Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt mắc dịch tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy tỉnh thái bình (Trang 48)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu, thảo luận

4.2. Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt mắc dịch tả

VỊT MẮC DỊCH TẢ

Khi phát hiện tại đàn có con mắc bệnh Dịch tả vịt chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát cho đến khi đàn hết dịch ổn định trở lại, những triệu chứng lâm sàng điển hình trên vịt được chúng tôi tổng hợp ở bảng 4.3.

Bảng 4.4. Triệu chứng lâm sàng của vịt mắc Dịch tả vịt Stt Chỉ tiêu nghiên cứu Số quan

sát (con) Số có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) 1 Ủ rủ, mệt mỏi 60 60 100 2 Sốt cao 43,5 – 440C 60 60 100 3 Chậm chạp, rớt đàn 60 60 100 4 Giảm đẻ 20 20 100

5 Ỉa chảy, phân xanh, khắm 60 54 90,0

6 Bỏ ăn 60 47 78,3

7 Khó thở 60 38 63,3

8 Mắt sưng, chảy nước mắt 60 35 58,3

9 Liệt chân 60 30 50,0

10 Tiếng kêu khản đặc 60 25 41,7

11 Co giật 60 18 30,0

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy 100% vịt ốm có biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi, sốt cao 43,5 – 440C, chậm chạp, rớt đàn, giảm đẻ; ỉa chảy phân xanh khắm chiếm 90%. Vịt bỏ ăn chiếm 78,3 %, khó thở và mắt sưng, chảy nước mắt, vịt bị viêm kết mạc, kết mạc mắt đỏ, xuất huyết, có con vịt hai mí mắt còn dính vào nhau chiếm 63,3 % và 58,3 %.

Triệu chứng liệt chân xuất hiện ở 50% vịt ốm vì vậy vịt đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, tiếng kêu khản đặc thấy ở 41,7 % vịt ốm. Triệu chứng co giật cũng xuất hiện với tỷ lệ 30% số vịt quan sát.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA VỊT MẮC BỆNH DỊCH TẢ VỊT

Hình 4.1. Đàn vịt đẻ chăn thả tự nhiên Hình 4.2. Mổ khám vịt chết

Hình 4.3. Vịt đẻ trứng non Hình 4.4. Vịt liệt trước khi chết 4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ 4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ 4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ Cùng với việc theo dõi triệu chứng lâm sàng của vịt ốm và vịt chết, chúng tôi tiến hành mổ khám bệnh tích của số vịt được theo dõi, cho kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Bệnh tích đại thể của vịt mắc Dịch tả STT Bệnh tích Số quan sát (con) Số có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) 1 Xác gầy, lông sù 30 30 100

2 Tích nước xoang bao tim 30 30 100

3 Vỡ trứng non 10 10 100

4 Da tím tái 30 27 90,0

5 Xuất huyết ruột 30 26 86,7

6 Thận sưng, xuất huyết 30 24 80,0

7 Xuất huyết lỗ huyệt 30 22 73,3

8 Xuất huyết mỡ vành tim 30 22 73,3

9 Xuất huyết cơ ngực, cơ đùi 30 21 70,0

10 Xuất huyết buồng trứng 10 7 70,0

11 Xuất huyết thực quản 30 20 66,7

12 Gan sưng, tụ máu 30 20 66,7

13 Lách sưng to 30 17 56,7

14 Xuất huyết dạ dày tuyến 30 12 40,0

15 Phù keo nhầy dưới da đầu 30 10 33,3

16 Loét ruột 30 8 26,7

17 Loét dạ dày cơ 30 6 20,0

Bệnh tích chiếm tỷ lệ 100 % được ghi nhận là xác gầy, lông sù, tích nước xoang bao tim, vỡ trứng non ở vịt đẻ mắc bệnh. Bệnh tích điển hình đáng chú ý là ruột xuất huyết thành hình vòng nhẫn khi nhìn từ ngoài vào chiếm tỷ lệ 86,7 %. Có đến 73,3 % số vịt được mổ khám có hiện tượng xuất huyết lỗ huyệt, xuất huyết mỡ vành tim. Xuất huyết cơ ngực, cơ đùi, xuất huyết buồng trứng ở vịt đẻ chiếm tỷ lệ tương đối cao 70 %.

Qua mổ khám bệnh tích xuất huyết thực quản, gan sưng, tụ máu chiếm tỷ lệ 66,7 %. Dạ dày tuyến xuất huyết cũng là một bệnh tích tương đối đặc trưng của bệnh nhưng kết quả được tổng hợp chỉ là 40 %.

