Giátrị và hạn chế trong quanniệm củaW.James vềchânlý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 105 - 126)

8. Kết cấu của luậnvăn

2.4. Đánhgiá về chủnghĩathựcdụngcủa W.James

2.4.2. Giátrị và hạn chế trong quanniệm củaW.James vềchânlý

* Đóng góp của W.James trong quan niệm về chân lý

Thứ nhất,khẳng định tính thực tiễn của chân lý, từ đó phê phán quan niệm tư biện về chân lý.

Phản ánh trung thành bối cảnh xã hội Mỹ, triết học thực dụng ngay từ khi ra đời, nó đã sớm ăn sâu, bám rễ vào đời sống, văn hóa và con người Mỹ và là một thành tố không thể thiếu được trong xã hội Mỹ. Nó trở thành công cụ hành động giúp con người đạt hiệu quả, lợi ích, sự thành công, qua đó cũng thúc đẩy xã hội phát triển. Do vậy, quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng nói chung và triết học thực dung của W.James nói riêng đã có tác động đến mọi mặt của xã hội và con người Mỹ. Chính việc đề cao thực tiễn, coi trọng hiệu quả đã làm nên sức sống của triết học thực dụng. Khi luận giải về chân lý, W.James đã chú trọng thuyết minh rằng chân lý là một quá trình phát sinh, là quá trình quan niệm được chứng thực và có hiệu quả trong thực tiễn. Ông coi và khẳng định chân lý là sự “phù hợp” với “thực tại”. Trong quan điểm chân lý là sự phù hợp với thực tại, một mặt, ông phê phán “thuyết sao chép” mang tính máy móc về chân lý, phê phán triết học duy tâm tư biện về tính tuyệt đối, có sẵn của chân lý; mặt khác, ông cũng nhấn mạnh tính chủ thể, tính nhân tạo của chân lý. Có thể nói, đây là một đóng

góp của ông trong lý luận về chân lý. Tuy nhiên, ông cũng phản đối sự “phù hợp” giản đơn của nhận thức với đối tượng.

Nếu như C.Peirce lấy hiệu quả thực tế làm tiêu chuẩn để xác định nghĩa của một tư tưởng, khái niệm, thì W.James lại lấy tính hữu ích để xác định sự đúng, sai của những tư tưởng - tức là xác định giá trị của chúng hay chính là chân lý. Tư tưởng chừng nào còn có ích, thì còn lưu hành được, cũng giống như việc phát hành giấy bạc, tư tưởng nào không còn có giá trị, không có ích lợi nữa cũng giống như giấy bạc khi bị mất giá, phá giá có thể sẽ ngừng trao đổi; muốn lưu hành được thì phải thay giấy bạc khác, đổi đồng tiền khác. Định nghĩa nổi tiếng về chân lý đã được ông đưa ra: Chân lý là cái gì đem lại hiệu quả có ích. Có thể nói, chỉ đến khi James xuất hiện với học thuyết về chân lý trong những thập niên đầu thế kỷ XX ở Mỹ, mới thực sự đưa triết học thực dụng lên địa vị đỉnh cao, khẳng định sự thắng thế đối với các trường phái triết học khác, trở thành một phần không thể thiếu của nền văn hóa Mỹ.

Coi chân lý là sự phù hợp với thực tại là quan điểm đặc trưng và tiêu biểu cho lý luận về chân lý trong chủ nghĩa thực dụng của W.Jame. Cái gọi là “thực tại” và “phù hợp với thực tại” có ý nghĩa đặc biệt độc đáo trong thuyết chân lý của ông. Tuy nhiên, khi giải thích khái niệm “thực tại”: “thực tại chỉ là quan hệ tương đối đối với đời sống tình cảm và đời sống năng động của chúng ta…nền tảng và khởi nguồn của mọi thực tại, bất kì được xem xét theo quan điểm tuyệt đối hoặc quan điểm thực tiễn, đều là chủ quan, cũng tức là bản thân chúng ta” [2, tr.98]. Ôngcoithựctạikhônglàthếgiới kháchquan,màchỉlàmộtphầncủathếgiớiấycóíchđốivớiđờisốngcon người,thậm chílàđờisốngcánhândẫurằngôngvẫnchochânlýlàsựphùhợp củaýniệm với“thựctại”nhưngthựctạiấy đặtdướitầm ảnhhưởngcủacánhân conngười,bịchiphốibởihoạtđộngcủacánhân,bịcáinhìnchủquanlàmcho

trởnênrấtkhácbiệtởmỗingười. Rõ ràng ta thấy sự lý giải của W.James đối với khái niệm “thực tại” đang cố nhằm hòa lẫn giữa người và vật, làm cho chủ

quan và khách quan, kinh nghiệm chủ thể với thực tại khách quan đạt được thống nhất với nhau.

