Những mặt được và hạn chế của chính sách nhà nước hỗ trợ DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 67 - 71)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

2.4. Đánh giá tác động các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN thành phố

2.4.2. Những mặt được và hạn chế của chính sách nhà nước hỗ trợ DN

Qua nghiên cứu kết quả thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương trong thời gian qua, có thể thấy Trung ương đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển DN nói chung và hoạt động R&D của DN nói riêng nhưng hầu hết các DN chưa tiếp cận được một cách hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước, hầu hết các chính sách vẫn còn khó khăn về mặt thủ tục tham gia để được hỗ trợ nên các DN ngán ngại trong việc đăng ký tham gia. TPCT trong thời gian qua chưa đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển hoạt động KH&CN trong DN, các chính sách của Trung ương chưa được cụ thể hóa triệt để ở địa phương. Mặc dù các mục tiêu của chính sách chưa đạt được theo như mong muốn, rất ít các DN nhận được sự hỗ trợ của các chính sách, chưa kể đến có những chính sách DN chưa biết đến sự ra đời của nó, nhìn chung, nhiều chính sách không đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, sự ra đời của các chính sách đã đánh động sự quan tâm của các nhà quản lý, các DN và các tổ chức, cá nhân khác. Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu quan tâm đến việc hỗ trợ cho DN, nhận thức được tầm quan trọng của DN đối với sự phát triển kinh tế.

Nghiên cứu về thực trạng các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN TPCT có thể thấy các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN của Cần Thơ có quan tâm trong việc triển khai các chính sách của Trung ương cũng như vận dụng các chính sách của Trung ương để ban hành chính sách của địa phương hỗ trợ DN ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả

kinh tế của DN. Tuy nhiên, qua đánh giá kết quả của thực hiện các chính sách hỗ trợ cho DN tại TPCT nhận thấy DN chưa tiếp cận được với các chính sách của nhà nước và chưa xem chính sách hỗ trợ của nhà nước là cơ hội để phát triển. Một số lý do chủ quan, khách quan dẫn đến việc DN của TPCT chưa quan tâm nhiều đến các chính sách hỗ trợ của nhà nước được đúc kết trong quá trình nghiên cứu, như sau:

- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN còn hạn chế, nhiều DN chưa nắm bắt được thông tin về các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

- Mức hỗ trợ về kinh phí cho DN thường không cao, có thể nói là rất thấp, chẳng hạn: hỗ trợ đăng ký bảo hộ, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ tối đa chỉ được 13 triệu đồng/DN; hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng (chi phí hàng năm cho các hoạt động đào tạo, tư vấn và chứng nhận áp dụng các công cụ năng suất chất lượng,...) tối đa khoảng 27 triệu đồng/DN, DN phải đối ứng 50%; hỗ trợ đổi mới công nghệ tối đa 300 triệu đồng/dự án, mỗi DN không quá 02 dự án/năm, DN phải có kinh phí đối ứng ít nhất 70%. Đối với các DN nhỏ, mức đối ứng 70% kinh phí cho dự án đổi mới công nghệ là khá cao, DN không đủ khả năng để đầu tư thực hiện dự án. Đối với các DN có điều kiện về kinh phí để thực hiện các dự án đổi mới công nghệ ở mức tương đối hiện thì việc giới hạn mức hỗ trợ cao nhất là 300 triệu đồng/dự án là rất thấp cho việc thực hiện dự án đổi mới công nghệ của DN.

- Thủ tục đăng ký tham gia dự án, chương trình để được xem xét hỗ trợ thường rườm rà, phức tạp trong khi DN là đơn vị SXKD phải dành nhiều thời gian cho hoạt động tìm kiếm doanh thu và lợi nhuận, việc xây dựng dự án để được nhà nước hỗ trợ đối với DN thường rất khó khăn, không đủ kinh nghiệm để thực hiện. Mất nhiều thời gian để thực hiện các hồ sơ đăng ký xem xét hỗ trợ sẽ dẫn đến giảm hiệu suất làm việc của cán bộ DN, nên đôi khi DN xem là không cần thiết phải thực hiện các hồ sơ đăng ký hỗ trợ kinh phí từ nhà nước.

- Các chính sách hỗ trợ của trung ương đôi khi rộng rãi hơn về mặt kinh phí so với các chính sách của địa phương nhưng cũng còn nhiều bất cập về mặt điều kiện, thủ tục để được hỗ trợ.

- Chưa có cơ chế đầu tư rủi ro cho NCKH. Đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhu cầu NCKH là để giải quyết những vấn đề mới và khó khăn, đòi hỏi mạo hiểm và rủi ro trong khi quan điểm chung của các nhà quản lý là "phải thấy trước được hiệu quả và thành công của các nghiên cứu" dẫn đến tồn tại thường xuyên mâu thuẫn trong giải quyết nhu cầu này.

- Thành lập Quỹ phát triển KH&CN để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường là một trong những hình thức huy động vốn đầu tư cho KH&CN được khuyến khích thực hiện. Mặc dù Bộ Tài chính đã có hướng dẫn về thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của DN nhưng các DN vẫn chưa mặn mà với việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN do còn ngán ngại về mặt thủ tục thành lập và thanh quyết toán nguồn kinh phí Qũy.

Tiểu kết chương 2

1. TPCT nằm ở trung tâm của vùng ĐBSCL đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng được xác định là “trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, KH&CN của vùng ĐBSCL”. Thành phố có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, có lợi thế không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở các lĩnh vực khác, có lợi thế nguồn lực chuyên gia từ các viện, trường Trung ương đóng trên địa bàn và của địa phương.

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPCT luôn ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cần Thơ là điểm sáng trong thu hút đầu tư, tiếp đón nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ tìm hiểu cơ hội hợp tác, các dự án đầu tư đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH thành phố.

3. DN trên địa bàn TPCT đa dạng về lĩnh vực hoạt động, quy mô tăng dần qua các năm đóng góp lớn vào sự phát triển chung của thành phố. Vốn đầu tư của DN chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho KH&CN của TPCT, thiết bị công nghệ là một trong những vấn đề DN quan tâm đầu tư để tăng chất lượng sản phẩm.

4. Kết quả khảo sát DN cho thấy các DN có sự quan tâm đến hoạt động R&D, sử dụng nguồn vốn của DN để thực hiện hoạt động R&D. Hơn 70% DN được khảo sát có nhu cầu được nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện hoạt động R&D. Khó khăn của DN trong SXKD cũng như trong hoạt động R&D là do thiếu vốn để cải tiến máy móc thiết bị, mở rộng quy mô SXKD, DN khó tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ chính sách hỗ trợ phát triển DN. Nhu cầu của DN là được nhà nước hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước, hỗ trợ kinh phí sản xuất thử nghiệm.

5. Các cơ quan trung ương và địa phương đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển DN nói chung và hoạt động R&D của DN nói riêng nhưng hầu hết các chính sách vẫn còn khó khăn về mặt thủ tục tham gia để được hỗ trợ trong khi mức kinh phí hỗ trợ không cao nên các DN ngán ngại trong việc đăng ký tham gia.

Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG R&D TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)