Ở vùng đầu cổ bị thùy thũng keo nhày màu hơi vàng hoặc hơi hồng, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm 33,3 % trong tổng số vịt mổ khám. Ngoài bệnh tích điển hình chiếm tỷ lệ cao, chúng tôi còn thấy bệnh tích có nốt loét ruột và loét dạ dày

cơ chiếm tỷ lệ không cao lần lượt là 26,7 % và 20 %.

Như vậy, khi vịt bị bệnh dịch tả vịt tỷ lệ vịt chết cao với triệu chứng và bệnh tích rất điển hình.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG ĐẠI THỂ CỦA VỊT MẮC BỆNH TẢ VỊT

Hình 4.5. Xuất huyết mỡ vành tim Hình 4.6. Xuất huyết và loét ruột

Hình 4.7. Xuất huyết vùng hầu họng

4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH TÍCH VI THỂ MỘT SỐ CƠ QUAN CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ

Nghiên cứu các đặc điểm bệnh lý vi thể góp một phần quan trọng trong nghiên cứu bệnh lý học vi thể của bệnh Dịch tả vịt, từ đó hiểu rõ thêm về cơ chế tác động, đích tác động và những ảnh hưởng ở mức độ tế bào do các tác nhân gây bệnh gây ra. Từ những cơ quan có bệnh tích ở trên chúng tôi tiến hành làm tiêu bản vi thể. Mỗi mẫu chúng tôi lựa chọn 3 tiêu bản đẹp nhất để quan sát.

Chúng tôi tiến hành mổ khám 10 con vịt mắc bệnh Dịch tả điển hình. Ở mỗi mẫu nguyên con, tiến hành lấy các cơ quan: Gan, thận, lách để nghiên cứu. Từ các mẫu bệnh phẩm thu được chúng tôi tiến hành xác định vịt mắc bệnh bằng phương pháp PCR và tiến hành làm tiêu bản vi thể với những con vịt đã được xét nghiệm dương tính.

Từ những mẫu bệnh phẩm thu được, tiến hành đúc block, mỗi block được cắt, nhuộm tiêu bản rồi chọn ra 5 tiêu bản đẹp nhất sau đó tiến hành soi kính hiển vi để đọc kết quả bệnh tích vi thể. Đánh giá bệnh tích vi thể: Nếu block nào có 2 tiêu bản có bệnh tích trở lên thì được coi là dương tính.

Kết quả nghiên cứu dựa trên những tiêu bản dương tính điển hình được tổng hợp ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả

Biến đổi bệnh tích Dạ dày

tuyến Ruột non Ruột già Lách

n (+) % n (+) % n (+) % n (+) %

Số Block nghiên cứu 10 10 10 10

Sung huyết 10 100 10 100 10 100 10 100

Xuất huyết 6 60,0 10 100 10 100 - -

Hoại tử tế bào 8 80,0 10 100 10 100 5 50,0 Thoái hóa tế bào 10 100 10 100 10 100 7 70,0 Thâm nhiễm TB viêm - - 10 100 10 100 10 100 Như vậy, qua bảng 4.6 cho thấy khi vịt bị mắc bệnh dịch tả vịt thì toàn bộ hệ thống tiêu hóa như: dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách đều bị sung huyết tỷ lệ quan sát được 100%. Ở ruột non và ruột già xuất huyết chiếm tỷ lệ 100 %, dạy dày tuyến xuất huyết chiếm 60 %.

Bên cạnh đó, tế bào ở dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách đều bị hoại tử, tỷ lệ tế bào hoại tử cao nhất quan sát ở ruột non và ruột già chiếm tỷ lệ 100 %, ở dạ dày tuyến tế bào bị hoại tử được quan sát thấy chiếm 80 % số tiêu bản quan sát.

Ngoài ra, khi quan sát tiêu bản, tổn thương chủ yếu là hiện tượng thoái hóa tế bào đều xuất hiện ở mẫu ruột non, ruột già, dạ dày tuyến, lách, chiếm tỷ lệ

100 % ở mẫu dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách. Ở lách, tế bào bị thoái hóa chiếm tỷ lệ 70 % các mẫu quan sát.

Hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm còn xuất hiện ở các mẫu như ruột non, ruột già, lách và chiếm tỷ lệ cao 100 %.

