu vực chuồng nuôi heo cai sữa.

Heo ăn bằng máng tự động, thức ăn được cung cấp khi cần, kích thích heo con ăn nhiều hơn.

Heo được tắm 1 lần/ngày lúc 12 giờ 30 phút.

Hằng ngày, theo dõi sức ăn, tình trạng sức khỏe để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Cách ly và điều trị kịp thời đối với những heo con có triệu chứng bệnh lý bất thường. Khi heo con đạt trọng lượng 17 – 22 kg/con thì xuất bán hoặc chuyển sang chuồng nuôi heo thịt.

Heo đực giống

Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và cuối giờ chiều theo định mức. Lấy tinh theo chu kỳ 2 lần/tuần. Tắm sạch và làm mát lúc trời nắng nóng.

3.4.4Quy trình vệ sinh thú y và quy trình tiêm phòng Quy tình vệ sinh thú y Quy tình vệ sinh thú y

Ngay đầu cổng trại trang bị một hố sát trùng, các xe vận chuyển và công nhân ra vào trại phải đi qua hố sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh phòng dịch và tránh lây lan mầm bệnh.

Thường xuyên phát quang bụi rậm xung quanh chuồng, khai thông cống rãnh, vệ sinh hố sát trùng, phun thuốc xịt sát trùng 2 ngày/lần, và xịt dung dịch nước vôi 4 ngày/lần, phun vôi bột 1 tuần/lần.

Khi cai sữa heo con xong thì chuồng trống được chà rửa sạch sẽ, tháo đan nền, xịt sạch phân bám, chà rửa máng ăn, xịt vôi và thuốc sát trùng sau đó để trống chuồng ít nhất 1 tuần.

Trước khi công nhân ra vào mỗi đầu dãy chuồng cần nhúng ủng vào hố sát trùng, sau đó tiếp tục dậm ủng vào khay vôi sát trùng được đặt trước cửa mỗi chuồng nuôi, hằng ngày quét dọn và vệ sinh chuồng trại, không để phân và nước tiểu đọng lại trên sàn và hành lang chuồng.

Đối với khách tham quan, tất cả đều phải tuân theo quy định khi vào khu vực chăn nuôi.

25

Quy trình tiêm phòng

Việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng quy trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh gây thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi. Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn sinh lý và điều kiện dịch tễ của trại mà quy trình tiêm phòng khác nhau.

Quy trình tiêm phòng vaccine tại trại được trình bày qua Bảng 3.4

Bảng 3. 4 Quy trình tiêm phòng vaccine tại trại

Loại heo Thời gian Phòng bệnh

Heo con theo mẹ

7 Viêm phổi địa phương

Bệnh Glasser

14 Tai xanh

21 Dịch tả - tụ huyết trùng – phó thương hàn

Heo con cai sữa 24 Viêm phổi địa phương

Hội chứng còi cọc trên heo

Heo hậu bị

Tuần 1 Tai xanh

Tuần 2 Lở mồm long móng

Giả dại

Tuần 3 Khô thai

Dịch tả heo cổ điển

Tuần 4 Tai xanh

Tuần 5 Viêm phổi địa phương Hội chứng còi cọc trên heo

Heo nái mang thai

5 tuần trước khi sinh E.Coli

Dịch tả heo cổ điển

3 tuần trước khi sinh Viêm phổi địa phương Hội chứng còi cọc trên heo

26

3.5 CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON TẠI TRẠI 3.5.1Bệnh tiêu chảy 3.5.1Bệnh tiêu chảy

Quan sát trên những heo con bị tiêu chảy thấy có triệu chứng đi phân lỏng màu trắng hay vàng, có thể đi phân ra máu đối với những con bị bệnh nặng. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể chấm dứt bệnh trong khoảng từ 1 – 3 ngày chậm nhất là 4 ngày, heo con có thể chết rất nhanh nếu không điều trị kịp thời do cơ thể mất nhiều nước, suy nhược nhanh.

Một số loại thuốc trại dùng để điều trị bệnh tiêu chảy cho heo con sau cai sữa được trình bày qua Bảng 3.5

Bảng 3. 5Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiêu chảy tại trại

Tên thuốc Thành phần Đường cấp, liều tiêm

Amlistin Amoxcillin Trihydrate Colistin sulfate

Tiêm bắp 1 ml/15 kg thể trọng

Enroguard 10% Enrofloxacin Tiêm bắp

1 ml/20 kg thể trọng

Nova - Atropin Atropine sulfate Tiêm bắp

1 ml/12-15 kg thể trọng

3.5.2 Bệnh viêm phổi

Heo có triệu chứng ho thường gặp trong chăn nuôi heo nhất là heo nuôi giai đoạn sau cai sữa và giai đoạn nuôi thịt. Ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp nhất là các bệnh về viêm phổi các loại, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của heo nuôi, heo có biều hiện ít ăn, mệt mõi, ốm yếu, sức sinh trưởng và sức sống giảm sút ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Qua thời gian khảo sát chúng tôi nhận thấy khi heo lớn mật độ chuồng nuôi chật hẹp, nhiệt độ tăng cao, heo phải sống trong bầu không khí ngột ngạt có nhiều khí thải từ phân và nước tiểu, thức ăn dư thừa nên bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho, một trong những biểu hiện liên quan đến đường hô hấp. Ngoài ra, trong thời gian khảo sát, có những ngày mưa lớn làm nhiệt độ chuồng đột ngột giảm thấp, không

27

khí lạnh hơn cũng làm cho heo có những stress nhiệt bất lợi với cơ thể đã làm cho heo có triệu chứng ho nhiều hơn.

Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh viêm phổi ở heo sau cai sữa ở trại được trình bày qua Bảng 3.6

Bảng 3. 6 Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh viêm phổi tại trại

Tên thuốc Thành phần Đường cấp, liều tiêm

Nova - Doxal Florfenicol Doxycyline HCl Tiêm bắp Heo con 1 ml/6-8 kg thể trọng Heo lớn 1 ml/10-12 kg thể trọng

Flor - Tylan Florfenicol Tylosin tartrate

Tiêm bắp, 1 ml/20 kg thể trọng

3.5.3Bệnh viêm khớp

Đây là một bệnh khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra như do chấn thương cơ học vì nền chuồng quá cao, hay trơn trợt hoặc do khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng như canxi, photpho. Ngoài ra, kim chích vaccin tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể gây bệnh nếu như heo không được sát trùng vết chích và vệ sinh cơ thể heo không sạch sẽ.

Bệnh viêm khớp trên heo con có những triệu chứng như di chuyển khó khăn, rối loạn vận động, dị tật, què, lông da xù xì, ăn uống giảm, giảm hấp thu, chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn mà tăng trọng không cao.

Một số loại thuốc trại dùng để điều trị viêm khớp cho heo con sau cai sữa được trình bày qua Bảng 3.10

Bảng 3. 7 Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh viêm khớp tại trại

Tên thuốc Thành phần Đường cấp, liều tiêm

Bio - Linco Lincomycin Tiêm bắp

1 ml/5 kg thể trọng

3.6 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 3.6.1Nhiệt độ chuồng nuôi 3.6.1Nhiệt độ chuồng nuôi

28

Cách đo: nhiệt kế được đặt giữa hai dãy chuồng, thẳng góc với nền và cách nền chuồng 1 m.

Thời gian ghi nhận 4 lần trong ngày.

Sáng: 7 giờ 30 phút và 10 giờ 30 phút; chiều 14 giờ và 16 giờ 30 phút.

3.6.2Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng

- Trọng lượng sống (kg/con): được cân ngẫu nhiên cá thể 30 heo đực và 30 heo cái vào thí nghiệm lúc nhập (21 – 24 ngày tuổi) và kết thúc thí nghiệm lúc xuất (60 – 63 ngày tuổi) bằng cân Nhơn Hòa loại 15 kg và 30 kg.

Trọng lượng sống bình quân được tính theo công thức:

- Trọng lượng bình quân = Tổng số trọng lượng heo cân được / số heo được cân.

- Tăng trọng ngày (TTN) (g/con/ngày): được tính theo công thức sau:

TTN = (Trọng lượng lúc nhập – Trọng lượng lúc xuất)/(39 ngày nuôi)  1000

3.6.3 Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn

- Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (TATT) (g/con/ngày) được tính cho toàn đợt theo công thức sau:

TATT = Tổng lượng thức ăn trong giai đoạn khảo sát / Số ngày con nuôi. - Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTA) (kg) được tính theo công thức:

HSCBTA: tổng lượng thức ăn trong giai đoạn khảo sát / Tổng tăng trọng trong giai đoạn khảo sát.

3.6.4Các chỉ tiêu về sức sống

- Tỷ lệ nuôi sống (%) được tính cho đợt theo công thức:

Tỷ lệ nuôi sống = (Số con sống đến 60 ngày tuổi / Số con nhập nuôi 21 ngày tuổi) 100

- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) được tính cho đợt theo công thức:

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) = (Tổng số ngày con tiêu chảy / Tổng số ngày con nuôi)  100

- Tỷ lệ ngày con ho (%) được tính cho đợt theo công thức:

Tỷ lệ ngày con ho (%) = (Tổng số ngày con ho / Tổng số ngày con nuôi)

29

- Tỷ lệ viêm khớp (%) được tính cho toàn đợt theo công thức:

Tỷ lệ viêm khớp (%) = (Số con viêm khớp / Tổng số con nuôi )  100.

3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU

Số liệu trọng lượng sống của heo thí nghiệm được thu thập theo từng cá thể, và từng đợt, các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe được thu thập chung cho cả đợt và được tính toán xử lý theo phương pháp lý thống kê sinh học

bằng phần mềm Excel 2010 và phần mềm Minitab 16.2 for Windows (Trần Văn Chính, 2017).

Kết quả chỉ tiêu trọng lượng sống được trình bày giới tính và theo đợt khảo sát bằng các tham số thống kê mô tả như N, X, SD, CV. So sánh các giá trị trung bình giữa hai giới tính và giữa các đợt với phương pháp phân tích phương sai (trắc nghiệm F) và trắc nghiệm Tukey. Các chỉ tiêu tỉ lệ phần trăm giữa các đợt được so

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 31)