Chủnghĩaduy nghiệm triệtđể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 62 - 73)

8. Kết cấu của luậnvăn

2.1. Thếgiới quan “kinh nghiệm triệt để” củaW.James

2.1.2. Chủnghĩaduy nghiệm triệtđể

Một trong những nội dung xuyên suốt trong chủ nghĩa thực dụng của W.James chính là chống lại siêu hình truyền thống. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của ông.

Sự phủ định của W.James đối với siêu hình học truyền thống được thể hiện ở những nội dung sau đây:

W.James trước hết lý giải yêu cầu cần phải phủ định siêu hình học truyền thống. Ơng cho rằng phủ định siêu hình học truyền thống xuất phát từ

yêu cầu của thời đại. W.James cho rằng cuộc sống con người đương đại thì ngày một phong phú, thậm chí là phức tạp, trong khi đó siêu hình học truyền thống do quá “kinh viện” nên thể hiện sự hạn chế trong việc giúp con người giải quyết nhiều vấn đề của cuộc sống. Trong bối cảnh đó, W.James đã nói: “Tơi hình như nhìn thấy dấu vết một cuộc động loạn lớn, có một số quan điểm càng hiện thực, một số phương pháp càng có ích đã nổi lên, tình hình quá gấp rút, một bức tranh chân thực không cần cắt tỉa, không cần tơ điểm có thể sản sinh lập tức” [2, tr.138].

W.James ủng hộ những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm trong lịch sử triết học phê phán siêu hình học truyền thống. Trong tác phẩm “Chủ

nghĩa thực dụng có nghĩa là gì?” (What pragmatism means?), W.Jame

viết:Siêu hình thường theo sau một thứ rất sơ khai. Bạn biết đấy con người đã ln khao khát tìm kiếm ma thuật bất chính. Bạn cũng biết những lời phù phép đóng vai trị quan trọng như thế nào…Bởi vậy vũ trụ luôn xuất hiện ra trước tự nhiên như thế đó, dưới hình thức một thứ huyền bí, mà chìa khóa khai mở sự huyền bí đó phải được tìm kiếm dưới hình thức một từ ngữ hay một danh xưng nào đó có sức soi sáng hay tràn đầy quyền năng. Từ ngữ đó gọi là nguyên lý của vũ trụ, nắm được nó là nắm được chính vũ trụ1. Theo W.James con người từ xưa vốn khao khát tìm kiếm ma thuật bất chính. Thứ quyền lực này có thể kiểm soát tinh thần con người thậm chí cả ma quỷ và thần linh bằng những lời phù phép chỉ cần ta biết được tên của ai hay cơng thức cột trói người ấy. Ông chỉ ra: Thượng đế, Chúa tể, Lý lẽ, Tuyệt đối, Năng lựclà những danh xưng có quyền uy giải quyết tất cả. Bạn có thể yên

1

“Metaphysics has usually followed a very primitive kind of quest. You know how men have always hankered

after unlawful magic, and you know what a great part in magic words have always played…So the universe has always appeared to the natural mind as a kind of enigma, of which the key must be sought in the shape of some illuminating or power-bringing word or name. That word names the universe’s principle, and to possess it is after fashion to possess the universe itself” [51, tr.213]

tâm khi nắm được chúng trong tay, bạn đang đến đích của con đường tìm kiếm siêu hình của bạn đấy2.

W.James kịch liệt phản đối quan niệm triết học chạy theo cái “nhất” của các nhà triết học truyền thống, giả dụ như G.Hegel và các nhà triết học

