Hướng dẫn về trích lập, sử dụng, quyết toán Quỹ KH&CN của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 82 - 94)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động R&D trong DN

3.2.2. Hướng dẫn về trích lập, sử dụng, quyết toán Quỹ KH&CN của DN

Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày 16/5/2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân và DN; Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của DN; Thông tư số 105/2012/TT-BTC ngày 25/6/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011, đã quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Một số DN lớn có quan tâm đến các chính sách

của nhà nước có thể biết được các thông tin về chính sách chung của Trung ương dành cho các DN, phần lớn các DN nhỏ và vừa không nắm bắt được thông tin hoặc thông tin có được không cụ thể, không đủ để DN có thể áp dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước ở TPCT cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc trích lập, sử dụng và quyết toán thuế khi sử dụng nguồn vốn của Quỹ phát triển KH&CN của DN, triển khai cho DN để các DN ở địa phương tiếp cận tốt hơn các thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN, đồng thời được thuận lợi trong quá trình thực hiện. Các nội dung chính cần được hướng dẫn:

- Đối tượng DN được thành lập Quỹ phát triển KH&CN; - Nguồn hình thành và mức trích lập Quỹ;

- Thủ tục thành lập Quỹ; - Sử dụng nguồn vốn của Quỹ;

- Thủ tục quyết toán thuế khi sử dụng nguồn vốn Quỹ.

Việc hướng dẫn DN trích lập, sử dụng và quyết toán thuế khi sử dụng nguồn vốn của Quỹ phát triển KH&CN của DN cũng chỉ có thể dựa trên các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương để cụ thể hóa tại địa phương. Tuy nhiên, các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương hiện nay còn rất nhiều bất cập.

Với những khó khăn DN đang gặp phải trong quá trình thực hiện các quy định của nhà nước về trích lập, sử dụng và quyết toán Quỹ phát triển KH&CN của DN, tác giả nhận thấy đòi hỏi việc điều chỉnh các quy định phải xuất phát từ các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần xem xét đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương có thẩm quyền quy định việc thành lập, tổ chức hoạt động, hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của DN xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành như sau:

- Không quy định kết quả đề tài, dự án của DN phải được hội đồng KH&CN đánh giá, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định về KH&CN, được áp dụng vào hoạt động SXKD của DN mới được quyết toán kinh phí của Quỹ KH&CN của DN, vì xét ở khía cạnh đặc điểm của hoạt động R&D thì hoạt động R&D có tính rủi ro cao,

quy định này không hợp lý, không khuyến khích được DN thực hiện các nghiên cứu có tính rất mạo hiểm.

- Không nên quy định đề tài, dự án KH&CN của DN phải tổ chức thực hiện theo những quy định của nhà nước về thủ tục xét duyệt, nghiệm thu (có hội đồng đánh giá đầu vào, hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả đầu ra), vì hiện tại nhà nước chỉ quy định thủ tục xét duyệt, nghiệm thu đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, nếu DN áp dụng theo các quy định này thì không hợp lý do thủ tục quá phức tạp, định mức chi lại thấp không phù hợp với DN trong khi DN sử dụng kinh phí của chính DN tạo ra để thực hiện, chưa kể định mức chi quy định cho đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước hiện nay đã quá lạc hậu (Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ KH&CN hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước).

Trong trường hợp buộc phải quy định “Đề tài, dự án KH&CN của DN phải được xây dựng và chịu trách nhiệm, tổ chức thực hiện theo những quy định của nhà nước về thủ tục xét duyệt, nghiệm thu (có hội đồng đánh giá đầu vào, hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả đầu ra)” mới được quyết toán kinh phí từ Quỹ phát triển KH&CN của DN thì cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn thủ tục xét duyệt, nghiệm thu đề tài, dự án KH&CN của DN có thành lập Quỹ phát triển KH&CN. Thủ tục quy định nên đơn giản và thông thoáng hơn so với quy định xét duyệt, nghiệm thu đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước, định mức chi nên cho DN tự xây dựng và quyết định, có thể trong giới hạn nhất định nhưng phải phù hợp với đơn vị SXKD.

Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, cho phép “DN ngoài nhà nước được quyền trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp một tỷ lệ hợp lý, tối đa 10% để lập quỹ phát triển KH&CN của DN”. Một số điểm mới của Nghị định so với các quy định trước đây về nội dung chi của Quỹ phát triển KH&CN của DN đó là: DN được sử dụng quỹ để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh; Thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của DN theo quy chế đề xuất,

xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN của DN và quy chế chi tiêu, sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN, các quy chế này được gửi cơ quan thuế nơi DN đăng ký thuế để kiểm soát; chi quản lý quỹ phát triển KH&CN của DN…

Nghị định cũng quy định “Các khoản chi từ quỹ phát triển KH&CN của DN phải có chứng từ theo quy định của quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ. Trường hợp trong năm, DN có nhu cầu sử dụng cho hoạt động KH&CN vượt quá số tiền hiện có tại Quỹ thì được lựa chọn trích trước Quỹ của các năm tiếp theo để bù vào số còn thiếu hoặc tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế”.

Với quy định mới này, DN có thể kỳ vọng trong thời gian tới việc trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN sẽ thuận lợi hơn, sẽ có nhiều DN quan tâm hơn đến việc thành lập quỹ phát triển KH&CN cũng như tăng cường các hoạt động R&D tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Song song với các chính sách hỗ trợ tài chính cho DN thực hiện các hoạt động R&D, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN; tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò của hoạt động KH&CN để từ đó hoạt động KH&CN được quan tâm triển khai hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

1. Định hướng phát triển KT-XH TPCT xác định: Xây dựng và phát triển TPCT thành đô thị trung tâm của vùng ĐBSCL; đô thị hạt nhân gắn với dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp công nghệ cao của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và vùng ĐBSCL; KH&CN trở thành một trong những động lực chính trong phát triển KT-XH;… là cơ sở để các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương quan tâm đầu tư, phát triển hoạt động KH&CN của TPCT.

2. Dựa trên kết quả khảo sát DN bao gồm: thực trạng hoạt động R&D, những khó khăn của DN, nhu cầu và đề xuất của DN, những hạn chế của các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN, đồng thời căn cứ vào các văn bản pháp lý của trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần thiết hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động R&D trong DN tại TPCT.

3. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính để thúc đẩy hoạt động R&D trong DN tập trung vào việc hỗ trợ DN thực hiện hoạt động R&D: thành lập Quỹ phát triển KH&CN tài trợ không thu hồi để thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm, cho vay ưu đãi để hoàn thiện công nghệ, chuyển giao công nghệ để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm; chính sách riêng hỗ trợ DN thực hiện các hoạt động R&D hỗ trợ đến 100% kinh phí khi DN thực hiện các nghiên cứu có tính chất phức tạp như giải mã công nghệ để ra vật mẫu, thiết kế kỹ thuật; hướng dẫn trích lập, sử dụng, quyết toán thuế từ Quỹ phát triển KH&CN của DN…

KẾT LUẬN

KH&CN được coi là đòn bẩy của quá trình tái cơ cấu kinh tế, là yếu tố quan trọng để chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Xác định rõ tầm quan trọng của KH&CN, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng khẳng định vai trò nền tảng của KH&CN đối với phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Luật KH&CN, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật cùng với Chiến lược phát triển KH&CN là những hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy phát triển KH&CN. Cụ thể hóa chính sách pháp luật của nhà nước, TPCT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực thi các văn bản của trung ương, đồng thời ban hành nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch để đẩy mạnh các hoạt động KH&CN tại địa phương.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, DN của TPCT vẫn rất cần sự hỗ trợ của nhà nước: đối với các DN nhỏ và vừa cần sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí để đủ năng lực hội nhập; đối với DN lớn có đủ năng lực để tồn tại và phát triển vẫn cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho DN ngày càng phát huy vai trò là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.

Các quy định, các chính sách về tài chính dành cho hoạt động KH&CN nói chung và cho DN nói riêng cần tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với cơ chế thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước của TPCT cần quan tâm hoàn thiện các chính sách tài chính để hỗ trợ cho DN nhằm thúc đẩy hoạt động R&D trong DN.

KHUYẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương cần quan tâm một số vấn đề sau để thúc đẩy hoạt động R&D trong DN ngoài quốc doanh tại TPCT:

1. Đối với cơ quan nhà nước Trung ương:

Luật KH&CN năm 2013 đã nêu ra các quy định về hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động KH&CN; các ưu đãi thuế và tín dụng cho hoạt động KH&CN. Các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính,… nên ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN 2013 về các nội dung trên, theo hướng mở và điều chỉnh từ các văn bản hiện hành được ban hành căn cứ trên Luật KH&CN năm 2000 qua thực hiện đã có những khó khăn, chưa phát huy được tính tích cực từ các chính sách của nhà nước hỗ trợ phát triển DN nói chung và phát triển hoạt động R&D trong DN nói riêng.

