Đánhgiá về chủnghĩakinhnghiệm triệtđể củaW.James

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 99)

8. Kết cấu của luậnvăn

2.4. Đánhgiá về chủnghĩathựcdụng củaW.James

2.4.1. Đánhgiá về chủnghĩakinhnghiệm triệtđể củaW.James

Chủ nghĩa kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng của W.James có nội dung phong phú và đa dạng, giữ vai trị là nền tảng trong tồn bộ tư tưởng triết học thực dụng của ơng. Nó xuất hiện và tồn tại với tư cách vừa là một loại thế giới quan, một loại phương pháp luận, là một loại thái độ xác định phương hướng hành động để đạt đến hiệu quả, đạt đến chân lý.

Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để - thế giới quan triết học duy tâm chủ quan duy ý chí và chủ nghĩa phi lý tính của W.James.

Kinh nghiệm là vấn đề hết sức quan trọng trong chủ nghĩa thực dụng W.James, nó có ý nghĩa hết sức to lớn đến mức trở thành nền tảng trong triết học của của ông. Bởi lẽ, cũng giống như bậc tiền bối của mình là C.Peirce, ơng chủ trương triết học và khoa học chỉ có thể lấy kinh nghiệm làm giới hạn của mình, triết học chỉ có thể lấy kinh nghiệm làm đề tài nghiên cứu, ngồi kinh nghiệm ra thì những vấn đề cịn lại nhất định khơng phải là đề tài có thể tranh luận trong triết học. Trong luận văn chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để, W.James đã khẳng định: Tôi đặt tên thế giới quan của tôi là chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để và tự cho rằng thế giới quan này so với thế giới quan chủ nghĩa kinh nghiệm loại D.Hume vừa giống vừa không giống. Cái giống nhau ở chỗ chúng đều là chủ nghĩa kinh nghiệm, đều đối lập với những người theo chủ nghĩa lý tính. Cịn điểm khác biệt đó chính là: ơng đã giải thích kinh nghiệm dựa trên tâm lý, có liên quan chặt chẽ với học thuyết “dịng ý thức” của ơng, đồng thời coi kinh nghiệm là kinh nghiệm thuần túy với chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để.

Trên nền tảng tâm lý, W.James đã xác định kinh nghiệm không những là tồn bộ tri giác cảm tính do cơ quan cảm giác thu nhận được mà còn coi nhận thức, tình cảm, ý chí, ham muốn, tín ngưỡng, tơn giáo, các sự thể

nghiệm thần bí,tiềm thức … của con người cũng là kinh nghiệm. Ông chủ trương: coi tất cả những cái gì mà trước đây chưa coi là kinh nghiệm thì giờ đây được coi là kinh nghiệm, coi cả thế giới này là một thế giới kinh nghiệm thuần túy. Ông đã mở rộng phạm vi của kinh nghiệm đến cùng cực và xây dựng chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để trong triết học. Gắn kinh nghiệm với học thuyết về dòng ý thức, W.James cho rằng: tư tưởng là tư tưởng của cá nhân có tính liên tục khơng tách rời như “dịng sơng” chảy mãi khơng ngừng. Là một dịng chảy liên tục, vì thế tư tưởng ln vận động biến đổi khơng ngừng, nó biến đổi theo sự biến đổi và trải nghiệm thực tiễn của kinh nghiệm cá nhân. Tư tưởng là sản phẩm của cá nhân nên kinh nghiệm cũng thuộc về cá nhân và luôn gắn liền với chủ thể, với quá trình trải nghiệm của mỗi cá nhân và trở thành một dòng liên tục. Với quan niệm như vậy, W.James đã phê phán quan điểm cho rằng tư tưởng tách khỏi con người, tách khỏi chủ thể của nó; nhưng ông lại không xem ý thức, tư tưởng của con người là sản phẩm của sự phản ánh thế giới vật chất, nên theo ông tư tưởng của con người khơng có điểm chung,

khơng có sự tương thơng với nhau. Nhưng trong thực tế thì tư tưởng của con người có thể có điểm chung và có sự tương thơng với nhau.

