3.4 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO KHẢO SÁT
3.4.4 Quy trình vệ sinh thú y và quy trình tiêm phòng
Quy tình vệ sinh thú y
Ngay đầu cổng trại trang bị một hố sát trùng, các xe vận chuyển và công nhân ra vào trại phải đi qua hố sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh phòng dịch và tránh lây lan mầm bệnh.
Thường xuyên phát quang bụi rậm xung quanh chuồng, khai thông cống rãnh, vệ sinh hố sát trùng, phun thuốc xịt sát trùng 2 ngày/lần, và xịt dung dịch nước vôi 4 ngày/lần, phun vôi bột 1 tuần/lần.
Khi cai sữa heo con xong thì chuồng trống được chà rửa sạch sẽ, tháo đan nền, xịt sạch phân bám, chà rửa máng ăn, xịt vôi và thuốc sát trùng sau đó để trống chuồng ít nhất 1 tuần.
Trước khi công nhân ra vào mỗi đầu dãy chuồng cần nhúng ủng vào hố sát trùng, sau đó tiếp tục dậm ủng vào khay vôi sát trùng được đặt trước cửa mỗi chuồng nuôi, hằng ngày quét dọn và vệ sinh chuồng trại, không để phân và nước tiểu đọng lại trên sàn và hành lang chuồng.
Đối với khách tham quan, tất cả đều phải tuân theo quy định khi vào khu vực chăn nuôi.
25
Quy trình tiêm phòng
Việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng quy trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh gây thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi. Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn sinh lý và điều kiện dịch tễ của trại mà quy trình tiêm phòng khác nhau.
Quy trình tiêm phòng vaccine tại trại được trình bày qua Bảng 3.4
Bảng 3. 4 Quy trình tiêm phòng vaccine tại trại
Loại heo Thời gian Phòng bệnh
Heo con theo mẹ
7 Viêm phổi địa phương
Bệnh Glasser
14 Tai xanh
21 Dịch tả - tụ huyết trùng – phó thương hàn
Heo con cai sữa 24 Viêm phổi địa phương
Hội chứng còi cọc trên heo
Heo hậu bị
Tuần 1 Tai xanh
Tuần 2 Lở mồm long móng
Giả dại
Tuần 3 Khô thai
Dịch tả heo cổ điển
Tuần 4 Tai xanh
Tuần 5 Viêm phổi địa phương Hội chứng còi cọc trên heo
Heo nái mang thai
5 tuần trước khi sinh E.Coli
Dịch tả heo cổ điển
3 tuần trước khi sinh Viêm phổi địa phương Hội chứng còi cọc trên heo
26
3.5 CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON TẠI TRẠI 3.5.1Bệnh tiêu chảy