Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hỗ trợ DN thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 71 - 73)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

3.1. Cơ sở hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động R&D trong DN

3.1.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hỗ trợ DN thực hiện

DOANH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1. Cơ sở hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động R&D trong DN ngoài quốc doanh ngoài quốc doanh

3.1.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hỗ trợ DN thực hiện hoạt động R&D động R&D

Ở một số quốc gia phát triển, vai trò của DN luôn được đề cao vì DN đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP, tạo phần lớn công ăn việc làm, là trụ cột của nền kinh tế. Trước những đóng góp của DN trong nền kinh tế, mỗi quốc gia khác nhau có những chính sách khác nhau để hỗ trợ phát triển hệ thống DN. Qua tham khảo tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, tác giả tổng hợp được một số chính sách điển hình của các quốc gia hỗ trợ DN thực hiện các hoạt động R&D, chẳng hạn:

Theo Nguyễn Đức Tâm, Chính phủ Hoa Kỳ tập trung thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ DN nhỏ bằng việc cải cách khung pháp lý, hướng dẫn xuất khẩu, đào tạo lao động và hỗ trợ công nghệ, các chương trình hỗ trợ tài chính, miễn thuế, trợ giá, cho vay lãi suất ưu đãi cho hoạt động R&D; Chính phủ Anh tập trung xây dựng các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa với các nội dung chính: các biện pháp về giảm tỷ lệ lãi suất và cải thiện về thuế, chương trình hỗ trợ công nghệ và các hoạt động nghiên cứu, tập trung vào các hoạt động đào tạo cho DN và thiết lập vườn ươm DN…

Theo Nguyễn Thế Bính, vào đầu những năm 1980, Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách khuyến khích các DN nhỏ và vừa phát triển. Chính phủ định hướng lĩnh vực ưu tiên phát triển là các ngành công nghiệp chế tạo, hỗ trợ 50% chi phí trang thiết bị và giảm thuế doanh thu, sử dụng tài sản, đất; nuôi dưỡng và thúc đẩy tăng trưởng, chính sách giúp các DN nhỏ và vừa có kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để nghiên cứu để nghiên cứu đổi mới công nghệ phù hợp với ngành và phạm vi hoạt động, đồng thời có thể tiếp nhận và ứng dụng nhanh những thành tựu của nghiên cứu mới vào hoạt động hiện hữu. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách hoàn thuế đối với các DN nhỏ và vừa. Chính sách này thực hiện từ năm 1980, trong đó

tập trung vào những DN đầu tư và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, bao gồm: hoàn lại 15% chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, miễn thuế VAT, thuế trước bạ đối với nhà cửa và đất đai phục vụ các mục tiêu nghiên cứu và phát triển. Đài Loan cho phép thành lập các quỹ phát triển DN nhỏ và vừa có chức năng cấp vốn cho khu vực này qua hệ thống ngân hàng. Hàng năm, chính quyền phân bổ ngân sách cho các quỹ phát triển 12 tỷ Đài tệ và quỹ có trách nhiệm cung cấp khoản vốn nhất định cho DN nhỏ và vừa nào thỏa mãn các điều kiện mà chính quyền đưa ra với mức lãi suất ưu đãi. Lợi nhuận từ các quỹ phát triển này dùng cho chương trình hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa tại các địa phương.

Cũng theo Nguyễn Thế Bính, Mỹ có nhiều chính sách trợ giúp các kinh doanh nhỏ khai thác tiềm năng công nghệ như Chương trình chuyển giao công nghệ kinh doanh nhỏ; Quỹ hợp tác mở rộng chế tạo và chương trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ cung cấp một lượng vốn lớn trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu và triển khai của các kinh doanh nhỏ; thành lập các vườm ươm công nghệ và vườn ươm kinh doanh tại 50 tiểu bang. Vườn ươm công nghệ và kinh doanh của Mỹ thường được xây dựng dựa trên cơ sở các trường đại học và những cơ quan NCKH với mục tiêu quan trọng là thương mại hóa những công trình NCKH.

Theo Nguyễn Hà Phương, trong việc hỗ trợ tài chính cho các DN nhỏ và vừa, Nhật Bản là một trong những quốc gia thành công nhất. Để thúc đẩy sự phát triển của các DN, Chính phủ đã xây dựng đa dạng các loại hình tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ cho các chính sách của Nhà nước cung cấp vốn cho sự phát triển của các DN nhỏ và vừa. Các tổ chức tài chính này được thành lập lần lượt sau chiến tranh và đã đáp ứng nhu cầu về vốn của các DN trong việc đầu tư đổi mới công nghệ. Chính sự tiên phong của các tổ chức tài chính quốc doanh là yếu tố thúc đẩy các tổ chức tài chính phi Chính phủ khác đầu tư vào lĩnh vực này. Bằng cách đó, chính sách này có tác dụng rất lớn trong việc chuyển dịch một lượng vốn không nhỏ trong nền kinh tế vào đầu tư đổi mới công nghệ. Với chính sách trợ cấp tài chính, Chính phủ tài trợ trực tiếp cho đầu tư đổi mới công nghệ để khuyến khích các DN nhỏ và vừa áp dụng những công nghệ mới. Theo Luật Khuyến khích Các

DN nhỏ và vừa, Nhật Bản cấp vốn cho các DN nhỏ và vừa sáng tạo để phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật.

Ở Việt Nam, chính sách hỗ trợ phát triển DN cũng được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm, nhiều chính sách được ban hành và thực thi có hiệu quả, hỗ trợ mang lại thành công cho các DN như: chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng ngân hàng, giảm lãi suất vay, chính sách ưu đãi, giãn, miễn, giảm thuế, giảm hoặc nới giãn thời hạn trả tiền thuê đất,... hỗ trợ cho DN trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, đối với chính sách hỗ trợ DN thực hiện các hoạt động R&D chưa được quan tâm nhiều, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia đã và đang phát triển nhận thấy nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện để các DN phát triển, đặc biệt hỗ trợ thực hiện các hoạt động R&D.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)