Hoạt động R&D trong DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 27 - 29)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

1.3. Hoạt động R&D trong DN

1.3.1. Vai trò của hoạt động R&D đối với DN

Cùng với sự phát triển của xã hội, xu thế xã hội hóa hoạt động KH&CN ngày càng diễn ra mạnh mẽ và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, trong đó có sự quan tâm của DN.

Đối với các DN, KH&CN có vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành, khuyến khích sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào việc phân bổ nguồn lực của đất nước; phân phối và phân phối lại sản phẩm trong nền kinh tế. KH&CN sẽ giúp cho các DN đổi mới thiết bị và công nghệ, cải tiến, phát triển sản phẩm mới giảm tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao, có hiệu quả kinh tế rõ rệt. Qua đó, khôi phục lại sản xuất, đi vào chuyên môn hóa, giảm sự lệ thuộc của DN vào vốn đầu tư, vào các ngân hàng, giảm được các sản phẩm tồn kho, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước.

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu cạnh tranh thúc ép mỗi DN phải luôn tìm cách tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để dẫn đầu thị trường DN không còn cách gì khác là phải luôn đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu. Nghiên cứu cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các DN lớn.

Các DN buộc phải phát triển công nghệ, từ đó dẫn đến nhu cầu tiến hành các hoạt động R&D. Vì vậy, DN luôn có xu hướng tự mình thành lập các đơn vị R&D của DN, hoạt động R&D trước hết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và hàng loạt các mục tiêu phi kinh tế, như: môi trường, văn hóa, chính trị, an ninh, quốc phòng,…

Hoạt động R&D nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và

dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.

1.3.2. Các nguồn lực cần thiết đối với hoạt động R&D trong DN

Hoạt động R&D bao gồm việc đầu tư, tiến hành các nghiên cứu hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của DN. Hệ thống R&D trong DN phải làm từ sản phẩm sơ khởi (prototype), hình thành dây truyền công nghệ (pilot) và phát triển đến tận sản xuất loạt thử nghiệm.

Các tổ chức R&D là nơi sản sinh các ý tưởng đổi mới, đồng thời cũng chính là nơi biến các ý tưởng đổi mới đó thành hiện thực công nghệ. Tổ chức R&D của DN và một hệ thống đảm bảo (bao gồm hạ tầng thông tin, hạ tầng công nghệ, hạ tầng công nghiệp và cơ cấu nhân lực) tương ứng với quá trình từ khâu đề xuất ý tưởng đến khâu thực hiện ý tưởng và đảm bảo cho việc thực hiện ý tưởng đó.

- Hạ tầng thông tin: Thông tin để phục vụ mục tiêu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Có nhiều loại thông tin cần thiết phục vụ quá trình đổi mới công nghệ, nhưng tối thiểu phải cập nhật thường xuyên được những thông tin như nhu cầu của khách hàng, về sự cạnh trạnh của các đối thủ, về khả năng đổi mới công nghệ cho DN, thông tin về thị trường và giá cả công nghệ, thông tin về dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ,…

- Hạ tầng công nghệ: bao gồm những đảm bảo về năng lực công nghệ để biến các ý tưởng khoa học thành các nguyên lý công nghệ, đủ sức đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của DN. Có thể nói, hạ tầng công nghệ là một yếu tố xúc tác mang tính quyết định, nhằm hiện thực hóa ý tưởng khoa học thành các nguyên lý công nghệ mới. Khi nói về năng lực công nghệ, chúng ta bàn về những gì có quan hệ tới các kỹ năng (phần mềm), bao gồm từ kỹ năng vận hành công nghệ, kỹ năng làm chủ công nghệ, kỹ năng cải tiến công nghệ đến kỹ năng sáng tạo những nguyên lý công nghệ mới.

- Hạ tầng công nghiệp: bao gồm những đảm bảo về năng lực công nghiệp để biến các nguyên lý công nghệ thành những dây chuyền công nghệ với một dãy thiết bị phù hợp nguyên lý công nghệ mà nhà chế tạo muốn áp dụng trong thực tế sản xuất, đủ sức đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của DN. Hạ tầng công nghiệp là những yếu

tố xúc tác mang tính quyết định, nhằm hiện thực hóa ý tưởng khoa học thành các nguyên lý và dây chuyền thiết bị công nghệ. Khi nói về năng lực công nghiệp, chúng ta bàn về những gì có quan hệ tới năng lực hiện thực hóa cơ cấu prototype (phần cứng) mang tính nguyên lý thành hệ thống thiết bị liên kết theo một dây chuyền công nghệ mang tính khả thi trong điều kiện sản xuất công nghiệp.

- Đảm bảo tài chính: Tài chính là nguồn lực mang tính quyết định trong việc hiện thực hóa các ý tưởng đổi mới. Trong nền kinh tế thị trường, người ta có thể huy động nhiều nguồn tài chính cho đổi mới công nghệ: vốn của DN, DN cũng có thể khai thác nguồn vốn của các quỹ rủi ro, DN cũng có thể tìm kiếm nguồn tài trợ từ các hợp đồng với các cơ quan của Chính phủ.

- Nguồn nhân lực: là nguồn lực chính ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện hoạt động R&D, tính hiệu quả của việc thực hiện các hoạt động này. Nguồn nhân lực được xem là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của DN, DN luôn cần có đội ngũ nhân lực có tư duy, sự sáng tạo và tầm nhìn. Đào tạo và phát triển nhân sự cần thiết tạo sự sẵn sàng để DN việc thực hiện các hoạt động R&D.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)