khác, những người tin vào cái “Đấng tuyệt đối”, “Thượng đế”, “bản thể”, “nhất”. Ông khẳng định phương pháp thực dụng giúp con người tìm ra giá trị cụ thể thực hành nơi từng từ ngữ, đem chúng ra hoạt động trong dịng kinh nghiệm của bạn, tức là nó ra mặt với tư cách là giải pháp thì ít mà đúng hơn là một chương trình hành động thì nhiều, và đặc biệt hơn nó là một chỉ dẫn cho thấy cách thực hiện hữu của những thực tại có thể thay đổi. Ông đã viết: Nhưng nếu bạn theo phương pháp thực tiễn này, bạn có thể dựa trên những từ như thế để kết thúc cuộc truy tìm của bạn. Bạn phải tìm ra được giá trị thực hành nơi từ ngữ, đem chúng ra hoạt động trong dòng kinh nghiệm của bạn. Vậy là nó xuất hiện với tư cách một giải pháp thì ít, mà đúng hơn là một chương trình hành động thì nhiều, và đặc biệt hơn, là một chỉ dẫn cho thấy những cách thức hiện hữu của những thực tại có thể thay đổi3. Trên lập trường này, ơng coi D.Hume, G.Berkeley, J.Locke là những người đồng hành của chủ nghĩa thực dụng. So sánh giữa thế giới quan kinh nghiệm triệt để của W.James với thế giới quan chủ nghĩa kinh nghiệm của những người như D.Hume ta thấy vừa có sự giống nhau nhưng cũng khác nhau ở một số điểm cơ bản. Chúng giống nhau ở chỗ, đều là thế giới quan kinh nghiệm, đều đối lập với những người theo chủ nghĩa lý tính, chủ trương cá biệt của kinh nghiệm là có trước cái chung của lý tính. Cịn điểm khác nhau giữa thế giới

2 ““God”, “Mat-ter”, “Reason”, “the Absolute”, “Energy”, are so many solving names. You can rest when

you have them. You are at the end of your metaphysical quest” [51, tr.213]

3 “But if you follow the pragmatic method, you cannot look on any such word as closing your quest. You must

bring out of each word within the stream of your experience. It appears less as a solution, then, than as a program for more work, and more particularly as an indication of the ways in which existing realities may be changed” [51, tr.213]

quan kinh nghiệm triệt để của W.James với thế giới quan kinh nghiệm loại D.Hume là ở:

Chủ nghĩa kinh nghiệm của D.Hume chỉ thừa nhận bản thân sự vật cá biệt trong kinh nghiệm có tính thực tại, phủ nhận tính thực tại của quan hệ giữa các sự vật, phủ nhận tính quan hệ nội bộ trong bản thân sự vật, cho rằng tính chất của sự vật là sự sáng tạo của quan niệm chủ thể. Trong khi đó, chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của W.James một mặt khẳng định tính thực tại của bản thân sự vật cá biệt, mặt khác lại thừa nhận tính chất nội bộ của sự vật và quan hệ giữa các sự vật cũng là kinh nghiệm, là thực tại. Có thể nhận thấy, quan niệm của W.James đã khắc phục được xu hướng chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa duy tâm trong thế giới quan của chủ nghĩa kinh nghiệm của những người như D.Hume.

Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của W.James có ý đồ quán triệt “thuyết kinh nghiệm thuần túy” vào ý thức và tư duy đối với vật chất, ông đã viết: Thế giới này đơn hay đa? Là định mệnh hay là tự do? Là vật chất hay là tinh thần? Đây là những ý niệm mà bất cứ ý niệm nào cũng có thể hay khơng thể đem lại tốt đẹp cho thế giới, và những cuộc tranh luận về những ý niệm này thì vơ tận. Phương pháp thực dụng trong những trường hợp như thế chính là sự cố gắng cắt nghĩa mỗi ý niệm bằng cách theo sát dấu vết những kết quả thực hành tương ứng…Bất cứ khi nào tranh luận trở nên nghiêm túc, chúng ta phải có khả năng cho thấy rằng một số những khác biệt thực tế nào đó xuất phát từ phía này hay phía kia là đúng4. Cũng giống như những trường phái triết học khác, đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi “thế giới này là đơn hay đa?”, “là định mệnh hay là tự do?”, “vật chất hay là tinh thần” hay nói khác đi là tìm ra bản ngun của thế giới, W.Jame chỉ ra vai trò phương pháp thực

