Bản chất củachânlý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 86 - 87)

8. Kết cấu của luậnvăn

2.2.3. Bản chất củachânlý

W.James cho rằng bản chất của chân lý cịn được thể hiện ở đặc tính cơ bản của chân lý là tự do. Đối với W.James, chân lý chỉ có thể là thuộc tính của tư tưởng, quan niệm, không phải là thuộc tính của sự vật. Trong khi đó, M.Heidegger xác định chân lý trên cơ sở tồn tại luận lại cho rằng bản chất của chân lý không phải nằm ở chỗ các sự vật, hiện tượng hay các phán đoán... trên thực tế là chân thực hay khơng chân thực. Đặc tính cơ bản của chân lý mở ra trước chúng ta như là tự do. Tự do trở thành đặc trưng, bản chất của chân lý. Tự do chính là làm cho tồn tại vật bộc lộ ra, bản thân tự do chính là sự triển khai, sự bộc lộ, tự do tham gia vào quá trình phá bỏ sự che đậy của tồn tại vật. Với W.James chân lý là thuộc tính của tư tưởng và tư tưởng được tồn tại trong sự tự do của nó để tìm kiếm những gì là hữu dụng cho mỗi chủ thể; vì thế sự tranh luận giữa người chủ nghĩa thực dụng và người phi chủ nghĩa thực dụng phần lớn tập trung vào điểm đó là làm sao chân lý cuối cùng phải đạt được điều ấy. Người chủ nghĩa thực dụng nói chân lý chỉ hạn chế ở quan niệm, cịn chân lý của người phi chủ nghĩa thực dụng, nói chung đều là khách thể. Với W.James, chân lý thuộc về tư tưởng vì trước hết và duy nhất, tư tưởng được coi là đúng, được làm cho đúng bởi cá nhân chứ không phụ thuộc vào nội dung của tư tưởng, khơng phụ thuộc vào việc nó phản ánh cái gì và phản ánh như thế nào. “Mọi chân lý đều lấy kinh nghiệm có hạn làm căn cứ, và bản thân kinh

nghiệm cũng khơng có chỗ dựa nào khác ngoài dịng kinh nghiệm, khơng có vật nào khác có thể bảo đảm là nơi đẻ ra chân lý” [12, tr.117-118]. Chân lý tồn

tại cùng với con người và gắn với con người, đây chính là điểm gặp gỡ lớn nhất của W.James với tư tưởng của Nietzsche, tạo nên tính nhân văn, nhân bản trong quan niệm của chủ nghĩa thực dụng. Ngay từ trong tác phẩm đầu tay “Những nguyên lý tâm lý học”, W.James đã nhấn mạnh tâm lý học của ông là sự nghiên cứu đối với con người, không phải là xử lý về số liệu, dữ liệu. Con người là thước đo của vạn vật, chân lý do con người dựa vào nhu cầu của mình sáng tạo nên, độ tin cậy của nó là ở mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người. Mức độ giả thật của chân lý là ở mức độ thỏa mãn đối với con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa thực dụng của william james (Trang 86 - 87)