Việc W.James mở rộng phạm vi của kinh nghiệm so với chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống, đồng thời xuất phát từ tâm lý học để giải thích kinh nghiệm đã dẫn đến hệ quả làm cho cho kinh nghiệm mang màu sắc của chủ

nghĩa phi lý tính rất rõ; mặt khác gắn kinh nghiệm với học thuyết về “dòng ý

thức”của mỗi cá nhân đã làm cho kinh nghiệm là kinh nghiệm của cá nhân đã được trải nghiệm, xử lý mang dấu ấn của cá nhân rất lớn, do đó kinh nghiệm

trong chủ nghĩa thực dụng của W.James đã mang màu sắc của chủ nghĩa chủ quan, thậm chí là chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.

Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để - một dự án cải tạo triết học - chủ trương khắc phục được chủ nghĩa lý tính duy tâm tiên nghiệm, phát triển chủ nghĩa kinh nghiệm và vượt lên trên siêu hình học truyền thống - Thế giới quan đa nguyên luận của W.James

Với chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của mình, W.James đã xây dựng lý luận chủ nghĩa thực dụng một cách có hệ thống so với bậc tiền bối của mình. Là giá trị cốt lõi trong chủ nghĩa thực dụng của W.James, kinh nghiệm triệt để được ông kế thừa một cách xuất sắc giá trị tư tưởng của những nhà chủ nghĩa kinh nghiệm đi trước, tiêu biểu là D.Hume, đồng thời phát triển chủ nghĩa kinh nghiệm lên một cấp độ mới, mang tên “chủ nghĩa kinh nghiệm cấp tiến” hay “chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để”. Mục đích của W.James là muốn gắn kết những kinh nghiệm rời rạc thành một thể thống nhất, làm cho toàn bộ thế giới đối tượng trở thành một kinh nghiệm thuần túy thống nhất. Rõ ràng là, việc xác định kinh nghiệm như vậy, W.James đã đẩy kinh nghiệm ra khỏi phạm vi, ra khỏi giới hạn tồn tại của nó và thần thánh hóa vai trị của kinh nghiệm;có ý đồ lấy kinh nghiệm làm nền tảng cho triết học để vượt qua triết học truyền thống, loại bỏ vấn đề thế giới quan của triết học truyền thống nhằm vượt qua cả sự đối lập duy vật và duy tâm, tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức. Lấy kinh nghiệm làm trung tâm để thay thế cho vấn đề cơ bản của triết học truyền thống - quan hệ giữa tồn tại và tư duy, vật chất và ý thức chính là dự án cải tạo triết học của các nhà thực dụng Mỹ nói chung, trong đó có W.James. Cùng với C.Peirce, ơng cũng đã kịch liệt chống lại siêu hình truyền thống, với ơng siêu hình truyền thống là “vơ tác dụng”. W.James kịch liệt phản đối quan niệm triết học chạy theo cái “nhất” của các nhà triết học truyền thống, giả dụ như G.Hegel cho rằng, cái “nhất”, cái “tuyệt đối”, cái “tinh thần tổng thể” là sự tác yêu tác quái. W.James cho rằng, siêu hình truyền thống là trừu tượng, là “vơ đạo đức”, nó làm cho người ta chán ghét về tình cảm, thậm chí phản cảm về lý trí.

