Tiền đề khoahọc cho sự ra đời chủnghĩathựcdụng W.James

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 37 - 41)

8. Kết cấu của luậnvăn

1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời chủnghĩathựcdụng củaW.James

1.2.1. Tiền đề khoahọc cho sự ra đời chủnghĩathựcdụng W.James

* Tâm lý học

Tâm lý học trong quan niệm truyền thống là “khoa học tâm linh”, còn với W.James, tâm lý học là tâm lý học của sinh lý, tức là một khoa học thực nghiệm chứ không phải là khoa học tâm linh như triết học truyền thống quan niệm. Nghiên cứu tâm lý học của W.James chịu ảnh hưởng lớn của P.Janet và Freur về những tác phẩm nói về thuật thơi miên, chứng thần kinh phân liệt và các chứng bệnh nhiễu tâm. W.James cho rằng cấu trúc của những căn bệnh này là cơ cấu của nhân cách. Đối với tâm lý học, theo W. James, đời sống tinh thần của ý thức và vô thức thuộc về ký ức cơ thể và P. Janet đã chứng minh được điều đó.

Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, “Nguyên lý tâm lý học” là cơng trình gây chấn động lớn ở Mỹ (với hơn 1.000 trang) mà W.James mất 12 năm để hoàn thành tác phẩm vĩ đại này. W.James chủ trương tâm lý học thực nghiệm vì ơng cho rằng, thực nghiệm là nguồn cung cấp những tư liệu thực tế. Tuy nhiên, cũng có khi ơng cho rằng đó là sự phân giải tâm lý cứng nhắc và điều đó đã thơng diễn trong tâm lý học Đức.

W.James đã xây dựng một loại chủ nghĩa cơ năng từ nguyên lý tâm lý học để giải thích: hoạt động ý thức tâm lý của con người thích ứng với hồn cảnh khơng phải là một sự thực tâm lý do sự liên kết máy móc các giác quan, quan niệm riêng lẻ kết hợp nên, mà là dòng ý thức liên tục giống như máu tuần hoàn trong cơ thể vậy. W.James đã mở đường cho chủ nghĩa cơ năng thay thế chủ nghĩa cấu tạo trước đây bằng lý luận cơ năng tâm lý này. Chủ nghĩa cơ năng cho thấy tâm lý học là một môn khoa học tự nhiên chứ khơng phải là khoa học tinh thần. Do có cơ sở tự nhiên nên nó là khoa học về sinh

lý. Tâm lý học cơ năng loại bỏ những cơ sở thần bí hóa trong hoạt động ý thức của con người khi coi hoạt động sinh lý là cơ sở để giải thích hoạt động ý thức tâm lý của thể hữu cơ - con người. Những yếu tố như cảm giác, tư tưởng, ý chí, tình cảm và cả các loại trạng thái tâm linh... là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học vì chúng là cơ năng của hoạt động bộ óc người. Từ đó, W.James chủ trương chống quan điểm nhị ngun vì đã tách bóc quá trình tinh thần với quá trình vật lý. Với W.James hoạt động thần kinh có ý nghĩa quan trọng đối với cơ năng tâm lý, ông cũng khẳng định không thể tồn tại ý thức độc lập, hay ý thức khơng thể là tính thứ nhất.

Nếu như vào thế kỷ XIX ở phương Tây chủ trương dùng quan niệm chủ nghĩa nguyên tử để xem xét hoạt động của ý thức, coi thế giới tinh thần là tổng hòa quan niệm, tri giác có tính phân tử được phân chia rõ ràng thì W.James khơng ủng hộ chủ trương này. Ơng cho rằng hoạt động ý thức tâm lý của con người không thể quy giản thành những quan niệm giản đơn, bất biến, mà phải luôn xem chúng là một sự vận động hòa quyện vào nhau và không chấp nhận quan điểm coi kinh nghiệm hay tư tưởng là tổng hòa của yếu tố cảm giác.

Dòng ý thức trong tâm lý học của W.James là một học thuyết chứng minh tính liên tục của ý thức. Ông gọi đây là dòng tư tưởng, là dòng cuộc sống chủ quan, bởi vì với ơng, tư tưởng là một khái niệm tương ứng với toàn bộ ý thức. W.James cho rằng, mọi kinh nghiệm tâm lý do ba loại nguyên tố lớn (cảm giác, biểu tượng và tình cảm) tạo nên. Tư tưởng, theo W.James có một số đặc điểm như: Nó là tư tưởng của cá nhân, nó khơng phải là bất định mà ln ln biến động, nó là sự tiếp diễn liên tục như một dịng chảy, nó cần có đối tượng khơng biến đổi theo tư tưởng và nó có tính lựa chọn. Dịng ý thức là một học thuyết hạt nhân trong tâm lý học của W James. Nó có nhiều điểm mới lạ, có tác dụng chống siêu hình trong tâm lý học, đưa tâm lý bước lên một tầm cao mới.

Như vậy, với những tư tưởng mới về tâm lý học, khác biệt với quan niệm của truyền thống trước đó, W. James được xem như người mở đường trong lĩnh vực này. Ở “Nguyên lý tâm lý học”, W.James khơng những đã trình bày được cơ sở tâm sinh lý học của con người mà còn thể hiện những tư duy triết học nhất định, khai đường cho ông bước vào thế giới triết học sau này.

* Thuyết khí chất

W.James lấy con người làm trung tâm, lấy kinh nghiệm chủ quan con người làm cốt lõi để giải trình chủ nghĩa thực dụng của ơng. Ơng coi cá tính, tình cảm, khí chất con người là cái có ý nghĩa quyết định hình thành đối với lý luận triết học, cho nên trong “Bài giảng thứ nhất” của sách “Chủ nghĩa thực

dụng” đã thuyết minh tương đối nhiều thuyết triết học khí chất của ơng.