Thứ hai, trong quá trình hình thành chân lý, vai trò của nhân tố chủ thể đã được W.James nhấn mạnh và đề cao.

W.James quan niệm chân lý là thuộc tính của tư tưởng, chứ không phải là thuộc tính của sự vật, được hình thành trong hoạt động thực tiễn của cá nhân và gắn chặt với kinh nghiệm và đem lại hiệu quả cho chính cá nhân đó; chân lý được coi như là một công cụ hữu ích trong mọi hoàn cảnh, nó giúp mỗi cá nhân lựa chọn và đưa ra quyết định, hành động sao cho phù hợp với lợi ích của mỗi cá nhân. Hiệu quả đem lại cho mỗi cá nhân trở thành thước đo tính đúng đắn của tư tưởng và là tiêu chuẩn của chân lý, với điều này một mặt W.James khẳng định chân lý là tương đối, cụ thể và không thể có chân lý “tuyệt đối”, mặt khác gắn chặt với kinh nghiệm và hiệu quả trong cuộc sống của mỗi cá nhân, thì đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng phát huy vai trò năng động, sáng tạo của chính bản thân mình trong quá trình nhận thức chân lý và vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn.

Việc lấy hiệu quả thực tế và tính có ích đem lại thành công cho con người làm tiêu chuẩn của chân lý của triết học thực dụng nói chung và triết học thực dụng của W.James nói riêng đã có những giá trị nhất định kho nó quan tâm đến sự thầnh công của mỗi con người, lấy lợi ích của mỗi con người làm hê quy chiếu cho chân lý mặc dù còn có những hạn chế và mâu thuẫn nhất định, nhưng qua quan niệm này, nó đã động viên cũng như huy động mỗi cá nhân không ngừng phát huy tính chủ động, tích cực trong mỗi hoạt động của mình, tạo động lực tinh thần thúc đẩy cá nhân và cộng đồng không ngừng tiến về phía trước với những thành công, hiệu quả. Đây được coi là một trong những nét đặc sắc của con người, văn hóa Mỹ và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho triết học thực dụng ra đời và ăn sâu, bám rễ trong dòng chảy văn hóa Mỹ, tác động đến lối sống, văn hóa, tư duy và hành động của người Mỹ từ ngày lập quốc cho đến ngày nay.

Thứ ba, đồng nhất chân lý với tính có ích, hiệu quả đối với đời sống đã đem lại những tác động tích cực đến đời sống xã hội, văn hóa và lối sống Mỹ.

Làn sóng di cư đến vùng đất mới đã tạo nên người Mỹ, họ rời bỏ quê hương với nhiều lý do nhưng đều mang trong mình lòng dũng cảm, niềm tin và khát khao chiến thắng, một tâm thế khát khao “đổi đời”, họ sẵn sàng rũ bỏ những gì là cũ kỹ, không hợp lý, không còn có tác dụng cho quãng đường thiên lý chinh phục đầy nguy hiểm mà không biết phía trước thành quả là gì. Vì thế chỉ những gì hữu ích, thiết thực có tác dụng hiện thực trực tiếp mới được tiếp nhận, đề cao, tôn vinh. Nếu như triết học châu Âu nhà kính với sự hướng đến yên mến, tôn vinh, quý trọng, đề cao sự thông thái thì đối với người Mỹ - những con người đã dám bỏ quê hương để đi kiến tạo vùng đất mới cho mình cái mà họ quý trọng, đề cao, tôn vinh sẽ là những gì đem lại hiệu quả, tính có ích. Chính đặc điểm về tồn tại xã hội như vậy đã hình thành thói quen, truyền thống trong văn hóa con người Mỹ mà đúng như A.Tocqueville trong tác phẩm: “Nền dân trị Mỹ” đã có những nhận xét tinh tế và xác đáng về văn hóa và con người Mỹ: “Vượt thoát khỏi tinh thần hệ thống, thoát khỏi cái ách của thói quen, khỏi các châm ngôn sống gia đình, các quan điểm giai cấp, và ở một mức độ nào đó là thoát khỏi các định kiến dân tộc; chỉ coi truyền thống như một thứ thông tin và chỉ coi các sự kiện đang xảy ra như là một cách xem xét hữu ích để hành động khác đi và hành động tốt hơn; tìm tòi theo lối tự lực và chỉ tìm ngay bên trong bản thân mình cái nguyên cớ của sự vật, hướng tới kết quả mà không bị trói chân, trói tay vào các phương tiện và nhằm vào cái gốc vấn đề thông qua cái biểu hiện bề ngoài”. Và có thể nhận thấy trong thế giới văn minh, không có một nước nào người ta lại ít bận tâm đến triết học hơn là Hoa Kỳ. Người Mỹ không có một trường phái triết học riêng và họ ít quan tâm đến những trường phái triết học đang chia rẽ ở châu Âu. Có chăng, với họ nếu triết học tồn tại thì phải đáp ứng được yêu cầu của người Mỹ - với tôn chỉ thân lập thân, trong đó cái cốt yếu là hiệu quả, sự thành