Thật vậy, khi cho rằng thế giới này là thế giới kinh nghiệm thuần túy thì sự đối lập giữa tồn tại và tư duy, vật chất và tinh thần, chủ thể và khách thể cũng chỉ là sự đối lập trong nội bộ kinh nghiệm. Điều này đã xóa nhịa ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và có ý đồ muốn vượt lên

trên cả duy vật và duy tâm trong triết học. “W.James đã đánh đồng giản đơn

tư duy và tồn tại, ý thức và đối tượng của ý thức, dùng sự thay đổi khác nhau về chức năng của kinh nghiệm để đồng nhất thay thế chủ thể và khách thể trong hoạt động nhận thức, quan hệ đối lập thống nhất của tồn tại chân thực giữa hai bên các mâu thuẫn ý thức và nội dung ý thức, lấy đó để phê phán bất khả tri luận của nhị nguyên luận và nhận thức luận của thế giới quan, rõ ràng là không khoa học” [2, tr.151-152]. Tuy nhiên, ở đây thực chất lý luận của

W.James vẫn là siêu hình truyền thống được biểu hiện ở một hình thức khác với danh xưng là “chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để”. Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để được W.James dựa vào chủ nghĩa thực dụng làm phương tiện để luận giải về bản thể thế giới. Vì lẽ đó, trong chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để, W.James đã thể hiện thế giới quan đa nguyên luận.

Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của W.James không những là nền tảng của chủ nghĩa thực dụng, là một loại thế giới quan mà còn là một loại phương pháp luận, là một loại thái độ xác định phương hướng hành động để đạt đến hiệu quả, đạt đến chân lý.

Cũng giống như C.Peirce, W.James coi kinh nghiệm là phương tiện hoạt động đạt đến hiệu quả.Khi xét trong lơgic nội tại tồn bộ học thuyết của W.James thì chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của ông đã cung cấp những nguyên tắc, kỹ thuật hoặc thái độ để tìm câu trả lời các vấn đề được đặt ra đối với sự vật nhằm thu được hiệu quả và sự thực cuối cùng. Phương pháp ấy có thể hiểu đơn giản là, đối với những danh từ siêu hình trừu tượng chúng ta chỉ dùng giá trị chuyển đổi của mỗi một từ, rồi đưa vào vận dụng trong kinh nghiệm của chúng ta, hiệu quả của danh từ này nói đó là phương pháp giải quyết, hơn thế nữa, đó là bước tiến mới của kế hoạch công tác. Về vấn đề này, trong tác phẩm chủ nghĩa thực dụng W.James viết: “Chủ nghĩa thực dụng đại

diện một loại thái độ người ta rất quen thuộc trên triết học, tức thái độ chủ nghĩa kinh nghiệm, theo tôi, thái độ của chủ nghĩa kinh nghiệm mà nó đại

diện, không chỉ càng triệt để so với các hình thức từ trước đến nay nó sử dụng, mà cũng có rất ít chỗ có thể chống lại” [Dẫn theo, 2, tr.132-133].

Ở đây kinh nghiệm vừa là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người đồng thời là công cụ, phương tiện để con người thực hiện trong quá trình hoạt động cải tạo thực tiễn phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của mình. Kinh nghiệm triệt để là một thực tại màu mỡ, đầy sinh động mà trên đó hành vi hoạt động thực tiễn của con người được thực thi để đạt được hiệu quả tốt nhất phục vụ cho nhân sinh. Hễ bất cứ hành động nào cũng có thể được xem là đúng, là có ích nếu những hành động đó mang lại hiệu quả có thể thỏa mãn nhu cầu của con người. Chúng ta cảm giác nó như thế nào thì nó là như vậy, cũng vậy những cái gì mà chúng ta kinh nghiệm trực tiếp được thì nó là thật, là cái đáng tin cậy nhất. Vì vậy, dịng kinh nghiệm trực tiếp cịn đóng vai trị là người hướng dẫn cho hành động thực tiễn. Kinh nghiệm là một dịng liên tục, khơng khơ cứng, khơng gián đoạn, sự kết thúc của kinh nghiệm này là sự khởi đầu của kinh nghiệm khác và ngược lại, cứ như thế mà sinh hóa liên tục trở thành một thể nền cho hoạt động triết học và khoa học của con người diễn ra trong đó. Chính vì vậy, kinh nghiệm là động lực của thực tiễn và chân lý.