Chúng tôi cũng đã tiến hành làm tiêu bản vi thể từ cơ quan gan, thận, phổi, tim của vịt bị mắc bệnh Dịch tả vịt, đúc block, mỗi block được cắt, nhuộm tiêu bản và chọn ra 5 tiêu bản đẹp nhất để kiểm tra bệnh tích bệnh tích vi thể. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả

Gan Thận Phổi Tim

n (+) % n (+) % n (+) % n (+) %

Số Block nghiên cứu 10 10 10 10

Sung huyết 10 100 10 100 10 100 4 40,0

Xuất huyết 0 0 7 70,0 8 80,0 7 70,0

Hoại tử tế bào 6 60,0 3 30,0 4 40,0 0 0

Thoái hóa tế bào 10 100 6 60,0 8 80,0 4 40,0 Thâm nhiễm TB viêm 10 100 8 80,0 10 100 8 80,0

Tăng sinh ống mật 8 80,0 - - - -

Khi quan sát các tiêu bản vi thể ở gan, thận, phổi, tim cho thấy các bệnh tích chủ yếu là sung huyết, hoại tử tế bào, thoái hóa tế bào và hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm, tăng sinh ống mật.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, hiện tượng xuất huyết ở phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 80 % còn ở thận và tim là 70 % ở các tiêu bản quan sát. Gan, thận, phổi của vịt bị bệnh có tỷ lệ sung huyết rất cao 100%. Thoái hóa tế bào và thâm nhiễm tế bào viêm ở gan và phổi chiếm tỷ lệ 100%, ở thận là 80 %. Tổn thương hoại tử tế bào gan chiếm tỷ lệ 60 %. Hiện tượng tăng sinh ống mật được phát hiện ở gan chiếm tỷ lệ 80 % số tiêu bản quan sát.

Như vậy, Kết quả bảng 4.6 và bảng 4.7 cho thấy những bệnh tích vi thể của bệnh Dịch tả vịt chủ yếu tập trung ở hệ tiêu hóa như dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, gan và phổi còn tại thận và lách tuy có biến đổi nhưng không mang tính đặc trưng cho bệnh.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG VI THỂ CỦA VỊT MẮC BỆNH DỊCH TẢ VỊT

Hình 4.8. Tế bào gan bị thóa hóa và thâm nhiễm tế bào viêm xung quanh

các mạch quản

Hình 4.9. Gan tụ máu và thóa hóa mỡ tế bào gan mỡ tế bào gan

Hình 4.10. Gan tụ máu – hồng cấu tràn ngập trong tĩnh mạch tràn ngập trong tĩnh mạch

Hình 4.11. Phổi xuất huyết – hồng cầu tràn ngập trong các phế nang cầu tràn ngập trong các phế nang 4.5. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ

Trong cơ thể, máu cung cấp chất dinh dưỡng, dưỡng khí cho các tổ chức và tế bào, đưa các chất thải đến các khí quan bài tiết, nó là mối liên hệ bên trong giữa các tổ chức và khí quan. Máu còn có chức năng bảo vệ cơ thể như: Thực

bào, hình thành kháng thể, điều tiết nước, giữ áp lực thể keo…

Như vậy, máu là một dung môi sống của các tổ chức và các tế bào trong cơ thể, tạo hoàn cảnh ổn định cho tế bào hoạt động. Trong trạng thái sinh lý bình thường, máu trong cơ thể động vật có những chỉ tiêu ổn định, các chỉ tiêu đó thay đổi trong một phạm vi nhất định.

Lúc cơ thể bị bệnh thì tính chất, thành phần của máu có những thay đổi tương ứng và đặc hiệu mà chúng ta có thể dựa vào đó để chẩn đoán bệnh.

Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu là vấn đề cần thiết nhằm góp phần chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả. Vậy nên, xác định sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu từ đó góp phần cung cấp thêm thông tin đầy đủ hơn về vịt mắc bệnh Dịch tả vịt.

Trong số rất nhiều các chỉ tiêu sinh lý máu chúng tôi tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu quan trọng, bao gồm: Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu.

4.5.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của vịt bệnh.

Hồng cầu của gia cầm có hình bầu dục và có nhân. Bên ngoài là lớp màng bán thấm bên trong là lớp nguyên sinh chất, màng hồng cầu được cấu tạo bằng lipoprotein.

Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí O2 từ phổi đến các tổ chức và mang CO2 từ mô bào để thải ra ngoài. Số lượng hồng cầu thay đổi tùy theo giống, lứa tuổi, tính biệt, trạng thái cơ thể, chế độ dinh dưỡng, và đặc biệt là tình hình sức khỏe của con vật. Vì vậy, xác định số lượng hồng cầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Trong các trường hợp bệnh lý của cơ thể như: Cơ thể mất nước, thiếu máu, bệnh gây vỡ hồng cầu thì số lượng hồng cầu giảm rõ rệt.

Ở vịt đối chứng số lượng hồng cầu trung bình là 2,23 ± 0,02 triệu/µl. Khi vịt mắc bệnh số lượng hồng cầu giảm xuống 1,50 ± 0,04 triệu/µl.