công trong hành động, tức hướng đến tính hữu ích, và luận giải về chúng. Do vậy, triết học thực dụng ra đời ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX là một sự phù hợp không những với phương pháp tư duy của người Mỹ mà còn phù hợp với đặc điểm hình thành quốc gia, dân tộc, nền văn hóa và tính cách người Mỹ.Việc xuất phát từ những sự kiện cụ thể, để tìm ra phương pháp hành động có hiệu quả là đặc trưngphương pháp tư duy của người Mỹ, những giáo lý của triết học tư biện dường như trở nên xa lạ đối với họ.

Với việc khẳng định rằng, những tư tưởng nào có ích thì được lưu hành, ngược lại tư tưởng nào không còn có ích lợi nữa sẽ phải thay thế và đưa ra định nghĩa về chân lý đặc trưng: “cái gì có ích, cái đó là chân lý” W.James đã phản ánh một cách sinh động và chân thực không chỉ với nền văn hóa Mỹ mà còn với tinh thần, tính cách người Mỹ. Với tinh thần“miền đất hứa” và hoài bão xây dựng một tương “vương quốc của chúa”. Mọi người đều hiểu rằng bất cứ ai cũng có cơ hội như nhau, đều có ước muốn thay đổi, nên chỉ có thể tiến lên, sống bằng những nghị lực phi thường, phẩm chất, năng lực và sự cố gắng của chính mình. Muốn thành công thì ngoài nghị lực, sự lạc quan, tinh thần cầu tiến, lòng dũng cảm còn phải biết thích nghi, sáng tạo, nhạy bén, căn cứ vào hoàn cảnh, tình hình thực tế để hành động với mục tiêu tối hậu là hiệu quả, lợi ích, sự thành công trong hành động. Vì vậy, hơn bao giờ hết nhận thức phải trở thành công cụ để cải tạo hiện thực đem lại hiệu quả, lợi ích, sự thành công - đó chính là tiêu chuẩn của chân lý.

Từ những vùng đất khác di cư đến Mỹ, những người đến đây mang trong mình những giá trị văn hóa của dân tộc mình, tuy nhiên, những giá trị đó dường như đã cũ kỹ và không còn đắc dụng với bản thân họ trong quá trình sinh tồn, họ cần những giá trị văn hóa mới làm động lực tinh thần cho quá trình chinh phục và tồn tại; trong hệ các giá trị văn hóa đó thì sáng tạo và tự do được coi như là những trụ cột trong đời sống và tâm thức người Mỹ. Sáng tạo để hiệu quả, sáng tạo để tồn tại, và tồn tại để sáng tạo. Đối với họ,

không cần biết thành phần xuất thân của anh là như thế nào, mọi hành động đem lại giá trị và hiệu quả cho bản thân và cộng đồng đều được tôn vinh. Chính vì vậy, việc chủ nghĩa thực dụng W.James đã phản ánh đúng và trúng tâm thức người Mỹ, qua đó tiếp tục cổ vũ lối sống và văn hóa Mỹ, chính vậy ngay từ mới ra đời nó đã có những ảnh hưởng tích cực nhất định trong lối sống, lối ứng xử cũng như hành động của người Mỹ, giúp cho nước Mỹ phát triển cường thịnh.