Với tư cách là phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của W.James không làm cứng đơ mọi lý thuyết của chúng ta mà là làm mềm dẻo chúng và khiến mỗi một lý thuyết hoạt động, nó khơng có gì mới mẻ, nó hịa điệu với nhiều khuynh hướng triết lý khác. Như nó hịa hợp với duy danh luận (nominalism) khi luôn luôn kêu gọi những đặc thù; với duy ích luận (utilitarianism) khi nhấn mạnh những khía cạnh thực tiễn; với thực chứng luận (Positirism) khi xem thường những lối giải quyết bằng ngôn từ, những câu hỏi vơ ích và những trừu tượng siêu hình.

Giá trị trong quan niệm W.James về phương pháp luận trong chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của chủ nghĩa thực dụng cịn nằm ở chỗ ơng coi phương

pháp làm cho lý luận trở nên sôi động. Theo W.James, nhờ sự chỉ đạo của nó, có thể giải quyết mọi mâu thuẫn đối lập; không những thế, những quan điểm đối lập, đều có thể tìm được tiếng nói chung ở chủ nghĩa thực dụng. Ơng viết: “Chủ nghĩa thực dụng trong các loại lý luận của chúng ta giống như hành

lang của khách sạn, của nhiều căn buồng đều thơng qua nó. Trong một căn buồng anh có thể thấy một người đang viết tác phẩm thuyết vơ thần. Phịng bên cạnh có một người quỳ xuống cầu khẩn sức mạnh tín ngưỡng; ở phịng thứ ba, một nhà toán học đang khảo sát đặc tính vật lý; ở buồng thứ tư có người đang suy nghĩ hệ thống siêu hình duy tâm, ở buồng thứ năm có người đang chứng minh tính khơng thể có của siêu hình. Nhưng hành lang này thuộc về mọi người, nếu họ tìm một con đường ra vào các buồng, không thể không đi qua hành lang này” [6, tr.142-143].

Lý luận về phương pháp của chủ nghĩa thực dụng là cơ sở để W.James tiến đến lý luận về ý nghĩa, thực chất lý luận ý nghĩa của W.James là sự kế thừa và triển khai nguyên lý của C.Peirce và ông cho rằng, nguyên lý này có thể có ba loại ứng dụng:

Thứ nhất, dùng để quy định ý nghĩa của sự vật, khách thể (chủ nghĩa thực dụng không nghiên cứu bản thân sự vật mà nghiên cứu sự ảnh hưởng của nó đối với con người).

Thứ hai, dùng để quy định ý nghĩa của khái niệm (xem khái niệm là một loại công cụ, đem lại hiệu quả gì đó).

Thứ ba, dùng để quy định ý nghĩa của tín ngưỡng (tín ngưỡngcó tác dụng hay khơng có tác dụng đối với mục đích hành động của con người).

Với việc tiếp nối nguyên lý của C.Peirce, lý luận của W.James về ý nghĩa tiếp tục khẳng định tính tiện ích, tính tác dụng của phương pháp. Với việc kế thừa này W.James đã tiếp tục và đồng hành cũng Peirce trong việc chống lại siêu hình truyền thống, chủ trương đưa ra một thứ triết học mới, trongđó lấy nhân tố chủ quan của con người và lợi ích của cá nhân làm cơ sở

xác định, vì vậy nó đã thể hiện những hạn chế nhất định và vẫn chưa phải là một cơng cụ hồn bị khi mà bản thân nó cịn chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan, xem trọng mục đích chủ thể mà quên rằng thiếu những điều kiện khách quan thì chủ thể khơng thể đạt được mục đích.

Như vậy, có thể thấy “thế giới quan chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của

W.James nhiều lần bày tỏ triết học thực dụng của W.James bất kì trên ý nghĩa nào đều không phải là triết học đơn thuần, mà là triết học đúng sai lẫn lộn, đầy rẫy mâu thuẫn và hỗn loạn. Chonên cần nghiên cứu, phân tích, phê phán khách quan đối với triết học của ông” [2, tr.152].