2. Đối với cơ quan nhà nước ở địa phương:

- Phổ biến và triển khai cho DN các chính sách tài chính hỗ trợ cho DN thực hiện hoạt động R&D được cơ quan nhà nước Trung ương ban hành để DN nắm bắt thông tin, tham gia khi có nhu cầu được hỗ trợ và nhận thấy cần thiết đăng ký tham gia để được hỗ trợ.

- Cụ thể hóa các chính sách tài chính hỗ trợ cho hoạt động KH&CN của DN tại địa phương nhằm tạo thuận lợi cho DN trong việc tiếp cận các chính sách của nhà nước, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ còn nhiều ngán ngại trong việc đăng ký với các cơ quan Trung ương để được hỗ trợ. Các chính sách được ban hành theo hướng đơn giản về mặt thủ tục tham gia và tỷ lệ hỗ trợ ở mức thích hợp.

- Ban hành văn bản hướng dẫn DN trích lập, sử dụng và quyết toán thuế từ nguồn vốn của Quỹ phát triển KH&CN của DN tạo thuận lợi và khuyến khích DN thành lập Quỹ phát triển KH&CN nhằm tăng đầu tư cho hoạt động KH&CN ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Bàn về một số vấn đề liên quan đến trích lập và sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển KH&CN của DN, Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 18 năm 2013.

2. Trần Thanh Bé và các cộng sự (2014), Chương trình KH&CN TPCT giai đoạn

2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đề tài khoa học.

3. Trần Thanh Bé (2014), Báo cáo tham luận: Phát triển DN gắn với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa TPCT, Tài liệu Hội thảo khoa học:

Tư duy mới về phát triển KT-XH Việt Nam trong bối cảnh mới.

4. Nguyễn Thế Bính, Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển DN nhỏ

và vừa và bài học cho Việt Nam, Phát triển và Hội nhập, số 12 (22) tháng 9-

10/2013.

5. Võ Hùng Dũng và các cộng sự (2014), Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng

thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TPCT, Đề tài khoa học.

6. Bùi Tiến Dũng, Nghiên cứu chính sách quản lý hoạt động NCKH và phát triển

công nghệ đối với tập đoàn, công ty của Mỹ, Tạp chí chính sách và quản lý

KH&CN, số 4 năm 2012.

7. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình khoa học luận đại cương, Hà Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề quản lý KH&CN ở nước ta, Nhà xuất bản

khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

9. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận NCKH, Nhà xuất bản giáo

dục Việt Nam.

10. Vũ Cao Đàm, Trần Ngọc Ca, Nguyễn Võ Hưng (2011), Phân tích và thiết kế

chính sách cho phát triển, Nhà xuất bản Dân Trí – Hà nội.

11. Nguyễn Thiềng Đức (2007), Năng lực cạnh tranh của các DN trong nước trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hội nhập: Nhận diện thách thức và cơ hội, Đề tài khoa học.

12. Đoàn Thanh Hà và các cộng sự (2013), Nghiên cứu lộ trình và các giải pháp

Việt Nam gia nhập WTO và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, Đề tài khoa

học.

13. Lưu Thanh Đức Hải và các cộng sự (2013), Xây dựng vườn ươm DN công nghệ

TBI (Technology Business Incubator) tại TPCT, Đề tài khoa học.

14. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, Hà Nội.

15. Hội đồng nhân dân TPCT (2013), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của

Hội đồng nhân dân TPCT về KT-XH, quốc phòng, an ninh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

16. Hoàng Xuân Long, Thúc đẩy liên kết viện, trường với DN từ nhiều phía: kinh nghiệm của thế giới, Nghiên cứu chính sách KH&CN, số 14 tháng 12/2007.

17. Nguyễn Xuân Nghĩa (1995), Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội, Đại học Mở - Bán công TP.HCM.

18. Sở Công Thương TPCT (2014), Báo cáo dự án Vườn ươm Công nghệ Công

nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc.

19. Sở Công Thương TPCT (2014), Báo cáo tham luận: Phát triển công nghiệp của thành phố hiện nay và những khuyến nghị, Tài liệu Hội thảo khoa học: Tư duy mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)