28
Cách đo: nhiệt kế được đặt giữa hai dãy chuồng, thẳng góc với nền và cách nền chuồng 1 m.
Thời gian ghi nhận 4 lần trong ngày.
Sáng: 7 giờ 30 phút và 10 giờ 30 phút; chiều 14 giờ và 16 giờ 30 phút.
3.6.2Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng
- Trọng lượng sống (kg/con): được cân ngẫu nhiên cá thể 30 heo đực và 30 heo cái vào thí nghiệm lúc nhập (21 – 24 ngày tuổi) và kết thúc thí nghiệm lúc xuất (60 – 63 ngày tuổi) bằng cân Nhơn Hòa loại 15 kg và 30 kg.
Trọng lượng sống bình quân được tính theo công thức:
- Trọng lượng bình quân = Tổng số trọng lượng heo cân được / số heo được cân.
- Tăng trọng ngày (TTN) (g/con/ngày): được tính theo công thức sau:
TTN = (Trọng lượng lúc nhập – Trọng lượng lúc xuất)/(39 ngày nuôi) 1000
3.6.3 Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn
- Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (TATT) (g/con/ngày) được tính cho toàn đợt theo công thức sau:
TATT = Tổng lượng thức ăn trong giai đoạn khảo sát / Số ngày con nuôi. - Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTA) (kg) được tính theo công thức:
HSCBTA: tổng lượng thức ăn trong giai đoạn khảo sát / Tổng tăng trọng trong giai đoạn khảo sát.
3.6.4Các chỉ tiêu về sức sống
- Tỷ lệ nuôi sống (%) được tính cho đợt theo công thức:
Tỷ lệ nuôi sống = (Số con sống đến 60 ngày tuổi / Số con nhập nuôi 21 ngày tuổi) 100
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) được tính cho đợt theo công thức:
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) = (Tổng số ngày con tiêu chảy / Tổng số ngày con nuôi) 100
- Tỷ lệ ngày con ho (%) được tính cho đợt theo công thức:
Tỷ lệ ngày con ho (%) = (Tổng số ngày con ho / Tổng số ngày con nuôi)
29
- Tỷ lệ viêm khớp (%) được tính cho toàn đợt theo công thức:
Tỷ lệ viêm khớp (%) = (Số con viêm khớp / Tổng số con nuôi ) 100.