2.4.2. Giá trị và hạn chế trong quan niệm của W.James về chân lý

* Đóng góp của W.James trong quan niệm về chân lý

Thứ nhất,khẳng định tính thực tiễn của chân lý, từ đó phê phán quan niệm tư biện về chân lý.

Phản ánh trung thành bối cảnh xã hội Mỹ, triết học thực dụng ngay từ khi ra đời, nó đã sớm ăn sâu, bám rễ vào đời sống, văn hóa và con người Mỹ và là một thành tố khơng thể thiếu được trong xã hội Mỹ. Nó trở thành cơng cụ hành động giúp con người đạt hiệu quả, lợi ích, sự thành cơng, qua đó cũng thúc đẩy xã hội phát triển. Do vậy, quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng nói chung và triết học thực dung của W.James nói riêng đã có tác động đến mọi mặt của xã hội và con người Mỹ. Chính việc đề cao thực tiễn, coi trọng hiệu quả đã làm nên sức sống của triết học thực dụng. Khi luận giải về chân lý, W.James đã chú trọng thuyết minh rằng chân lý là một quá trình phát sinh, là quá trình quan niệm được chứng thực và có hiệu quả trong thực tiễn. Ông coi và khẳng định chân lý là sự “phù hợp” với “thực tại”. Trong quan điểm chân lý là sự phù hợp với thực tại, một mặt, ông phê phán “thuyết sao chép” mang tính máy móc về chân lý, phê phán triết học duy tâm tư biện về tính tuyệt đối, có sẵn của chân lý; mặt khác, ông cũng nhấn mạnh tính chủ thể, tính nhân tạo của chân lý. Có thể nói, đây là một đóng

góp của ơng trong lý luận về chân lý. Tuy nhiên, ông cũng phản đối sự “phù hợp” giản đơn của nhận thức với đối tượng.

Nếu như C.Peirce lấy hiệu quả thực tế làm tiêu chuẩn để xác định nghĩa của một tư tưởng, khái niệm, thì W.James lại lấy tính hữu ích để xác định sự đúng, sai của những tư tưởng - tức là xác định giá trị của chúng hay chính là chân lý. Tư tưởng chừng nào cịn có ích, thì cịn lưu hành được, cũng giống như việc phát hành giấy bạc, tư tưởng nào khơng cịn có giá trị, khơng có ích lợi nữa cũng giống như giấy bạc khi bị mất giá, phá giá có thể sẽ ngừng trao đổi; muốn lưu hành được thì phải thay giấy bạc khác, đổi đồng tiền khác. Định nghĩa nổi tiếng về chân lý đã được ông đưa ra: Chân lý là cái gì đem lại hiệu quả có ích. Có thể nói, chỉ đến khi James xuất hiện với học thuyết về chân lý trong những thập niên đầu thế kỷ XX ở Mỹ, mới thực sự đưa triết học thực dụng lên địa vị đỉnh cao, khẳng định sự thắng thế đối với các trường phái triết học khác, trở thành một phần khơng thể thiếu của nền văn hóa Mỹ.

Coi chân lý là sự phù hợp với thực tại là quan điểm đặc trưng và tiêu biểu cho lý luận về chân lý trong chủ nghĩa thực dụng của W.Jame. Cái gọi là “thực tại” và “phù hợp với thực tại” có ý nghĩa đặc biệt độc đáo trong thuyết chân lý của ơng. Tuy nhiên, khi giải thích khái niệm “thực tại”: “thực tại chỉ

là quan hệ tương đối đối với đời sống tình cảm và đời sống năng động của chúng ta…nền tảng và khởi nguồn của mọi thực tại, bất kì được xem xét theo quan điểm tuyệt đối hoặc quan điểm thực tiễn, đều là chủ quan, cũng tức là bản thân chúng ta” [2, tr.98]. Ơngcoithựctạikhơnglàthếgiới kháchquan,màchỉlàmộtphầncủathếgiớiấycóíchđốivớiđờisốngcon người,thậm chílàđờisốngcánhândẫurằngơngvẫnchochânlýlàsựphùhợp củniệm với“thựctại”nhưngthựctạiấy đặtdướitầm ảnhhưởngcủacánhân conngười,bịchiphốibởihoạtđộngcủacánhân,bịcáinhìnchủquanlàmcho