Chính việc đề cao thực tiễn, coi trọng hiệu quả đã làm nên sức sống của triết học thực dụng W.James nói riêng và chủ nghĩa thực dụng nói chung, làm cho nó nhanh chóng bám rễ và lan tỏa sâu vào trong đời sống xã hội, con người Mỹ, trở thành công cụ hành động giúp con người đạt hiệu quả, lợi ích, sự thành công; điều này vô hình chung đã trở thành động lực quan trọng tác động tích cực đến đời sống xã hội, văn hóa và lối sống Mỹ, không ngừng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân và qua đó thúc đẩy xã hội phát triển.Giá trị này đã xuyên suốt trong tâm thức và văn hóa hóa Mỹ, tiếp tục ảnh hưởng đến tư duy và hành động của người Mỹ trong thế giới ngày nay

*Một số hạn chế trong quan niệm của W.James về chân lý

Thứ nhất, phủ nhận thực tiễn với trai trò là cơ sở khách quan, tiêu chuẩn của chân lý, đồng nhất chân lý với hiệu quả và tính có ích.Thể hiện lập trường duy tâm chủ quan trong quan niệm về chân lý.

Với quan điểm chân lý là thuộc tính của ý niệm chứ không phải là thuộc tính của sự vật, chân lý chỉ thuần túy lấy bản thân quan niệm làm căn cứ chứ không phải là thế giới khách quan, đồng thời coi chân lý là tính hữu dụng, hiệu quả mà nó mang lại, đồng nhất chân lý với tính hữu dụng, một quan điểm có ích vì nó là chân lý, hoặc nó là chân lý vì nó có ích; tính hiệu quả, có ích, sự thành công trở thành tiêu chuẩn căn bản của chân lý thì sai lầm của James được bộc lộ là đã phủ nhận tính khách quan của chân lý.

W.James nhấn mạnh tính chủ thể, tính cụ thể của chân lý, nhưng lại phủ định tính khách quan, tính tuyệt đối của chân lý. Chân lý là một loại nhận thức đúng đắn, nó không thể chỉ từ mặt chủ thể hoặc chỉ từ mặt khách thể nảy sinh ra. W.James cho rằng chân lý do con người tạo ra, là một loại tính chất của một số quan niệm do con người tạo ra, có nguồn gốc từ con người mang lại cho thế giới. Dựa vào điều này người ta thường cho rằng quan niệm của W.James là một loại thuyết chân lý chủ quan và phê phán. Nhưng thực ra sai lầm của W.James không phải là phê phán thuyết phản ánh máy móc và trực quan mà trong phê phán ông phủ định toàn diện thuyết khách quan duy vật. Ông đã nhấn mạnh chủ thể là thực thể, nhận thức không phải là tư tưởng đơn thuần mà là hành động, do đó ông chủ trương chân lý là quan niệm có tác dụng với con người. Ông phản đối tư tưởng coi chân lý là quan niệm trừu tượng không có tác dụng đối với con người của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Như vậy, sai lầm của W.James không phải là ông phê phán quan niệm chân lý duy tâm và tôn giáo mà là ông nhấn mạnh tính nhân tạo, tính cụ thể và tính tương đối của chân lý, phủ nhận tính khách quan và tính tuyệt đối của chân lý.

W.James đã chia cắt hiệu quả của chân lý và cơ sở khách quan của chân lý. Chân lý vừa tồn tại trong quá trình hình thành nhận thức, vừa tồn tại trong quá trình thực hiện của nhận thức nên tính khách quan và giá trị chân lý là thống nhất với nhau. Chân lý là một phạm trù nhận thức, tính khách quan của nó thể hiện ở sự phản ánh chính xác của chủ thể về đối tượng khách quan và quy luật của nó, tức tính khách quan của nội dung và tiêu chuẩn kiểm nghiệm của nó. W.James lại chủ yếu coi chân lý chỉ là một phạm trù đánh giá, tức chỉ tính thích hợp của quan niệm, giá trị quy đổi của chân lý. Ông đã dùng “thuyết giá trị” của triết học hiện đại thay thế cho “thuyết khách quan” của triết học truyền thống. Dù ông thừa nhận giá trị của chân lý nhưng khi ông phủ định triết học truyền thống về chân lý là sự phù hợp giữa nhận thức và

đối tượng, thậm chí dùng thuyết giá trị thay thế thuyết khách quan, thì đây là một hạn chế trong quan niệm chân lý chủ nghĩa thực dụng của W.James. Sai lầm của ông không phải là ông khẳng định tác dụng của chân lý mà là ông đã tách rời tính tác dụng của chân lý với cơ sở khách quan của chân lý, thổi phồng một mặt các trước và xóa nhòa cái sau.

