Tiền đề tưtưởng cho sự ra đời chủnghĩathựcdụng W.James

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 41 - 59)

8. Kết cấu của luậnvăn

1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời chủnghĩathựcdụng củaW.James

1.2.2. Tiền đề tưtưởng cho sự ra đời chủnghĩathựcdụng W.James

Đối với bất cứ trào lưu triết học nào, dù hình thành một cách độc lập ra sao thì với tư cách là một trào lưu triết học, nó khơng thể khơng bắt nguồn từ những tiền đề tư tưởng, lý luận trong quá khứ. Chủ nghĩa thực dụng nói chung và triết học thực dụng của W.James nói riêng cũng khơng nằm ngồi quy luật này và chịu ảnh hưởng của nhiều tiền đề tư tưởng trước đó.

Tư tưởng của bản “Tuyên ngôn độc lập” (Mỹ năm 1776) và ảnh hưởng của nó đến triết học thực dụng Mỹ nói chung và triết học thực dụng W.James nói riêng.

Có thể nói, tiền đề trước tiên và quan trọng cho sự hình thành triết học thực dụng Mỹ nói chung và triết học thực dụng W.James nói riêng chính là tư tưởng của bản “Tun ngơn độc lập” năm 1776 của nước Mỹ.

Thật vậy, lịch sử nước Mỹ có tính chất đặc thù. Với sự ra đời của “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776, nước Mỹ đã tiến thẳng lên xã hội tư bản chủ nghĩa và thừa hưởng toàn bộ những thành tựu của nền văn minh nhân loại có

được của chế độ tư bản chủ nghĩa mà không phải trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Do đó, bản “Tun ngơn độc lập” năm 1776 có giá trị lớn về nhiều mặt đối với nước Mỹ và thế giới.

Cùng với “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của nước Pháp năm 1789, bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của nước Mỹ được đánh giá là bản tuyên ngôn tiến bộ nhất thế giới. Đây là một văn kiện lịch sử quan trọng bậc nhất của nước Mỹ và cũng là văn kiện thể hiện đậm nét tư tưởng tiến bộ đương thời. Trong bối cảnh quyền tự do, dân chủ được đề cao hơn bao giờ hết ở Mỹ thì “Tun ngơn độc lập” năm 1776 là vũ khí lý luận soi đường cho cuộc cách mạng ở các thuộc địa Bắc Mỹ. Từ cơ sở lý luận của bản Tuyên ngôn, đã trở thành ngọn cờ tư tưởng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của triết học thực dụng Mỹ nói chung và triết học thực dụng của W.James nói riêng.

Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn khẳng định những quyền của con người, quyền tự do, dân chủ, quyền thiết lập và bãi bỏ chính quyền khi nó đi ngược lại với lợi ích của quần chúng. Tư tưởng về tự do, bình đẳng và vấn đề bảo vệ các quyền, lợi ích của cá nhân được cho là chân lý hiển nhiên trong bản “Tuyên ngôn độc lập” là cơ sở lý luận định hướng cho các trào lưu triết học Mỹ, đặc biệt là sự hình thành triết học thực dụng Mỹ, cũng như quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng của W.James.

“Tuyên ngôn độc” lập năm 1776 là văn kiện đánh dấu quá trình ra đời

nhà nước, hơn thế nữa, Tuyên ngôn này “chính là chỗ dựa lớn về ý thức hệ

của dân tộc Mỹ” [12, tr.23]. Với người Mỹ, bản Tuyên ngôn này là “chân lý

tuyệt đối”. Ở Mỹ, người ta tìm đến điểm tựa tinh thần bền vững trong những tư tưởng của “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776, mà theo đó, những bộ mơn khoa học như đạo đức học, triết học xã hội, nhân học,… đều được khai thác từ đây, lấy nền tảng từ đây. “Tuyên ngơn độc lập” có giá trị trường tồn, một sức sống lâu dài ở Mỹ. Niềm tin của người Mỹ đặt vào những luận cương trong bản “Tuyên ngôn độc lập” này là niềm tin khơng hề lay chuyển. Tính cách và

