Về phươngphápluậnkhoahọc nhằm đạt đến chânlý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 89 - 92)

8. Kết cấu của luậnvăn

2.2.5. Về phươngphápluậnkhoahọc nhằm đạt đến chânlý

Xuất phát từ phương pháp củng cố niềm tin, cũng đồng thời là phương pháp xác định chân lý của C.Peirce, W.James đã phân tích con đường nhận thức chân lý như một q trình biện chứng, được kiểm nghiệm thơng qua hiệu quả có ích trong hoạt động thực tiễn. Chân lý là một quá trình phát sinh, là một quá trình chứng thực và kiểm nghiệm tính hiệu quả trong thực tiễn.

Theo W.James, chân lý mang tính tương đối, cụ thể, khơng có chân lý tuyệt đối, phổ biến. Ông coi chân lý thực dụng cung cấp một công cụ, phương tiện để con người đạt được mục đích. Từ đó, ơng đối lập thuyết chân lý của mình với quan niệm của trường phái duy lý: “Hãy so sánh hai quan điểm! Chủ

nghĩa thực dụng kiên trì sự thực với tính cụ thể, dựa vào tác dụng trong tình huống cá biệt để quan sát chân lý. Đối với chủ nghĩa thực dụng, chân lý là những gì có giá trị xác định trong kinh nghiệm. Còn đối với chủ nghĩa duy lý, chân lý vẫn là cái trừu tượng thuần túy. Người theo chủ nghĩa trừu tượng cực đoan rất sợ tính cụ thể” [6, tr.346]. Thơng qua việc chỉ ra sự đối lập của thuyết

chân lý thực dụng với chủ nghĩa duy lý, W.James khẳng định chân lý của triết học thực dụng mang tính cụ thể, là tính hữu dụng trong những tình huống cụ thể. Ông nhấn mạnh hạn chế của chủ nghĩa duy lý là trừu tượng hóa và tuyệt đối hóa chân lý: Nhưng thừa nhận quan trọng nhất của những người thuộc phái duy lý chính là chân lý nhất thiết phải là một mối tương quan nội tại không thay đổi. Khi ta có được quan niệm đúng về sự vật bất kỳ, thì sự việc kết thúc26

. W.James viết tiếp:Bạn đang chiếm hữu được nó, bạn biết bạn đã hồn thành cái định mệnh suy tư của mình, bạn đã đến nơi phải đến trong tâm thức, bạn đã tuân thủ mệnh lệnh vô điều kiện27

. W.James phủ định tính ổn định, bất biến, tính trừu tượng của chân lý; cho rằng chân lý là cái người ta có thể tùy ý luận định, khơng xác định, không ổn định. Con người căn cứ vào nhu cầu, hứng thú của mình mà hình thành khái niệm về sự vật. Ông cho rằng: “Chủ nghĩa thực

dụng khơng có bất cứ thành kiến nào, khơng có giáo điều nào cản trở, cũng khơng có tiêu chuẩn nghiêm ngặt xác định chứng cứ là gì… Chủ nghĩa thực dụng sẵn sàng thừa nhận mọi cái, sẵn sàng tn theo lơgíc và cảm giác, cũng sẵn sàng xem xét cái thuần túy nhỏ nhất là kinh nghiệm cá nhân. Miễn là có

26“But the great assumption of the intellectualists is that truth means essentially an inert static relation. When

you’ve got your rule idea of anything, there’s an end of the matter” [51, tr.228]

27“You’re in possession, you know, you have fulfilled your thinking destiny. You are where you ought to be

hiệu quả thực tế, thì chủ nghĩa thực dụng cũng sẵn sàng khảo sát cả kinh nghiệm thần bí. Chủ nghĩa thực dụng sẵn sàng thừa nhận Thượng đế trong đời sống riêng tư xấu xa của cá nhân” [6, tr.346]. Xuất phát từ quan niệm cho rằng,

chân lý là hiệu quả thực tế, nó mang tính cụ thể và xác định, nên W.James đã công khai thừa nhận trong lĩnh vực đời sống tôn giáo cũng tồn tại chân lý.