trởnênrấtkhácbiệtởmỗingười. Rõ ràng ta thấy sự lý giải của W.James đối với khái niệm “thực tại” đang cố nhằm hòa lẫn giữa người và vật, làm cho chủ

quan và khách quan, kinh nghiệm chủ thể với thực tại khách quan đạt được thống nhất với nhau.

Thứ hai, trong q trình hình thành chân lý, vai trị của nhân tố chủ thể đã được W.James nhấn mạnh và đề cao.

W.James quan niệm chân lý là thuộc tính của tư tưởng, chứ khơng phải là thuộc tính của sự vật, được hình thành trong hoạt động thực tiễn của cá nhân và gắn chặt với kinh nghiệm và đem lại hiệu quả cho chính cá nhân đó; chân lý được coi như là một cơng cụ hữu ích trong mọi hồn cảnh, nó giúp mỗi cá nhân lựa chọn và đưa ra quyết định, hành động sao cho phù hợp với lợi ích của mỗi cá nhân. Hiệu quả đem lại cho mỗi cá nhân trở thành thước đo tính đúng đắn của tư tưởng và là tiêu chuẩn của chân lý, với điều này một mặt W.James khẳng định chân lý là tương đối, cụ thể và khơng thể có chân lý “tuyệt đối”, mặt khác gắn chặt với kinh nghiệm và hiệu quả trong cuộc sống của mỗi cá nhân, thì địi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng phát huy vai trị năng động, sáng tạo của chính bản thân mình trong q trình nhận thức chân lý và vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn.

Việc lấy hiệu quả thực tế và tính có ích đem lại thành công cho con người làm tiêu chuẩn của chân lý của triết học thực dụng nói chung và triết học thực dụng của W.James nói riêng đã có những giá trị nhất định kho nó quan tâm đến sự thầnh cơng của mỗi con người, lấy lợi ích của mỗi con người làm hê quy chiếu cho chân lý mặc dù cịn có những hạn chế và mâu thuẫn nhất định, nhưng qua quan niệm này, nó đã động viên cũng như huy động mỗi cá nhân khơng ngừng phát huy tính chủ động, tích cực trong mỗi hoạt động của mình, tạo động lực tinh thần thúc đẩy cá nhân và cộng đồng không ngừng tiến về phía trước với những thành cơng, hiệu quả. Đây được coi là một trong những nét đặc sắc của con người, văn hóa Mỹ và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho triết học thực dụng ra đời và ăn sâu, bám rễ trong dịng chảy văn hóa Mỹ, tác động đến lối sống, văn hóa, tư duy và hành động của người Mỹ từ ngày lập quốc cho đến ngày nay.

Thứ ba, đồng nhất chân lý với tính có ích, hiệu quả đối với đời sống đã đem lại những tác động tích cực đến đời sống xã hội, văn hóa và lối sống Mỹ.

Làn sóng di cư đến vùng đất mới đã tạo nên người Mỹ, họ rời bỏ quê hương với nhiều lý do nhưng đều mang trong mình lịng dũng cảm, niềm tin và khát khao chiến thắng, một tâm thế khát khao “đổi đời”, họ sẵn sàng rũ bỏ những gì là cũ kỹ, không hợp lý, khơng cịn có tác dụng cho quãng đường thiên lý chinh phục đầy nguy hiểm mà khơng biết phía trước thành quả là gì. Vì thế chỉ những gì hữu ích, thiết thực có tác dụng hiện thực trực tiếp mới được tiếp nhận, đề cao, tơn vinh. Nếu như triết học châu Âu nhà kính với sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 99)