tơn chỉ sống của người Mỹ được thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 với giá trị cốt lõi là: Chúng tôi tin tưởng chắc chắn những sự thật sau đây tự nó đã là điều hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng; rằng Chúa đã cho họ những quyền không ai có thể chối bỏ được;trong đó, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Một khía cạnh khác có thể thấy, những giá trị tư tưởng trong bản Tuyên ngôn này đã đi vào đời sống của các thế hệ người Mỹ một cách không thể chối bỏ được rằng, quyền sống, quyền tự do của con người là tất yếu, nó ln vận động cùng với sự phát triển của xã hội, vì thế cũng sẽ khơng có một nhà nước nào được xây dựng theo hình ảnh của Chúa tồn tại mãi mãi - tất cả đều phải được cải tạo và phát triển. Giá trị tư tưởng căn bản của bản “Tuyên ngơn độc lập” năm 1776 chính là tun ngơn về giá trị tự do của con người, sự tự do trong quá trình cải tạo và phát triển theo xu hướng tiến bộ. Giá trị đó là sự phản ánh đặc trưng văn hóa, tính cách con người Mỹ và trở thành động lực kích thích người Mỹ khơng ngừng hồn thiện và tiến lên phía trước.

Trên cơ sở những luận cương trong bản “Tuyên ngôn độc lập” này, quan niệm về chân lý của triết học thực dụng nói chung và triết học thực dụng của W.James nói riêng được hình thành và cụ thể hóa khi khẳng định rằng, mỗi người đều bình đẳng về cơ hội và có quyền tự do theo đuổi chân lý của mình, miễn là điều đó giúp con người có lợi, được thỏa mãn, thành công và hạnh phúc.

Như vậy, được soi sáng từ cơ sở lý luận là tư tưởng của bản “Tuyên

ngôn độc” lập năm 1776 của nước Mỹ, từ cuối thế kỷ XIX, ở nước Mỹ đã

xuất hiện một cuộc vận động triết học đầy sáng tạo, có ý nghĩa sâu sắc, kết quả của nó là sự ra đời của triết học thực dụng. Thời đại hoàng kim của triết học Mỹ cũng bắt đầu từ đây và ghi dấu bằng sự phát triển của triết học thực dụng. Niềm tin của người Mỹ vào những chân lý hiển nhiên trong bản “Tuyên

học thực dụng Mỹ nói chung và triết học thực dụng của W.James nói riêng. Quan niệm đó trở thành triết lý hành động thúc đẩy người Mỹ không ngừng lao động, sáng tạo để ngày càng tạo ra nhiều hơn những giá trị vật chất và tinh thần, bởi họ tin vào giá trị cốt lõi và hành động theo nó - hiệu quả thực tế, lợi ích trở thành tiêu chuẩn của chân lý.

* Tư tưởng đạo đức của Tin lành giáo

Cùng với bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của nước Mỹ, tư tưởng đạo đức của đạo Tin lành hay còn gọi là Tin lành giáo là tiền đề lý luận tiếp theo cho sự hình thành triết học thực dụng Mỹ nói chung, triết học thực dụng của W.James nói riêng, đặc biệt là quan niệm về chân lý của ông.

Vào thế kỷ XVII, phần lớn người dân di cư đến Mỹ là người gốc Anh, theo đạo Tin lành thuộc tầng lớp trung lưu. Tìm kiếm quyền tự do, nhất là tự do tơn giáo đã bị bóp nghẹt ở châu Âu lúc đó đã trở thành động lực mạnh mẽ cho làn sóng di cư của người Anh sang Mỹ. Cội nguồn của văn hóa Mỹ, đạo đức và tính cách người Mỹ chịu sự chi phối của tầng lớp này và thứ văn hóa đặc trưng mà họ mang theo. Thậm chí, ngay cả những người khơng phải là tín đồ của đạo Tin lành cũng bằng cách này hay cách khác tiếp cận và chịu ảnh hưởng bởi những giá trị của đạo Tin lành. Tôn giáo chủ đạo ở Mỹ cũng là đạo Tin lành, có thể nói, xã hội Mỹ là một xã hội Tin lành. Vì vậy, khơng nói q khi khẳng định những giá trị đạo đức của đạo Tin lành là một trong số những thành tố cốt lõi của nền văn hóa Mỹ, một nền văn hóa khơng ngừng được bổ sung, hoàn thiện và định hướng, tạo thành tính cách của người Mỹ.

Có thể nói, đạo Tin lành và chủ nghĩa tư bản có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính đạo Tin lành là một trong những tiền đề quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Mỹ. Một phần là vì nó đoạn tuyệt với xã hội và giáo hội thời trung cổ vốn thiên về lối sống khắc kỉ. Đây là một phong trào chủ yếu thuộc về những tầng lớp trung lưu, coi hành động và hiệu quả của hành động là phương tiện chắc chắn đem lại sự thành công.

