Hỗ trợ tài chính cho DN thực hiện hoạt động R&D

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 79 - 82)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động R&D trong DN

3.2.1. Hỗ trợ tài chính cho DN thực hiện hoạt động R&D

3.2.1.1. Thành lập Quỹ phát triển KH&CN TPCT hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động KH&CN của thành phố (trong đó có DN)

Việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu của DN “Nhà nước hỗ trợ kinh phí sản xuất thử nghiệm các giải pháp sáng chế, các sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất: hỗ trợ DN vay không lãi suất (có hợp đồng hỗ trợ vay vốn giữa Nhà nước và DN), hỗ trợ tối đa 30% kinh phí thực hiện khi DN nghiên cứu đầu ra sản phẩm đạt yêu cầu, trường hợp DN nghiên cứu đầu ra sản phẩm không đạt yêu cầu thì DN hoàn trả khoản đã vay cho nhà nước”.

Điều 40 của Luật KH&CN năm 2013 nêu “UBND cấp tỉnh thành lập Quỹ

phát triển KH&CN để phục vụ cho các yêu cầu phát triển KH&CN của mình. Quỹ phát triển KH&CN được hình thành từ nguồn vốn được cấp một lần ban đầu từ

ngân sách nhà nước dành cho phát triển KH&CN của tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương; vốn bổ sung hằng năm từ phân bổ ngân sách cho nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và kết quả hoạt động của Quỹ; đóng góp của DN theo quy định của pháp luật; khoản đóng góp tự nguyện, hiến, tặng của tổ chức, cá nhân và nguồn hợp pháp khác”.

Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, quy định điều kiện, thẩm quyền thành lập, nguồn vốn hình thành Quỹ phát triển KH&CN.

Trên cơ sở Luật KH&CN, Nghị định số 95/2014/NĐ-CP, TPCT có thể thành lập Quỹ phát triển KH&CN để phục vụ cho các yêu cầu phát triển KH&CN của thành phố. Hoạt động của Quỹ vì mục đích bảo toàn vốn, bù đắp chi phí và không vì mục đích lợi nhuận, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển KH&CN phục vụ phát triển

KT-XH của thành phố thông qua việc tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân đề xuất trong đó có DN.

* Quỹ tài trợ (không thu hồi) để thực hiện:

i) Các đề tài nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo ra công nghệ mới thuộc những

ngành nghề, lĩnh vực thành phố ưu tiên khuyến khích, đượctổ chức, cá nhân tựthực

hiện hoặc phối hợp với các tổ chức KH&CN thực hiện.

- Tài trợ một phần hoặc toàn phần cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề, lĩnh vực thành phố ưu tiên, khuyến khích thực hiện; do doanh DN thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức KH&CN thực hiện.

- Tài trợ cho việc thực hiện dự án xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của DN theo tiêu chuẩn quốc tế.

ii) Các dự án sản xuất thử nghiệm không nằm trong kế hoạch phát triển KH&CN của nhà nước; các nhiệm vụ KH&CN thuộc hướng KH&CN ưu tiên của nhà nước do DN thực hiện theo các quy định hiện hành.

iii) Các dự án ứng dụng các công trình nghiên cứu được cấp bằng phát minh, sáng chế; giải pháp hữu ích hoặc đoạt giải thưởng hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp thành phố, quốc gia.

iv) Các dự án xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

* Quỹ cho vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp hoặc không thu lãi và không cần thế chấp tài sản (hạn mức cho vay tối đa của một đề tài, dự án là 70% tổng vốn đầu tư) để thực hiện các đề tài dự án KH&CN:

i) Hoàn thiện công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN để phục vụ phát triển KT-XH của thành phố; các đề tài, dự án thuộc diện được tài trợ có thể được cho vay nếu chủ dự án có đơn yêu cầu.

ii) Chuyển giao công nghệ để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm (nâng cao chất lượng, giá trị sử dụng, thay đổi mẫu mã, bao bì), nâng cao năng suất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh của DN.

iii) Ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu KH&CN mới nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả hoạt động KT-XH của tổ chức, cá nhân được hưởng thụ.

iv) Phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nghiên cứu KH&CN.

3.2.1.2. Hỗ trợ DN thực hiện các hoạt động R&D:

Bên cạnh việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN thành phố hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động KH&CN của thành phố (trong đó có DN), Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của DN “Nhà nước hỗ trợ kinh phí sản xuất thử nghiệm các giải pháp sáng chế, các sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất: hỗ trợ tối đa 30% kinh phí thực hiện khi DN nghiên cứu đầu ra sản phẩm đạt yêu cầu”.

Căn cứ vào các chính sách tài chính của Trung ương hỗ trợ cho DN, TPCT nên cụ thể hóa chính sách tài chính của địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động KH&CN cho DN tại địa phương. Tác giả đề xuất hình thức hỗ trợ:

i) Hỗ trợ 100% kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, giải mã công nghệ để ra vật mẫu, thiết kế kỹ thuật.

ii) Hỗ trợ 30% chi phí sản xuất thử nghiệm (sản phẩm mới; nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu) nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp.

iii) Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do DN chủ trì thực hiện đối với các DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

iv) Được sử dụng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động NCKH và phát triển công nghệ tại các Phòng thí nghiệm, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN, cơ sở nghiên cứu KH&CN của địa phương.

v) Đối với DN KH&CN, DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, DN hoạt động lĩnh vực, ngành nghề được nhà nước khuyến khích thực hiện sẽ được ưu đãi về đất đai (miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của nhà nước; hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất) khi mở rộng SXKD, tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

3.2.1.3. Cơ chế ưu tiên cho DN:

Ưu tiên đặt hàng DN thực hiện các đề tài, dự án KH&CN của thành phố vì DN là đơn vị tiếp cận nhiều với thị trường, nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Việc đấu thầu cạnh tranh với các viện, trường, các cơ quan nghiên cứu KH&CN để chủ trì thực hiện các đề tài, dự án KH&CN do nhà nước đặt hàng sẽ không mang lại nhiều cơ hội cho DN được trúng tuyển. Nguyên nhân chính là do DN không đủ kinh nghiệm để xây dựng các thuyết minh đề tài, dự án KH&CN đạt yêu cầu để được trúng tuyển, mặc dù về mặt kinh nghiệm thực tế có thể tốt hơn nhiều.

3.2.1.4. Điều chỉnh các chương trình, dự án hỗ trợ DN về đổi mới công

nghệ, hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thực hiện trong thời gian qua theo hướng nâng cao mức kinh phí hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tục đăng ký hỗ trợ từ chương trình, dự án. Cụ thể:

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng không cần DN phải có kinh phí đối ứng.

- Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí cho hoạt động hoàn thiện hoặc đổi mới công nghệ để tạo ra sản phẩm mới; hỗ trợ đến 30% giá trị hợp đồng mua bán các bí quyết công nghệ, giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ,... nhưng tối đa không quá 2 tỷ đồng/DN.

- Thủ tục đăng ký hỗ trợ từ chương trình, dự án bao gồm: Đơn đăng ký; phương án tổ chức thực hiện; giấy đăng ký kinh doanh. Cơ quan thẩm định tiến hành xem xét hồ sơ, khảo sát thực tế DN, đánh giá tính khả thi để quyết định hỗ trợ hay không hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)