Tác động của chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 50 - 67)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

2.4. Đánh giá tác động các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN thành phố

2.4.1. Tác động của chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN

Thu thập các nguồn dữ liệu, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN, tác giả tìm hiểu được một số chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN, tập trung vào các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hoạt động KH&CN trong DN.

2.4.1.1. Chính sách của Trung ương:

* Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN.

Để khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả SXKD, ngày 18/9/1999,

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ

chế tài chính khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN. Nghị định này

áp dụng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam, hoạt động KH&CN được khuyến khích thực hiện:

- Hoạt động nghiên cứu - triển khai (bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm) do DN tự thực hiện hoặc ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Ứng dụng các kết quả KH&CN, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới.

- Dịch vụ KH&CN đòi hỏi kỹ thuật cao; xử lý số liệu, tính toán, phân tích phục vụ trực tiếp nghiên cứu - triển khai, kiểm định và thử nghiệm; lập các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi; các hoạt động liên quan tới bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất; các dịch vụ về thông tin, tư vấn KH&CN, đào tạo cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh.

Căn cứ Nghị định 119/1999/NĐ-CP, các DN khi thực hiện các hoạt động KH&CN sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế, tín dụng, quyền sử dụng đất... Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này quy định: Nhà nước còn hỗ trợ kinh phí không quá 30% tổng kinh phí đối với các đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề nhà nước ưu tiên do DN chủ trì hoặc kết hợp với các tổ chức KH&CN khác thực hiện.

Thông tư liên tịch số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC ngày 28/11/2000 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/1999/NĐ-CP, hướng dẫn chi tiết về hồ sơ được hưởng những ưu đãi về thuế, tín dụng, quyền sử dụng đất... Đồng thời, hướng dẫn hồ sơ xét chọn hỗ trợ kinh phí cho DN thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực nhà nước ưu tiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 119/1999/NĐ-CP gồm: Đơn đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét hỗ trợ kinh phí NCKH; Đề cương NCKH.

Quy định điều kiện và hồ sơ để DN được hỗ trợ kinh phí từ nhà nước thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới của Nghị định 119/1999/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC không quá phức tạp để DN có thể tham gia, nhưng qua nghiên cứu tài liệu từ Sở KH&CN cũng như phỏng vấn các nhà quản lý KH&CN được biết thời gian qua ở Cần Thơ, Nghị định 119/1999/NĐ-CP không được sự quan tâm của các DN, nguyên nhân có thể do việc xem xét hồ sơ do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chưa tạo được thuận lợi cho DN ở các địa phương tham gia, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, Điều 8 của Nghị định 119/1999/NĐ-CP đã hết hiệu lực kể từ ngày 15/3/2014 theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN năm 2013.

* Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển, quy định: về nghiên cứu - triển khai, ngân sách hỗ trợ với mức kinh phí tối đa theo các quy định hiện hành để thực hiện các hoạt động nghiên cứu - triển khai liên quan đến ngành công nghiệp chủ lực, trong đó:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: chuyển giao công nghệ (kể cả sản xuất thử

nghiệm theo công nghệ được chuyển giao); thiết lập và bổ sung, tăng cường năng lực các cơ quan khoa học công nghệ (phòng thí nghiệm, phòng kiểm chuẩn, cơ quan nghiên cứu - triển khai...); nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Ngân sách địa phương hỗ trợ: Sản xuất thử nghiệm (sản phẩm mới; nguyên

liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu) nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp.

Theo Sở Công Thương, các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của TPCT được hỗ trợ phát triển theo quy định tại Quyết định 55/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và một số chính sách khuyến khích phát triển như: hỗ trợ giới thiệu sản phẩm miễn phí cho DN (trên website của Bộ Công Thương);

hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm miễn phí tại các hội chợ, triển lãm của quốc gia và địa phương;... Việc hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chỉ ở mức độ hỗ trợ về mặt thông tin, thành phố vẫn chưa có chính sách hỗ trợ DN thực hiện các nghiên cứu hoàn thiện, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới, công nghệ mới.

* Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về DN KH&CN; Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007.

Nghị định quy định DN KH&CN được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với DN và một số chính sách hỗ trợ, ưu đãi cụ thể như:

- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giao quyền sử dụng hoặc sở hữu các kết quả KH&CN thuộc sở hữu nhà nước.

- Được miễn, giảm thuế thu nhập DN như DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, NCKH và phát triển công nghệ kể từ khi có thu nhập chịu thuế với điều kiện: doanh thu của các sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả KH&CN trong năm thứ nhất từ 30% tổng doanh thu trở lên, năm thứ hai từ 50% tổng doanh thu trở lên và năm thứ ba trở đi từ 70% tổng doanh thu trở lên của DN KH&CN.

- Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động NCKH và phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

- Được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ phát triển KH&CN và các quỹ khác theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh.

- Được ưu tiên trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ cho hoạt động NCKH và phát triển công nghệ tại các Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN, cơ sở nghiên cứu KH&CN của Nhà nước.

- Được hưởng các dịch vụ tư vấn, đào tạo miễn phí của các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN do các cơ quan nhà nước thành lập.

- Được Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và UBND các địa phương ưu tiên cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo quy định.

Tính đến thời điểm hiện tại, TPCT có 02 DN hoạt động theo mô hình DN KH&CN, trong đó có 01 DN mới đăng ký và được Sở KH&CN cấp giấy chứng nhận DN KH&CN vào tháng 9/2014. DN được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN năm 2012 được hưởng chế độ miễn, giảm thuế thu nhập DN, được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế các khoản chi hợp lý đối với hoạt động R&D, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác thực hiện theo quy định của pháp luật (như kết quả khảo sát).

* Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Một trong những mục tiêu của Chương trình: hỗ trợ 1.000 cá nhân, tổ chức, DN, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 5.000 lượt đối tượng thành lập DN KH&CN và các đối tượng có liên quan. Chương trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho DN:

- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển ý tưởng, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, sản phẩm mới làm cơ sở để thành lập DN KH&CN.

- Hỗ trợ DN sử dụng trang thiết bị, dịch vụ tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN để chuẩn bị hình thành DN KH&CN.

- Hỗ trợ DN đáp ứng đủ điều kiện của DN KH&CN xây dựng, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được công nhận là DN KH&CN.

Thông tư số 19/2013/TT-BKHCN ngày 15/8/2013 của Bộ KH&CN hướng dẫn quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thông tư quy định tiêu chí, điều

kiện, nội dung các dự án hỗ trợ hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN (tại Điều 7 của Thông tư) để hỗ trợ phát triển DN KH&CN như sau:

- Tiêu chí, điều kiện:

+ Đối với dự án hỗ trợ phát triển ý tưởng hình thành vật mẫu: đề xuất ý tưởng, giải pháp kỹ thuật để làm ra vật mẫu (ý tưởng được thuyết minh rõ ràng, có cơ sở khoa học và thực tiễn, có giải pháp công nghệ phù hợp để tạo ra vật mẫu); cam kết hoàn thiện công nghệ từ vật mẫu đã tạo ra.

+ Đối với dự án nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, sản phẩm mới: nghiên cứu hoàn thiện công nghệ trên cơ sở các sáng chế, giải pháp hữu ích, giải pháp kỹ thuật, kết quả KH&CN, hoặc hoạt động nghiên cứu giải mã công nghệ; hoàn thiện công nghệ để tạo ra sản phẩm mới làm cơ sở để thành lập DN KH&CN.

+ Đối với dự án ươm tạo DN KH&CN: dự án được xây dựng dựa trên công nghệ do tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp có khả năng ứng dụng và SXKD để hình thành DN KH&CN; có hồ sơ thành lập DN KH&CN. Trong hồ sơ phải trình bày rõ về cơ cấu tổ chức, tài chính, nhân lực, phương án SXKD của DN sẽ được thành lập (những nội dung liên quan đến kết quả KH&CN là cơ sở để chứng nhận DN KH&CN).

+ Tiêu chí, điều kiện khác: tổ chức, cá nhân phải chứng minh được nguồn lực và năng lực tổ chức thực hiện dự án; tổ chức, cá nhân chủ trì dự án đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều này phải có cam kết bằng văn bản về việc thành lập DN KH&CN từ công nghệ, sản phẩm mới là kết quả của dự án hoặc chuyển giao công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác để thành lập DN KH&CN.

- Các nội dung được hỗ trợ của dự án: tìm kiếm thông tin công nghệ và sản phẩm công nghệ ở trong nước và nước ngoài; hoạt động nghiên cứu thử nghiệm để

phát triển ý tưởng, làm ra vật mẫu, giải mã và hoàn thiện công nghệ, ứng dụng các

sáng chế, giải pháp hữu ích, kết quả KH&CN; sử dụng trang thiết bị, dịch vụ tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN; các hoạt động tư vấn hoàn thiện công nghệ; tư vấn phục vụ việc thành lập DN KH&CN; xây dựng hồ sơ để được công nhận DN KH&CN; tư vấn, hướng dẫn DN KH&CN đã ươm tạo thành công hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định;

đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài về việc thành lập, quản lý, điều hành hoạt động của DN KH&CN; các hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài để ươm tạo, phát triển DN KH&CN; thiết kế, xây dựng trang thông tin điện tử để hỗ trợ phổ biến thông tin về DN KH&CN và các sản phẩm của DN.

- Nguyên tắc ưu tiên giao thực hiện dự án: ưu tiên dự án thuộc các lĩnh vực công nghệ ưu tiên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thông tư liên tịch số 49/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 24/3/2014 của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu

trách nhiệm. Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu để phát triển ý tưởng, giải mã công

nghệ, hoàn thiện công nghệ để tạo ra sản phẩm mới được hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, giải mã công nghệ để ra vật mẫu, thiết kế kỹ thuật; Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí cho hoạt động hoàn thiện công nghệ để tạo ra sản phẩm mới. Nội dung và định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo các quy định hiện hành về sử dụng ngân sách nhà nước đối với đề tài NCKH và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm.

Tại Cần Thơ, Quyết định 592/QĐ-TTg vẫn chưa được quan tâm triển khai thực hiện từ các cơ quan quản lý nhà nước nên việc tham gia vào chương trình hỗ trợ theo quyết định này từ các DN hầu như chưa có, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương chưa có số liệu về DN tham gia vào chương trình.

* Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày 16/5/2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân và DN; Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của DN; Thông tư số 105/2012/TT- BTC ngày 25/6/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011. Các quy định này cho phép DN được trích một phần từ thu nhập tính thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế (DN tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế trong kỳ) để thành lập Quỹ phát triển KH&CN phục vụ cho mục tiêu phát triển KH&CN của DN:

- Hỗ trợ phát triển KH&CN của DN: trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động KH&CN của DN; mua máy móc, thiết bị để đổi mới công nghệ trực tiếp sử dụng vào việc sản xuất sản phẩm của DN; mua bản quyền công nghệ, quyền sử dụng, quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thông tin KH&CN, các tài liệu, sản phẩm có liên quan để phục vụ cho hoạt động KH&CN của DN theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ; trả lương, chi thuê chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)