Ở Mỹ, đạo Tin lành có nhiều giáo phái, nhưng đều có chung một hệ giá trị và niềm tin của người Mỹ. Giá trị nổi bật của nó là tinh thần tự lập, tự chịu trách nhiệm, ý thức tự hồn thiện mình của mỗi cá nhân, tiết kiệm, tự do cá nhân, thành công, làm giàu bằng lao động sáng tạo. Do đó, người Mỹ ln tích cực làm việc và hoạt động để khẳng định và hồn thiện mình. Có thể nói, đạo Tin lành ở Mỹ có vai trò quan trọng cho sự hòa hợp sắc tộc, sự đồng thuận xã hội ở Mỹ, dựa trên một niềm tin, một hệ giá trị chung. Chính niềm tin và hệ giá trị do Tin lành giáo mang lại đã có tác dụng quy tụ những con người với những nền tảng văn hóa truyền thống khác nhau lại thành một nền văn hóa mới - văn hóa Mỹ.

Một trong những giá trị đạo đức cơ bản của đạo Tin lành được thể hiện ở tính cách người Mỹ, đó là sự đề cao con người cá nhân, hay chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ. Tính cách nổi bật của người Mỹ, hay có thể gọi là tính cách Mỹ là giá trị cá nhân, lấy con người cá nhân làm trung tâm, hay chủ nghĩa cá nhân, tự do cá nhân. Từ con người cá nhân mà mỗi người Mỹ đều hình thành những giá trị trong đời sống của mình. Tự do cá nhân được coi là giá trị cơ bản nhất trong tất cả các giá trị của người Mỹ, chủ nghĩa cá nhân được tơn thờ và dường như với người Mỹ, nó là cái hiển nhiên. Hầu hết người Mỹ đều mang hình ảnh sự độc lập, sự thành đạt khơng dựa vào ai ngồi cá nhân mình, khơng ai có thể giúp được, cho nên con người phải theo lới đi do chính mình đã l ựa chọn. Đề cao chủ nghĩa cá nhân, đạo Tin lành đã hun đúc nên tính cách tự lập của người Mỹ, họ là những con người “thân lập thân”. Giá trị nổi bật của con người tự thân lập thân là ý thức tự chịu trách nhiệm, khơng ngừng hồn thiện, tinh thần vươn vượt của từng cá nhân. Tinh thần lạc quan, phấn đấu vươn lên không ngừng là đặc điểm tính cách được bắt nguồn từ tinh thần thế tục hóa của đạo Tin lành (nhằm vượt bỏ tinh thần giáo điều bằng sống chỉ dựa vào và tuân thủ các giáo lý của Công giáo trung cổ). Trong khi các tôn giáo lớn khác đều đặt niềm tin vào thế giới bên kia sau khi con người chết đi, không coi trọng đời

sống vật chất hiện tại thì đạo Tin lành ở Mỹ lại coi việc làm giàu chính đáng ở thế giới hiện thực là con đường dẫn lên Thiên Đàng. Chính giáo lý của Tin lành giáo đã tạo cho người Mỹ niềm tin về một cuộc sống vật chất sung túc ở trần thế, khơng có cách nào khác họ phải khẳng định mình bằng hoạt động thực tiễn, bằng chính sức lao động của cá nhân.

Người Mỹ được coi là những người thực dụng, trong đó đạo Tin lành có tác động lớn với việc hình thành tính thực dụng của người Mỹ.Tính thực dụng của đạo Tin lành còn được thể hiện là việc nhấn mạnh đời sống thực tế, chú trọng hành động thực tế, tạo ra hiệu quả, sự thành công. Niềm tin không chỉ nằm ở ý thức con người, mà chủ yếu được thể hiện trong hành động thực tế, kết quả của nó là thước đo chính xác nhất. Đó cũng là quan điểm cốt lõi về chân lý trong triết học thực dụng của W.James nói riêng và triết học thực dụng Mỹ nói chung khi cho rằng, bất kì quan niệm nào, hễ nó đem lại lợi ích và hiệu quả cho con người, tức là nó có thể làm cho con người đạt được thành cơng, mới có thể xem là chân lý.