Khi vịt mắc Dịch tả, virus vào máu tới các cơ quan trong cơ thể vịt. Dưới tác động của virus, quá trình trao đổi chất ở gan bị rối loạn. Vịt ủ rủ, mệt mỏi, bỏ ăn, dinh dưỡng cung cấp không đủ, do vậy khả năng sinh hồng cầu giảm. Hơn nữa vịt có triệu chứng bị tiêu chảy dẫn tới mất nước, do đó lượng nước trong máu giảm, số lượng hồng cầu sẽ giảm.

Bảng 4.8. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của vịt 4 tuần tuổi mắc Dịch tả vịt Chỉ tiêu Vịt bệnh (n = 15) x m X  Vịt đối chứng (n = 15) x m X  P

Số lượng hồng cầu (triệu/µl) 1,50 ± 0,04 2,23 ± 0,02 < 0,05 Hàm lượng Hb (g/l) 78,51 ± 2,50 124,52 ± 1,24 < 0,05 Tỷ khối huyết cầu (%) 18,91 ± 0,58 26,62 ± 0,34 < 0,05 Thể tích bình quân

hồng cầu (fl) 126,32 ± 0,11 119,37 ± 0,15 > 0,05 Lượng huyết sắc tố bình

quân trong một hồng cầu (pg) 52,34 ± 0,44 55,84 ± 0,72 > 0,05 Nồng độ huyết sắc tố trung

bình hồng cầu – MCHC (g/l) 415,18 ± 3,43 467,76 ± 2,16 < 0,05 Hàm lượng hemoglobin là số gam Hb có trong 100ml máu. Huyết sắc tố là thành phần chủ yếu của hồng cầu, huyết sắc tốt thay đổi trên cơ sở thay đổi số lượng hồng cầu, song không hoàn toàn giống nhau. Có trường hợp hàm lượng hemoglobin giảm do thiếu máu, do huyết cầu giảm hoặc do cả hai.

Như vậy, vịt mắc Dịch tả một số chỉ tiêu hệ hồng cầu như hàm lượng Hb, Tỷ khối huyết cầu (%), Lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu (pg) và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu – MCHC (g/l) đều giảm so với vịt khỏe. Chỉ có thể tích bình quân hồng cầu (fl) là không thay đổi nhiều với thể tích bình quân hồng cầu (fl) của vịt khỏe.

4.5.2. Kết quả xác định một số chỉ tiêu bạch cầu ở vịt bệnh

Cấu tạo chung của bạch cầu gồm: nhân, bào tương, hệ tiểu vật và bào tâm. Ngoài ra bạch cầu còn có nhiều Glycogen, lipit, men. Bạch cầu được chia thành 2 nhóm lớn: có hạt và không có hạt trong bào tương.

Bạch cầu có hạt: gồm bạch cầu ái kiềm, ái toan và trung tính. Bạch cầu không hạt: gồm 2 loại lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân lớn.

Chức năng chủ yếu của bạch cầu là tham gia vào quá trình bảo vệ và phục hồi cơ thể. Bạch cầu có khả năng sản sinh kháng thể, phá hủy và thải các chất độc có nguồn gốc, thực bào vi khuẩn.

Mỗi loài đều có một số lượng bạch cầu nhất định nhưng lại rất dễ bị thay đổi và dao động phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể, nó phản ánh được khả năng bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Kết quả xác định các chỉ tiêu bạch cầu vịt mắc Dịch tả vịt được chúng tôi trình bày ở bảng 4.9

Bảng 4.9. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của vịt mắc Dịch tả vịt Chỉ tiêu Vịt bệnh (n = 15) x m X  Vịt đối chứng (n = 15) x m X P Số lượng Bạch cầu (nghìn/µl) 6,51 ± 0,46 14,58 ± 0,30 < 0,05 Công thức bạch cầu

Bạch cầu đa nhân trung tính (%) 77,80 ± 0,54 69,07 ± 0,21 < 0,05 Bạch cầu ái toan (%) 0,69 ± 0,14 0,48 ± 0,26 > 0,05 Bạch cầu ái kiềm (%) 1,90 ± 0,21 2,15 ± 0,20 > 0,05 Bạch cầu đơn nhân lớn (%) 1,51 ± 0,21 4,02 ± 0,24 < 0,05 Tế bào Lympho (%) 18,10 ± 0,69 24,28 ± 0,72 < 0,05 Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy số lượng bạch cầu ở vịt khoẻ trung bình 14,58 ± 0,30 nghìn/µl.6. Khi vịt bị bệnh thì số lượng bạch cầu giảm 6,51 ±

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy tỉnh thái bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)