Tổng quan về thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 34 - 39)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

2.1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Được thành lập năm 2004, trên cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ thành TPCT trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. TPCT nằm trong vùng trung – hạ lưu vực sông Hậu, nằm giữa ĐBSCL về phía Tây sông Hậu. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Diện tích tự nhiên là 140.894 ha. Quy mô dân số tính đến cuối năm 2012 là 1.220.160 người. Dân cư thành thị chiếm 66,32%, nông thôn chiếm 33,68%, mật độ

dân số 866 người/km2. Trong cơ cấu dân tộc, người kinh chiếm đại đa số, sau đó là

dân tộc Khmer và Hoa. Dân số khu vực thành thị có tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ trung bình là 6,4%/năm trong giai đoạn 2006-2011.

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280-350m, đi qua các quận Ô Môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa rất lớn về giao thông.

không cũng từng bước phát triển, thể hiện qua việc đưa vào sử dụng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ và hoạt động tuyến bay Cần Thơ – Hà Nội trong năm 2009, và gần đây đã mở thêm một số tuyến bay trong khu vực. Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, khởi công vào tháng 9 năm 2004, đã hoàn thành và đưa vào sử dụ̣ng ngày 24 tháng 4 năm 2010. Hệ thống cảng của được nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ, Cảng Trà Nóc, Cảng Cái Cui có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng lớn. Trong thời gian qua Cần Thơ đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, và xây dựng hạ tầng thông tin cung cấp thông tin liên lạc nhanh chóng, kịp thời giữa Cần Thơ với cả nước và các nước trên thế giới.

Thành phố Cần Thơ có 09 đơn vị hành chính, bao gồm 05 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 04 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh. Tổng số 85 xã, phường và thị trấn: 05 thị trấn, 44 phường, 36 xã. Trung tâm thành phố đặt tại quận Ninh Kiều, nơi tập trung các cơ quan quản lý, các cơ sở thương mại, dịch vụ, tài chính, giáo dục, y tế…

Cần Thơ cùng với 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ xác định là vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL, một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có vai trò đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước, trong đó, TPCT là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng, được xác định là “trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, KH&CN của vùng ĐBSCL”. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, TPCT được Thủ tướng Chính phủ công nhận là thành phố đô thị loại I trực thuộc Trung ương tại Quyết định số 889/QĐ-TTg, được xác định là đô thị trung tâm vùng ĐBSCL. Trong nhiều năm qua, TPCT không ngừng phát triển và từng bước khẳng định vai trò và vị thế trung tâm của vùng ĐBSCL.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, TPCT có lợi thế không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, với

lợi thế nguồn lực chuyên gia từ các viện, trường Trung ương đóng trên địa bàn và của TPCT (Viện lúa ĐBSCL, các trường: Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ,…) là điều kiện thuận lợi để phát triển KH&CN, ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH TPCT.

2.1.2. Tăng trưởng kinh tế

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Cần Thơ nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, phong phú tạo nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào cho phát triển công nghiệp chế biến.

Công nghiệp đang được đầu tư phát triển với nhiều ngành nghề và đa dạng sản phẩm, có thể xem là thế mạnh của TPCT. Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp được đầu tư phát triển mạnh như: chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc thú y – thủy sản, vật liệu xây dựng… Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển.

Thương mại – dịch vụ cũng là thế mạnh của Cần Thơ với nhiều siêu thị, nhiều tổ chức tín dụng, nhà hàng, khách sạn, làng du lịch… cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân tại thành phố cũng như du khách đến với Cần Thơ.

Qua 10 năm phát triển 2004-2013, TPCT đạt được những thành tựu khá toàn diện. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 3,61 lần (các khu vực nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng tương ứng 1,29-4,18-4,28 lần); tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so sánh 2010) bình quân/năm đạt 13,92%, cao gấp 1,9- 2,5 lần (trung bình 2,2 lần) tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước.

Bảng 2.1: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) năm 2010-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013

Giá trị GDP theo giá so sánh 2010

43.840.419 50.343.068 55.730.714 61.770.935

Giá trị GDP thực tế 43.840.419 55.905.770 67.153.460 77.286.594

Trong bối cảnh kinh tế trong và người nước có nhiều khó khăn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPCT năm 2013 đạt 12,5% tổng sản phẩm trên địa bàn, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.989 USD, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 1.500 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.420 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 343 triệu USD.

