4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH TÍCH VI THỂ MỘT SỐ CƠ QUAN CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ
Nghiên cứu các đặc điểm bệnh lý vi thể góp một phần quan trọng trong nghiên cứu bệnh lý học vi thể của bệnh Dịch tả vịt, từ đó hiểu rõ thêm về cơ chế tác động, đích tác động và những ảnh hưởng ở mức độ tế bào do các tác nhân gây bệnh gây ra. Từ những cơ quan có bệnh tích ở trên chúng tôi tiến hành làm tiêu bản vi thể. Mỗi mẫu chúng tôi lựa chọn 3 tiêu bản đẹp nhất để quan sát.
Chúng tôi tiến hành mổ khám 10 con vịt mắc bệnh Dịch tả điển hình. Ở mỗi mẫu nguyên con, tiến hành lấy các cơ quan: Gan, thận, lách để nghiên cứu. Từ các mẫu bệnh phẩm thu được chúng tôi tiến hành xác định vịt mắc bệnh bằng phương pháp PCR và tiến hành làm tiêu bản vi thể với những con vịt đã được xét nghiệm dương tính.
Từ những mẫu bệnh phẩm thu được, tiến hành đúc block, mỗi block được cắt, nhuộm tiêu bản rồi chọn ra 5 tiêu bản đẹp nhất sau đó tiến hành soi kính hiển vi để đọc kết quả bệnh tích vi thể. Đánh giá bệnh tích vi thể: Nếu block nào có 2 tiêu bản có bệnh tích trở lên thì được coi là dương tính.
Kết quả nghiên cứu dựa trên những tiêu bản dương tính điển hình được tổng hợp ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả
Biến đổi bệnh tích Dạ dày
tuyến Ruột non Ruột già Lách
n (+) % n (+) % n (+) % n (+) %
Số Block nghiên cứu 10 10 10 10
Sung huyết 10 100 10 100 10 100 10 100
Xuất huyết 6 60,0 10 100 10 100 - -
Hoại tử tế bào 8 80,0 10 100 10 100 5 50,0 Thoái hóa tế bào 10 100 10 100 10 100 7 70,0 Thâm nhiễm TB viêm - - 10 100 10 100 10 100 Như vậy, qua bảng 4.6 cho thấy khi vịt bị mắc bệnh dịch tả vịt thì toàn bộ hệ thống tiêu hóa như: dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách đều bị sung huyết tỷ lệ quan sát được 100%. Ở ruột non và ruột già xuất huyết chiếm tỷ lệ 100 %, dạy dày tuyến xuất huyết chiếm 60 %.
Bên cạnh đó, tế bào ở dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách đều bị hoại tử, tỷ lệ tế bào hoại tử cao nhất quan sát ở ruột non và ruột già chiếm tỷ lệ 100 %, ở dạ dày tuyến tế bào bị hoại tử được quan sát thấy chiếm 80 % số tiêu bản quan sát.
Ngoài ra, khi quan sát tiêu bản, tổn thương chủ yếu là hiện tượng thoái hóa tế bào đều xuất hiện ở mẫu ruột non, ruột già, dạ dày tuyến, lách, chiếm tỷ lệ
100 % ở mẫu dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách. Ở lách, tế bào bị thoái hóa chiếm tỷ lệ 70 % các mẫu quan sát.
Hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm còn xuất hiện ở các mẫu như ruột non, ruột già, lách và chiếm tỷ lệ cao 100 %.
Chúng tôi cũng đã tiến hành làm tiêu bản vi thể từ cơ quan gan, thận, phổi, tim của vịt bị mắc bệnh Dịch tả vịt, đúc block, mỗi block được cắt, nhuộm tiêu bản và chọn ra 5 tiêu bản đẹp nhất để kiểm tra bệnh tích bệnh tích vi thể. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả
Gan Thận Phổi Tim
n (+) % n (+) % n (+) % n (+) %
Số Block nghiên cứu 10 10 10 10
Sung huyết 10 100 10 100 10 100 4 40,0
Xuất huyết 0 0 7 70,0 8 80,0 7 70,0
Hoại tử tế bào 6 60,0 3 30,0 4 40,0 0 0
Thoái hóa tế bào 10 100 6 60,0 8 80,0 4 40,0 Thâm nhiễm TB viêm 10 100 8 80,0 10 100 8 80,0
Tăng sinh ống mật 8 80,0 - - - -
Khi quan sát các tiêu bản vi thể ở gan, thận, phổi, tim cho thấy các bệnh tích chủ yếu là sung huyết, hoại tử tế bào, thoái hóa tế bào và hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm, tăng sinh ống mật.
Kết quả bảng 4.7 cho thấy, hiện tượng xuất huyết ở phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 80 % còn ở thận và tim là 70 % ở các tiêu bản quan sát. Gan, thận, phổi của vịt bị bệnh có tỷ lệ sung huyết rất cao 100%. Thoái hóa tế bào và thâm nhiễm tế bào viêm ở gan và phổi chiếm tỷ lệ 100%, ở thận là 80 %. Tổn thương hoại tử tế bào gan chiếm tỷ lệ 60 %. Hiện tượng tăng sinh ống mật được phát hiện ở gan chiếm tỷ lệ 80 % số tiêu bản quan sát.
Như vậy, Kết quả bảng 4.6 và bảng 4.7 cho thấy những bệnh tích vi thể của bệnh Dịch tả vịt chủ yếu tập trung ở hệ tiêu hóa như dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, gan và phổi còn tại thận và lách tuy có biến đổi nhưng không mang tính đặc trưng cho bệnh.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG VI THỂ CỦA VỊT MẮC BỆNH DỊCH TẢ VỊT
Hình 4.8. Tế bào gan bị thóa hóa và thâm nhiễm tế bào viêm xung quanh
các mạch quản