W.James đã phân tích con đường nhận thức chân lý là một quá trình không phải tĩnh tại, bất biến, không ngừng được kiểm chứng thông qua thực tiễn. Trong quan niệm của ông, chân lý không phải là mục đích của nhận thức mà diễn ra cùng với quá trình nhận thức. Trong quá trình nhận thức, một quan niệm thể hiện tính hiệu quả thì quan niệm đó là chân lý. Theo quan điểm này, quá trình nhận thức chân lý cũng không ngừng biến đổi và cần phải được kiểm chứng liên tục. Đây là quan điểm khá mới về con đường nhận thức chân lý, đó cũng là đóng góp của ông cho lý luận nhận thức của chủ nghĩa thực dụng. Mặc dù vậy, quan điểm của W.James không tránh khỏi hạn chế khi lý giải về sự “chứng thực” chân lý thông qua “thực nghiệm” hay “thực tiễn”; đó không phải là thực tiễn khách quan, mà là hiệu quả thực tế của một quan niệm giúp con người thỏa mãn về lợi ích hay thành công. Quan điểm này thể hiện rõ tính chủ quan trong việc lý giải con đường nhận thức chân lý và tiêu chuẩn của chân lý. Chân lý là cụ thể, xác định, thậm chí W.James còn cho rằng một số khía cạnh có ích cho con người, ngay cả tín ngưỡng, tôn giáo đều có ý nghĩa chân lý. Tính cụ thể, tính xác định của chân lý là cụ thể trong quan hệ lợi ích, với tính hiệu quả cho con người. Tuy nhiên, tuyệt đối hóa tính cụ thể, tính tương đối khi cho rằng, chân lý là thuộc về mỗi con người dựa trên lợi ích, nhu cầu của mình, đồng thời phủ nhận tiêu chuẩn khách quan của chân lý lại là một sai lầm.

Chân lý được W.James sử dụng nhằm nhấn mạnh mối tương quan giữa điều gì là đúng và điều gì là ích lợi, bằng cách vạch ra rằng một dấu hiệu cho một lý thuyết khoa học thành công là nó giúp chúng ta xử lý hiện thực bằng những phương pháp kỹ thuật mà trước đây chưa có. Việc đồng hóa giữa chân

lý với tính thực dụng, tích có ích, đem lại hiệu quả đã khiến W.James rơi vào sai lầm, hạn chế, vì đạo đức học của niềm tin đòi hỏi chúng ta theo đuổi chân lý một cách lương thiện cho dù nó có thể mang đến cho chúng ta những hậu quả thiệt hại cho lợi ích vật chất của chúng ta.

Thứ hai,quan niệm về chân lý của W.James thể hiện tính phiến diện trong quan niệm về chân, thiện, mỹ.

Quan điểm coi chân lý là thuyết chỉnh thể thống nhất giữa chân, thiện, mỹ là một đóng góp rất ý nghĩa cho chủ nghĩa thực dụng nói chung và triết học nhân loại nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần đánh giá một cách khách quan rằng, W.James đã nhấn mạnh một chiều công hiệu của chân lý, đây cũng là điểm hạn chế khá rõ ràng của ông. W.James bàn luận một cách trừu tượng chân lý là sự thống nhất chân, thiện, mỹ, cuối cùng dẫn đến việc có thể thỏa mãn tình cảm của tôi hay không để phán đoán chân lý. Ông xuất phát từ chỉnh thể thống nhất của chân, thiện, mỹ để trình bày chân lý, nhưng ông xuất phát từ tâm lý học, đánh đồng một cách đơn giản “chân” trong nhận thức luận, “thiện” trong luân lý học và “mỹ” trong thẩm mỹ học. Ông vạch ra trạng thái tâm lý của con người trong quá trình thực hiện nhận thức thiếu tư tưởng duy vật biện chứng nên chưa thể thống nhất ba yếu tố chân, thiện, mỹ một cách thật sự.

Thứ ba, phủ nhận sự tồn tại của chân lý tuyệt đối và mối quan hệ giữa chân lý tương đối với chân lý tuyệt đối.

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong chủ nghĩa Mác - Lênin thì nhận thức là kết quả quá trình phản ánh của chủ thể đối với khách thể một cách tích cực, chủ động có mục đích, lựa chọn, mang tính sáng tạo và có tính hệ thống; những tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và được kiểm nghiệm trong thực tiễn thì được coi là chân lý. Tuy nhiên, do nhận thức là quá trình phản ánh vì thế nó sẽ tuân theo tính quy luật đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ

toàn diện hơn; với đặc trưng này thì sự tồn tại chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối được coi như là một tất yếu trong quá trình nhận thức của con người. Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối có quan hệ thống nhất với nhau, trong đó, tổng số chân lý tương đối chính là chân lý tuyệt đối: Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là sự phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 105 - 126)