Chân lý là một q trình, khơng phải tĩnh tại, bất biến mà mang tính cụ thể, tương đối, được sinh ra từ quan niệm. Chân lý là quá trình, chân lý do chân lý trước đây tạo nên. Do đó, theo W. James, chân lý tồn tại dựa vào sự tin tưởng, tính chân thực của chân lý được tạo ra từ tính hiệu quả, tính hiệu quả tạo nên sự tồn tại của chân lý.

Quá trình nhận thức chân lý được thực hiện thơng qua sự kiểm chứng tính hiệu quả của nó, chân lý cần phải có sự kiểm nghiệm và chứng thực thơng qua hoạt động thực tiễn; chân lý tồn tại trong quá trình chứng thực của thực tiễn. Thực tiễn hay “thực nghiệm” là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý. Nhưng cái W.James gọi là “thực nghiệm” ở đây không phải là thơng qua thực tiễn khách quan để kiểm nghiệm tính quy luật nội tại của sự vật khách quan, chỉ là kiểm nghiệm quan niệm có tạo ra hiệu quả thực tế, làm cho con người thỏa mãn hay khơng? Có làm cho con người đạt được lợi ích và thành cơng hay khơng? Do đó, bất kể quan niệm đó phản ánh thực tế khách quan như thế nào, thậm chí bất kể nó là tín ngưỡng tơn giáo, đều được coi là chân lý. Ngược lại, một quan niệm không đem lại giá trị cho con người thì được coi là sai lầm.

W.James phân tích về sự chứng thực trực tiếp và gián tiếp của chân lý. Khi đưa ra ví dụ về cái đồng hồ, ông cho rằng tất cả chúng ta đều coi nó là một “cái đồng hồ”, mặc dù khơng ai nhìn thấy hoạt động ẩn bên trong làm cho nó là một cái đồng hồ. Chúng ta coi khái niệm của chúng ta là đúng mà khơng tìm cách chứng thực nó. Nếu các chân lý có nghĩa là tiến trình - chứng thực một cách trực tiếp, thì chúng ta có thể gọi các chân lý khơng được chứng thực như vậy là sai lầm không? W.James trả lời là khơng, bởi vì đó là phần lớn các chân

lý để chúng ta sống. Theo ông, chỉ cần niềm tin vào chân lý vì niềm tin đó có tác dụng, mọi cái chúng ta biết là phù hợp với niềm tin. Chân lý tồn tại phần lớn dựa trên hệ thống tin tưởng. Các tư tưởng và niềm tin của chúng ta được chấp nhận nếu khơng có gì phản bác, phủ định lại chúng, giống như tấm ngân phiếu được chấp nhận nếu không ai từ chối nó. Tất cả đều hướng tới một sự chứng thực nào đó, đó là sự chứng thực gián tiếp, nếu khơng có nó, hệ thống chân lý sẽ sụp đổ giống như một hệ thống tài chính mà khơng có bất cứ cái gì làm cơ sở tiền mặt. W.James trong tác phẩm “Quan niệm về chân lý của chủ

nghĩa thực dụng” (Pragmatism’s conception of truth) đã đưa ra kết luận: Các

tiến trình chứng thực một cách gián tiếp hay mặc nhiên cũng đúng khơng kém gì các tiến trình chứng thực hồn tồn28

. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là tính chân

thực của quan niệm ở mỗi người cần phải có sự chứng minh một cách trực tiếp hay khơng? Ơng thừa nhận rằng tính chân thực của quan niệm khơng cần mỗi người phải đi chứng minh, chỉ cần người khác chứng thực rồi, thì hồn tồn có thể trao đổi chân lý dựa trên nhu cầu của người sử dụng chúng, đó là cách chứng thực gián tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)