Như vậy, sự hình thành triết học thực dụng Mỹ nói chung, quan niệm về chân lý của W.James nói riêng chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng đạo đức, giáo lý của đạo Tin lành. Quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ nói chung và quan điểm của W.James nói riêng có sự phù hợp một cách tự nhiên với những giá trị đạo đức của đạo Tin lành. Qua đó, chúng ta thấy được vai trị, ảnh hưởng của những giá trị đạo đức Tin lành giáo tới sự hình thành triết học thực dụng của W.James cũng như chủ nghĩa thực dụng Mỹ.

* Tiền đề triết học

Đối với bất cứ trào lưu triết học nào, trong quá trình hình thành và phát triển không thể không tiếp thu những giá trị tư tưởng triết học của quá khứ. Ngoài tiền đề lý luận là những tư tưởng trong bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của nước Mỹ và tư tưởng đạo đức của Tin lành giáo, triết học thực dụng Mỹ nói chung và của W.James nói riêng, được hình thành cịn là sự kế thừa

và chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiền đề triết học. Các nhà triết học thực dụng trong đó có W.James đã viện dẫn từ tư tưởng của những nhà triết học cận hiện đại đến hiện đại như F.Bacon, R.Descartes, B.Spinoza, J.Locke, G.Berkeley, D.Hume, I.Kant, G.Hegel, S.Peirce… để xây dựng hệ thống triết học của mình. Những nội dung cơ bản trong triết học thực dụng của W.James đều ít nhiều có sự kế thừa từ tư tưởng những triết gia đi trước.

Trước hết là những tiền đề cho sự ra đời thế giới quan duy nghiệm triệt để của W.James. Các tư tưởng về kinh nghiệm đã có ngay từ thời cổ đại và trung đại, nó được biểu hiện trong học thuyết của các nhà triết học khi bàn về lý luận nhận thức, điển hình là các quan niệm của Aristotle, Epicure hay Thomas Aquinas. Những tư tưởng khởi thủy về kinh nghiệm của những triết gia vừa nêu trên là tiền đề cơ bản cho sự ra đời và phát triển đến đỉnh cao của chủ nghĩa kinh nghiệm thời cận đại mà người khởi xướng đó là J.Locke. J.Locke được xem là người sáng lập ra chủ nghĩa kinh nghiệm Anh, cùng với G.Berkeley, D.Hume là những đại diện chủ yếu cho trường phái triết học này.

J.Locke là một nhà triết học lớn đã để lại cho hậu bối một hệ thống tư tưởng đồ sộ và có sức ảnh hưởng lớn đối với khoa học và triết học cận, hiện đại. Hegel đã từng phát biểu trong “Những bài giảng về lịch sử triết học” rằng: “Khoa học nói chung và nhất là các khoa học về kinh nghiệm, bởi

nguồn gốc của mình, phải mang ơn phương pháp của Locke” [47, tr.285].

J.Locke đã đưa chủ nghĩa kinh nghiệm phát triển đến đỉnh cao của nó. Trong sự nghiệp khoa học của J.Locke thì tác phẩm “Tiểu luận về giác tính

con người” được xem là nền tảng của chủ nghĩa kinh nghiệm. Từ đây,

J.Locke đã triển khai lý thuyết về kinh nghiệm của mình thơng qua việc trình bày một cách có hệ thống về nguồn gốc và q trình nhận thức của con người. Mở đầu học thuyết của mình, J.Locke cho rằng, kinh nghiệm là nguồn gốc của mọi tri thức. Vì theo ơng, tri thức của con người được giới hạn vào các ý niệm. Các ý niệm này được hiểu là các ý niệm có được do chủ thể nhận

thức kinh nghiệm về sự vật mà có, là sản phẩm của kinh nghiệm chứ không phải là các ý niệm thuần túy do lý trí sinh ra theo kiểu tiên nghiệm.

Khi khẳng định, mọi tri thức đều dựa trên kinh nghiệm và từ kinh nghiệm mà ở đây tri thức được xây dựng từ các ý niệm. Coi kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của tri thức J.Locke đã chia kinh nghiệm thành hai loại. Đó là kinh nghiệm bên ngoài và kinh nghiệm bên trong. Kinh nghiệm bên ngồi cịn được gọi là kinh nghiệm cảm tính, cịn kinh nghiệm bên trong thì gọi là kinh nghiệm lý tính.

Sự phân chia kinh nghiệm thành kinh nghiệm bên ngoài và kinh nghiệm bên trong của J.Locke cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Thực ra, đây chính là hai giai đoạn của một q trình nhận thức đó là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhưng J.Locke đã khơng thấy được mối quan hệ biện chứng không thể tách rời giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Hơn nữa, đứng trên lập trường duy cảm, ơng đã tuyệt đối hóa vai trị của kinh nghiệm đến mức xem nhận thức lý tính cũng là một loại kinh nghiệm.