4

“Is the world one or many? Fated or free? Material or spiritual? Here are notions either of which may or

may not hold good of the world; and disputes over such notions are unending. The pragmatic method in such cases is to try to interpret each notion by tracing its respective practical consequences…Whenever a dispute is serious, we ought to be able to show some practical difference that must follow from one side or the other’s being right” [51, tr.210]

dụng trong những trường hợp như thế chính là nỗ lực cắt nghĩa mỗi ý niệm bằng cách theo sát dấu vết của những kết quả thực hành tương ứng. Ở đây khái niệm “kết quả thực hành” là trung tâm, là căn cứ để cắt nghĩa được những ý niệm. Trên khía cạnh đi tìm ý niệm về bản nguyên thế giới, W.James cũng phê phán thuyết bản nguyên ý thức duy tâm và bất khả tri luận trong thế giới quan của G.Berkeley. W.James chứng minh sai lầm của ý thức duy tâm trong nhận thức luận và bản nguyên luận khi coi ý thức hoặc tư duy là “bản nguyên” của thế giới, có tính độc lập. Nhưng thực chất, ý thức và tư duy chẳng qua là một loại chức năng của kinh nghiệm, khơng có kinh nghiệm, khơng có quan hệ giữa các bộ phận bên trong kinh nghiệm thì khơng có ý thức hoặc tư duy. Cùng một kinh nghiệm, vừa có thể nói là khách quan, vật chất, tồn tại, vừa có thể gọi là chủ quan, tinh thần, ý thức. Như vậy, theo W.James, chúng ta hồn tồn có quyền nói kinh nghiệm đồng thời vừa là chủ quan, vừa là khách quan.

Chủ nghĩa kinh nghiệm kiểu của những người như D.Hume đề cao vai trị của lý tính, của ý thức chủ quan trong việc sáng tạo ra kinh nghiệm. Họ cho rằng kinh nghiệm thấm đượm tác dụng sáng tạo của quan niệm ở bên trong, có lý tính hoặc thành phần có ý thức. Trên lập trường của mình, W.James đánh giá thế giới đối tượng được cấu tạo những kinh nghiệm đó khó tránh khỏi sai lầm của tính tương đối chủ quan lại là “thế giới kinh nghiệm không triệt để”, không thuần túy, là vật hỗn hợp của lý tính và kinh nghiệm. Do đó, khơng khắc phục được chủ nghĩa lý tính duy tâm tiên nghiệm, vì vậy, theo W.James phải khắc phục bằng “kinh nghiệm thuần túy”. “Trên thế giới

chỉ có một loại chất liệu nguyên thủy hoặc vật liệu, mọi sự vật đều do chất liệu ấy tạo nên…tôi gọi chất liệu này là “kinh nghiệm thuần túy” [2, tr.147].

W.James kịch liệt phê phán siêu hình học truyền thống trừu tượng, tư biện không hữu dụng với con người trong quá trình tồn tại. Theo

ảnh hưởng của chủ thể, khi họ cho rằng hầu như tính phổ cập tồn diện khơng có gì sai lầm, vũ trụ “từ đầu đến cuối” khơng chút tì vết. Do xa rời quần chúng, xa rời cuộc sống mà siêu hình truyền thống khơng tạo được sự hứng khởi cho con người, khiến con người trở nên bị động, không biết xoay sở như thế nào trước những khó khăn cuộc sống. Chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống sở dĩ thất bại là bởi nó chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bộ phận, nguyên tố và cá tính, hơn thế nó không thừa nhận mối liên hệ nội tại của chúng. “W.James cho rằng, chủ nghĩa kinh nghiệm của ông không giống

