.6 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn nhập – xuất

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 49 - 51)

Đợt Số heo con đầu kì

(con)

Số heo con cuối kì (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) P I 107 107 100 0,73 II 150 148 98,66 III 110 108 98,18 IV 103 102 99,02 V 120 119 99,16 Chung 590 584 99,00

Tỷ lệ nuôi sống đến lúc xuất tính chung cho các đợt là 99,00 %. Trong đó tỷ lệ nuôi sống đợt I là cao nhất (100,0 %) và thấp nhất là đợt III (98,18 %). Qua xử lý

39

thống kê, sự khác biệt về tỷ lệ nuôi sống giữa các đợt không có ý nghĩa với P > 0,05.

Kết quả này cho thấy do heo con cai sữa lúc vào thí nghiệm có trọng lượng tương đối lớn, số lượng heo nuôi mỗi đợt nuôi vừa phải nên khi heo cai sữa nhập về được tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật từ khâu chuẩn bị nhập heo đến quá trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đến khi hết giai đoạn sau cai sữa nên heo ít bệnh và chết vì vậy có tỉ lệ nuôi sống khá cao.

Theo Võ Văn Ninh (2007), tỷ lệ nuôi sống heo con sau cai sữa đến khoảng 60 – 70 ngày tuổi là 99,00 %.

Khảo sát của chúng tôi về tỉ lệ nuôi sống heo sau cai sữa trong giai đoạn này

(99,00 %) tại trại này cao hơn so với báo cáo của Trương Văn Sơn (2017) là 97,34 %, Đoàn Văn Thịnh (2020) là 97,79 % và Đỗ Văn Vũ (2021) là 98,58%

nhưng thấp hơn so với kết quả khảo sát của Trần Huỳnh Bạch Thủy Tiên (2019) và Nguyễn Hữu Hoàng Phương (2020) đều là 100 %.

4.6 TỶ LỆ BỆNH

4.6.1Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa gây hậu quả nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Khi bị tiêu chảy, cơ thể thể heo sẽ bị mất nhiều nước, nhiều chất điện giải và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh sản sinh ra. Heo bị tiêu chảy bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm con vật suy nhược, gầy ốm, kém sức chịu đựng và có thể chết rất nhanh. Đây là một bệnh gây tổn thất rất nhiều khi nuôi heo nhất là giai đoạn heo con theo mẹ và sau cai sữa sẽ làm giảm đi sức tăng trưởng của heo con trong giai đoạn sau nếu được chữa khỏi bệnh (Võ Văn Ninh, 2007 ).

Kết quả được trình bày qua Bảng 4.7

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trung bình của các đợt là 1,87 %, cao nhất ở đợt IV là 2,26 % và thấp nhất ở đợt II (1,49 %). Qua xử lý thống kê, sự khác biệt về tỷ lệ ngày con tiêu chảy giữa các đợt không có ý nghĩa, với P > 0,05.

Trong thời gian khảo sát chúng tôi nhận thấy những ngày đầu sau khi chuyển heo con qua chuồng nuôi cai sữa heo thường bị tiêu chảy nhiều, nhưng những ngày

40

sau đó số heo con bị tiêu chảy giảm dần. Điều này là do heo bị stress do vận chuyển, ghép đàn, thay đổi môi trường sống, thay đổi nguồn thức ăn đột ngột…

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 49 - 51)