Thuyết triết học khí chất có thể nói là lý luận đặc sắc độc đáo nhất của W.James, nó đã tập trung thể hiện triết lý nhân sinh của ơng. W.James nói, triết học là phương thức mỗi người chúng ta quan sát và cảm nhận toàn bộ lực thúc đẩy của vũ trụ. Ơng khẳng định tính quan trọng và địa vị của triết học trong đời sống con người, cịn nói rõ triết học là sự biểu hiện tính tình.

Q trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học của các triết gia về cơ bản, ít hay nhiều đều chịu ảnh hưởng sự ràng buộc mạnh mẽ của khí chất, tình cảm cá nhân nhà triết học đó. W.James cho rằng những nhà triết học có địa vị quan trọng trong lịch sử triết học đều là những người kiệt xuất, có đặc tính quan trọng, đều để lại dấu ấn đặc trưng và ấn tượng của họ trong lịch sử triết học.

Theo W.James, về triết học, đặc thù khí chất của con người có sự khác nhau và có thể quy nạp thành hai loại: người theo chủ nghĩa lý luận và người theo chủ nghĩa duy nghiệm. Xuất phát từ khí chất con người ơng chia triết học thành hai loại là tính mềm và tính cứng. Quan điểm lý luận của hai loại nhà triết học này đối lập nhau, khi khí chất của họ nổi lên mạnh mẽ, sự đối kháng của họ trong các thời đại sẽ hình thành khuynh hướng triết học lúc ấy. Do đó, làm cho lịch sử phát triển triết học luôn phong phú, mn màu, mn vẻ.

Thuyết khí chất của W.James nêu lên tác dụng của khí chất, tín ngưỡng, ý chí làm nảy sinh và phát triển triết học, gắn liền lý luận triết học nảy sinh với tính cách, khí chất cá nhân của nhà triết học, đây là công lao to lớn của ông. Tuy nhiên, ông lại cường điệu tác dụng của khí chất, thổi phồng một mặt, tuyệt đối hóa, đẩy cao địa vị khí chất, đánh giá thấp địa vị của lý trí, tư tưởng. Đây là điểm hạn chế trong quan điểm của ơng.

* Thuyết tiến hóa của C.Darwin

Phải khẳng định rằng thuyết tiến hóa của C.Darwin là một cuộc cách mạng. Ảnh hưởng của nó từng được so sánh với ảnh hưởng của thuyết Copernicus và Newton. Ông đã thay đổi quan niệm truyền thống về bản tính con người và cùng với nó thay đổi lịch sử của triết học và tâm lý học. C.Darwin định nghĩa sự thích hợp là khả năng của sinh vật để sống và sinh sản, chỉ có thể thế. Vì vậy, sự thích hợp được quyết định bởi những đặc tính của sinh vật và của môi trường. Các đặc tính cho phép sinh vật điều chỉnh thích đáng với mơi trường thì được gọi là thích nghi. Với quan niệm này của C.Darwin được ứng dụng trong xã hội đã làm nảy sinh thuyết C.Darwin xã hội rất thịnh hành của thế kỷ XIX và XX, giải thích các hiện tượng xã hội khác nhau của lồi người trong ánh sáng của thuyết tiến hóa C.Darwin. Một trong những hình thức ảnh hưởng nhất của thuyết C.Darwin xã hội quan niệm xã hội và kinh tế như một đấu trường trong đó người thích hợp nhất sẽ chiến thắng, sẽ tồn tại. Từ một góc nhìn hiện đại, các nhà theo thuyết C.Darwin xã hội đã đồng hóa sự thành cơng xã hội với việc tạo giống nịi thích hợp nhất và những vấn đề về giá trị đạo đức với những vấn đề về một trật tự thiên nhiên được giả thiết.

Tinh thần tiên phong của người Mỹ chỉ hăng hái tiếp nhận những quan điểm mới, có ích, hiệu quả với thực tiễn, và khơng bận tâm đến phân tích trừu tượng về tinh thần. Thuyết tiến hóa đã cung cấp cho họ một quan điểm như thế, khiến Mỹ chấp nhận nó mau mắn hơn mọi quốc gia khác. Tại Mỹ, thuyết

tiến hóa đã trở thành chủ đề ngự trị độc tơn trong hầu hết các khía cạnh của tâm lý học, việc đưa thuyết tiến hóa vào tâm lý học đã tạo ra một thứ tâm lý học độc đáo người Mỹ, đồng thời sự du nhập thuyết tiến hóa của C.Darwin đã đánh dấu một bước ngoặt của triết học Mỹ với tác dụng chủ yếu là làm chuyển biến khái niệm tự nhiên từ hệ thống cố định thực tại vĩnh hằng thành một quan niệm biến đổi động thái và dùng phạm trù của quá trình thay thế phạm trù thực thể và bản chất. Điều quan trọng nhất là tác động của thuyết tiến hóa C.Darwinđã làm cho sự phát triển phương pháp thực nghiệm triết học trở thành khả năng. Trào lưu tư tưởng triết học chủ nghĩa thực dụng nói chung và của W.James nói riêng tiếp biến những nội dung này trên nền tảng nhu cầu hiện thực của xã hội Mỹ, tâm lý con người Mỹ với tôn chỉ tồn tại “thân lập thân”, coi hiệu quả, thành công là một trong những thước đo về phẩm hành và giá trị của mỗi con người cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)