với chủ nghĩa kinh nghiệm nói chung hay chủ nghĩa kinh nghiệm phổ thơng, vì nó đang đầu cơ tư duy trừu tượng, không giải quyết tốt các mối quan hệ bộ phận, ngun tố và cá tính. Nói như James Mill (1773 - 1836) thì “sự vật của vật lý và cái tự tôi, hai cái này được tố thành từ một số có khả năng khơng liên tục với nhau”; “khơng dính liền nhau”. Vì những đặc tính này nên theo W. James nó đã thất bại” [17, tr.113]. Cái khác của chủ nghĩa kinh nghiệm nói chung và chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của W.James còn ở chỗ: Chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống coi mọi sự thực đều nhờ kinh nghiệm không ngừng luận chứng, còn chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để thì coi cả vũ trụ đều là kinh nghiệm thuần túy. Từ đó W.James khẳng định là một triết gia chủ nghĩa thực dụng phải quay lưng lại với sự trừu tượng, hướng đến những cái cụ thể, hướng đến cuộc sống quần chúng, ông viết: Một triết gia theo chủ nghĩa thực dụng thường dứt khoát quay lưng lại với tất cả những thói quen lâu đời mà các triết gia chuyên nghiệp ưa chuộng. Anh ta quay lưng với sự trừu tượng, với những giải pháp nói sng, những lý do tiên nghiệm giả tạo, những nguyên lý cố định, những hệ thống khép kín, những nguồn gốc ngụy tạo. Một triết gia theo chủ nghĩa thực dụng luôn hướng đến những cái cụ thể và quân bình, về phía những sự kiện, hành động và sức mạnh. Điều đó có nghĩa khuynh hướng duy nghiệm lên ngơi, cịn khuynh hướng duy lý phải thực lịng chào thua. Điều đó có nghĩa là có khơng khí cởi mở và khả năng tự nhiên,

chống lại những tín điều, sự nhân tạo và giả tạo nơi cứu cánh của chân lý5. W.James chủ trương một triết gia theo chủ nghĩa thực dụng phải dứt khoát quay lưng lại với tất cả những thói quen lâu đời mà các triết gia chuyên nghiệp ưa chuộng, như là đưa ra giải pháp nhưng chỉ là nói sng, đi tìm ngun nhân nhưng chỉ bằng những lý do tiên nghiệm giả tạo, đắm chìm sự nghiên cứu trong những hệ thống trừu tượng, mơ hồ, khép kín. Một triết gia theo chủ nghĩa thực dụng luôn hướng đến cuộc sống, với những sự kiện, hành động và sức mạnh hiện hữu, và khi đó khuynh hướng duy nghiệm ắt lên ngơi, khuynh hướng duy lý phải thực lịng chào thua.

Nhìn chung, thế giới quan của chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của W.James mang hai tham vọng: Một mặt khắc phục tính phiến diện của chủ nghĩa kinh nghiệm kiểu D.Hume và G.Berkeley, mặt khác khắc phục chủ nghĩa nhị nguyên tách biệt mối quan hệ giữa tâm và vật. Thế giới quan chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của W.James nhiều lần bày tỏ triết học của ơng bất kì là trên ý nghĩa nào cũng đều không phải là triết học đơn thuần, rõ ràng, mà là triết học đúng sai lẫn lộn, đầy rẫy mâu thuẫn và hỗn loạn. Như trong tác phẩm “Chủ nghĩa thực dụng nghĩa là gì” (What Pragmatism Means?), mở đầu W.James kể câu chuyện về việc tranh luận giữa hai phe mà ông được chứng kiến. Sự việc khiến mọi người tranh luận ở đây là câu chuyện về một người và con sóc. Con sóc đang bám vào phía này của thân cây, trong khi có một người đang đứng tựa vào phía kia của thân cây đó. Người này cố nhìn thấy con sóc bằng cách cố chạy thật nhanh quanh cái cây, nhưng mặc dầu người này có chạy nhanh đến đâu, con sóc vẫn chạy nhanh như thế theo hướng đối diện và ln giữ cái cây ở giữa nó và người kia, sao cho người kia

5 “A pragmatist turns his back resolutely and once for all upon a lot of inveterate habits dear to

professionnal philosophers. He turns away from abstraction and insufficiency, from verbal solutions, from bad a priori reasons, from fixed principles, closed systems, and pretended absolutes and origins. He turns towards concreteness and adequacy, towards facts, toward action and toward power. That means the empiricist temper regnant and the rationalist temper sincerely given up. It means the open air and possibilities of nature, as against dogma, artificiality, and the pretense of finality in truth” [51, tr.212-213]