Năm 2014, GDP của TPCT ước đạt 68.931,8 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, trong đó khu vực I chiếm 7,54%, khu vực II chiếm 32,36% và khu vực III chiếm 60,10%. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố được cải thiện liên tục trong nhiều năm, riêng năm 2013, thành phố được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố xếp hạng 09/64 tỉnh, thành phố trong cả nước và hạng 03/13 tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL, xếp thành phố vào khu vực có chỉ số điều hành tốt, có môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện được cộng đồng DN công nhận.

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn TPCT năm 2010-2013 phân theo thành phần kinh tế (theo so sánh 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thành phần kinh tế 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013

Nhà nước

Ngoài Nhà nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13.250.034 27.351.228 2.039.560 16.611.315 30.418.131 2.226.308 16.128.659 35.354.352 3.224.498 18.816.045 38.853.918 2.878.120 Tổng cộng 43.840.419 50.343.068 55.730.714 61.770.935

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 – Cục Thống kê TPCT

2.1.3. Đầu tư phát triển

Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động vô cùng phức tạp và khó khăn do khủng hoảng tài chính, thương mại toàn cầu sụt giảm mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến khó lường, những năm qua một số quốc gia có vị trí quan trọng trong quan hệ với nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức, tăng trưởng chậm đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước. Trong nước, nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, dừng

hoạt động hoặc giải thể đã ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư vào TPCT. Mặc dù vậy, với vị trí địa lý thuận lợi cùng với việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, Cần Thơ vẫn là điểm sáng trong thu hút đầu tư. Trong thời gian qua, thành phố đã tiếp đón nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ tìm hiểu cơ hội hợp tác, các dự án đầu tư đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH thành phố.

Theo số liệu thu thập được từ báo cáo của các ngành, tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TPCT năm 2013 có sự gia tăng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn khoảng 36.123 tỷ đồng, đạt 97,6% so với kế hoạch, tăng 4,7% so với năm 2012, trong đó: nguồn vốn ngân sách nhà nước 14.028 tỷ đồng, vốn đầu tư từ nguồn vốn ngoài nhà nước 21.185 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 909 tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2014, TPCT có 356 dự án đầu tư còn hiệu lực, với số vốn đầu tư 94.895 tỷ đồng, gồm 59 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 19.189 tỷ đồng, tương đương 914,2 triệu USD và 297 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 75.696 tỷ đồng, tương đương 3.604,6 triệu USD.

Bảng 2.3: Vốn đầu tư trên địa bàn TPCT năm 2010-2013 phân theo nguồn vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013

Vốn đầu tư theo giá so sánh 2010

- Khu vực nhà nước - Khu vực ngoài nhà nước

Trong đó, vốn của DN

- Khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài

26.461.297 13.293.952 12.659.991 9.433.801 507.354 27.182.091 12.035917 14.309.727 7.892.831 836.447 27.598.442 11.222.442 15.593.920 5.316.000 782.080 28.635.442 11.120.727 16.794.140 6.291.435 720.575

Vốn đầu tư theo giá hiện hành

- Khu vực nhà nước - Khu vực ngoài nhà nước

Trong đó, vốn của DN 26.461.297 13.293.952 12.659.991 9.433.801 31.794.892 14.078.412 16.738.088 9.232.245 34.496.914 14.015.363 19.494.551 6.527.107 36.123.610 14.028.797 21.185.808 7.936.645

- Khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài

507.354 978.392 987.000 909.005

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 – Cục Thống kê TPCT

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do địa phương quản lý giải ngân 411,5 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 250 tỷ đồng và 161,5 tỷ đồng vốn đối ứng. Tiếp nhận nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) 12 dự án với tổng giá trị 25 tỷ đồng. Thành phố hiện có 10 chương trình, dự án ODA đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 4.627 tỷ đồng (tương đương 220.356.000 USD).

So với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, TPCT có đủ điều kiện để phát triển nền kinh tế toàn diện dựa vào thế mạnh ở một số ngành của các tỉnh, thành. Với sự thuận lợi về giao thông, TPCT cũng là lực hút đầu tư từ các nhà đầu tư muốn đầu tư vào vùng ĐBSCL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)