.8 Tỷ lệ ngày con ho giai đoạn nhập – xuất

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 52 - 53)

Đợt Số ngày con ho Số ngày con nuôi Tỷ lệ ngày con ho (%) P

I 66 4280 1,54 0,430 II 84 5972 1,40 III 82 4344 1,88 IV 85 4110 2,06 V 81 4779 1,69 Chung 398 23485 1,69

Tỷ lệ ngày con ho trung bình của các đợt là 1,69 %, cao nhất ở đợt IV (2,06 %) và thấp ở nhất đợt II (1,40 %). Qua xử lý thống kê, sự khác biệt về tỷ lệ

ngày con ho giữa các đợt không có ý nghĩa với P > 0,05.

Heo con sau khi cai sữa tách mẹ chuyển qua nuôi giai đoạn sau cai sữa tại trại, những tuần đầu heo còn nhỏ nên mật độ chuồng nuôi vừa phải, độ thông thoáng và giữ độ ẩm tốt nên heo con hầu như không có triệu chứng ho. Tuy nhiên vào những tuần sau khi heo lớn lên nặng cân hơn nhiều nên mật độ nuôi trở nên khá chật hẹp làm nhiệt độ chuồng cao lên, heo phải sống trong bầu không khí ngột ngạt hơn, hít thở không khí có nhiều khí thải độc từ phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa lên men…nên bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho một trong những biểu hiện liên quan đến các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, trong thời gian khảo sát, có những ngày mưa lớn làm nhiệt độ chuồng đột ngột giảm thấp, không khí lạnh hơn cũng làm cho heo có những stress nhiệt bất lợi với cơ thể đã làm cho heo có triệu chứng ho nhiều hơn. Công bố chỉ tiêu tỷ lệ triệu chứng ho của heo ở giai đoạn này tại một số trại bởi Trần Huỳnh Bạch Thủy Tiên (2019) là 1,58 % thấp hơn nhưng theo Đoàn Văn Thịnh (2020) là 1,97 % Trần Văn Hải (2019) là 4,06 % và Đỗ Văn Vũ (2021) lại cao hơn kết quả của chúng tôi khảo sát tại trại này (1,69 %). Như vậy, chỉ tiêu này ở đàn heo nuôi tại trại khá thấp hơn nhiều so với một số trại khác phần nào cho thấy

42

qui trình chăm sóc nuôi dưỡng phòng bệnh liên quan đến đường hô hấp của heo con sau cai sữa tại trại rất tốt.

4.6.3Tỷ lệ viêm khớp

Một trong những bệnh thường hay xảy ra trong giai đoạn sau cai sữa không làm chết heo nhưng làm cho heo giảm sức tăng trọng ảnh hưởng không nhỏ đã gây rất nhiều khó khăn cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của giai đoạn này đó là bệnh viêm khớp. Đây là một bệnh khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra như do chấn thương cơ học vì nền chuồng quá cao, hay trơn trượt hoặc do khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng như canxi, photpho. Ngoài ra, kim chích vaccine tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể gây bệnh nếu như heo không được sát trùng vết chích và vệ sinh cơ thể heo không sạch sẽ. Bệnh viêm khớp trên heo con có những triệu chứng như di chuyển khó khăn, rối loạn vận động, dị tật, què, lông da xù xì, ăn uống giảm, giảm hấp thu, chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn mà tăng trọng không cao.

Kết quả được được trình bày qua Bảng 4.9

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 52 - 53)