khơng bao giờ nhìn thấy nó. Vấn đề siêu hình bây giờ là: người kia có chạy quanh con sóc hay không? [Xem 37, tr.77]. Trước cuộc tranh luận này, W.James viết: Phe nào đúng thì cịn tùy thuộc vào cách các ông hiểu trong thực tiễn thế nào là “chạy quanh” con sóc. Nếu của ơng có ý nói là chạy từ phía bắc con sóc rồi sang đơng, rồi xuống nam và rồi lại lên phía bắc của con sóc một lần nữa, thì rõ ràng người đó đã chạy quanh con sóc vì anh ta đã chiếm lĩnh những vị trí liên tiếp này. Nhưng ngược lại, nếu các ơng có ý nói đầu tiên người ấy xuất hiện đằng trước con sóc, rồi ở bên phải con sóc, rồi đằng sau, rồi bên trái và sau cùng trở lại đằng trước con sóc thì khá rõ là người kia đã khơng chạy quanh con sóc, vì do những chuyển động bù trừ của nó, con sóc đã ln giữ cái bụng nó hướng về phía người kia, và lưng của nó thì ln quay ra ngồi. Phân biệt rạch rịi như thế là khơng cịn có cơ hội tranh luận thêm nữa. Cả hai phe đều đúng hoặc cả hai đều sai tùy theo các ông quan niệm động từ “chạy quanh” theo cách thực dụng này hay cách thực dụng khác6. Theo W.James quan điểm phe nào đúng thì cịn tùy thuộc vào cách mọi người hiểu trong thực tiễn thế nào là “chạy quanh” con sóc. Theo cách thực dụng này hay theo cách thực dụng khác có thể nói cả hai phe đều đúng hoặc cả hai phe đều sai tùy theo mọi người quan niệm động từ “chạy quanh”. Lý luận của W.James bị cho rằng mang tính lập lờ, khó hiểu, nước đơi, nhưng theo ông ít nhất sự phân biệt của ơng ít nhiều làm nguôi ngoai cuộc tranh luận, ông viết: Mặc dầu một hay hai người tranh luận gay gắt hơn đã cho những lời lẽ của tôi là lập lờ, lảng tránh và cho rằng họ khơng thích kiểu nói nước đơi chẻ sợi tóc ra làm tư như thế, mà chỉ muốn hiểu ý nghĩa đơn giản

6 “Which party is right…depends on what you practically mean by “going round” the squir-rel. If you mean

passing from the north of him to the east, the to the south, then to the west, and then to the north of him again, obviously the man does go round him, for he occupies these successive positions. But if on the con- trary you mean being first in front of him, then on the right of him, then behind him, then on his left, and finally in front again, it is quite as obvious that the man fails to go round him, for by the compensating movements the squirrel makes, he keeps his belly turned towards the man all the time, and his back turned away…You are both right and bọth wrong according as you conceive the verb “to go round” in one practical fashion or the other” [51, tr.209-210]

thẳng thắn của từ “vòng quanh”, nhưng đa số mọi người dường như đều thấy rằng sự phân biệt này cũng làm dịu bớt cuộc tranh luận7.

W.James đã nghĩ rằng, “thật là không may khi các triết gia đã bỏ quá

nhiều thời gian và sức lực vào những khái niệm và lý thuyết mà chẳng đem lại một sự khác biệt thực tiễn nào trong cuộc sống của chúng ta … toàn bộ nhiệm vụ của triết học là phải tìm cho ra sự khác biệt nào đó mà nó sẽ đem lại cho bạn và cho tôi những khoảnh khắc nhất định của cuộc đời chúng ta, nếu thế giới này hay thế giới kia là thế giới đích thực” [37, tr.75]. Vì thế những lý

thuyết này trở thành công cụ chứ không phải là những đáp án cho những bí ẩn mà chúng ta thường tìm đến để n lịng. Chủ nghĩa thực dụng khai thơng tất cả những lý thuyết của chúng ta, khởi động và tạo điều kiện cho từng lý thuyết ấy hoạt động8. Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của W.James thực sự đề cao những cảm giác cá nhân, điều mà chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống đã vơ tình bóp chết. Vì vậy, chỉ cần lúc nào, nơi nào cũng phải sử dụng kinh nghiệm thì mỗi một chủ thể cảm nhận được thực tại như thế nào thì thực tại là như thế đó, khơng cần sự tồn tại sáo rỗng hay trừu tượng. Vai trò của tư tưởng này đối với hiện thực người Mỹ ngày nay được biểu hiện rõ nhất, nó thực sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 62 - 73)