Tiếp theo J.Locke, G.Berkeley thể hiện lập trường duy giác luận triệt để đến mức cực đoan khi đưa ra luận đề nổi tiếng nhưng cũng mang đầy tính khiêu khích đối với chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là: “Tồn tại là được tri giác” (esse est percipi). Từ mệnh đề này, G.Berkeley đã giải thích một cách tư biện nhất cho ý đồ triết học của mình. Ơng lý luận rằng, sự vật là hư vô nếu chúng không được con người tri giác. Sở dĩ có sự tồn tại của sự vật là vì sự vật được chúng ta tri giác về chúng. Chẳng hạn ơng nói: “cái bàn mà tơi ngồi

để viết thì tơi nói nó đang tồn tại; nghĩa là tơi thấy và cảm giác được nó; và nếu tơi ra khỏi phịng làm việc, tơi phải nói nó đã tồn tại; có nghĩa là nếu tơi ở trong phịng làm việc, tơi có thể tri giác được nó, hay một tinh thần nào khác thực sự tri giác được nó” [26, tr.223]. Hóa ra, theo G.Berkeley cái được

xem là tồn tại thực lại chính là các cảm giác mà chúng ta có về sự vật chứ khơng phải là bản thân sự vật trong thế giới khách quan.

Xuất phát từ quan niệm trên, G.Berkeley cho rằng, mọi tri thức của chúng ta tùy thuộc vào các kinh nghiệm giác quan của chúng ta. Điều này cũng có nghĩa là kinh nghiệm là tổng thể các tư tưởng, ý niệm, biểu tượng và cảm giác, chúng là cái nền trên đó con người nhận thức xây dựng các tri thức của mình về thế giới và cũng vì thế mà thế giới có thể tồn tại được nhờ kinh nghiệm cảm giác. Trong q trình nhận thức chúng ta sẽ có được các tri thức khác nhau về sự vật là do chúng ta kinh nghiệm về sự vật ở các góc độ khác nhau. Theo G.Berkeley thì sự vật và cảm giác ln gắn liền với nhau không thể tách rời, và sự vật cũng chính là sự kết hợp của các cảm giác hay sự vật là tổng số các cảm giác kết hợp lại mà thành và khi chúng ta xóa đi các cảm giác đó thì sự vật cũng mất đi. Ở đây ta thấy vai trị tính chủ quan của con người theo quan niệm của G.Berkeley là rất lớn, nhưng con người ở đây là cá nhân đơn lẻ, sở dĩ vũ trụ tồn tại được là nhờ có ta cảm giác về nó vì thế ta mới là trung tâm, vũ trụ có ở trong ta nó có hình thù hay bản chất như thế nào là nhờ hoạt động sáng tạo của trí tuệ con người.

Xây dựng học thuyết kinh nghiệm của mình trên cơ sở chủ nghĩa duy nghiệm của J.Locke, G.Berkeley đã khẳng định trí khơn của con người chỉ suy luận về các kinh nghiệm cảm giác cụ thể. Lập trường duy giác luận của G.Berkeley là nguồn cảm hứng duy nhất của D.Hume trong việc xây dựng chủ nghĩa kinh nghiệm của mình một cách đầy đủ và hoàn bị nhất.

D.Hume là người diễn tả một cách đầy đủ nhất về chủ nghĩa kinh nghiệm. D.Hume cho rằng: mọi tri thức của chúng ta đều đến từ trong kinh nghiệm và do kinh nghiệm, tri thức bị giới hạn bởi kinh nghiệm, chỉ kinh nghiệm mới cung cấp cho chúng ta nội dung tri thức. Với D.Hume, mặc dù thân xác của chúng ta bị giới hạn ở một hành tinh nhưng tư duy của chúng ta thì vơ biên, ngay lập tức chúng ta có thể phóng tư duy của chúng ta đi đến bất cứ nơi nào xa nhất trong vũ trũ, tư duy của chúng ta cũng có thể tưởng tượng những điều vơ cùng huyền bí và khơng bao giờ có trong hiện thực, chẳng hạn:

con rùa biết bay, con lạc đà biết nói…Thoạt nhìn có vẻ như tư duy của chúng ta khơng bị giới hạn và có tự do rộng rãi như thế. Nhưng suy cho cùng thì tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 41 - 59)