Phần 4 Kết quả nghiên cứu, thảo luận
4.5. Kết quả xác định một số chỉ tiêu huyết học của vịt mắc dịch tả
4.5.2. Kết quả xác định một số chỉ tiêu bạch cầu ở vịt bệnh
Cấu tạo chung của bạch cầu gồm: nhân, bào tương, hệ tiểu vật và bào tâm. Ngoài ra bạch cầu còn có nhiều Glycogen, lipit, men. Bạch cầu được chia thành 2 nhóm lớn: có hạt và không có hạt trong bào tương.
Bạch cầu có hạt: gồm bạch cầu ái kiềm, ái toan và trung tính. Bạch cầu không hạt: gồm 2 loại lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân lớn.
Chức năng chủ yếu của bạch cầu là tham gia vào quá trình bảo vệ và phục hồi cơ thể. Bạch cầu có khả năng sản sinh kháng thể, phá hủy và thải các chất độc có nguồn gốc, thực bào vi khuẩn.
Mỗi loài đều có một số lượng bạch cầu nhất định nhưng lại rất dễ bị thay đổi và dao động phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể, nó phản ánh được khả năng bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Kết quả xác định các chỉ tiêu bạch cầu vịt mắc Dịch tả vịt được chúng tôi trình bày ở bảng 4.9
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của vịt mắc Dịch tả vịt Chỉ tiêu Vịt bệnh (n = 15) x m X Vịt đối chứng (n = 15) x m X P Số lượng Bạch cầu (nghìn/µl) 6,51 ± 0,46 14,58 ± 0,30 < 0,05 Công thức bạch cầu
Bạch cầu đa nhân trung tính (%) 77,80 ± 0,54 69,07 ± 0,21 < 0,05 Bạch cầu ái toan (%) 0,69 ± 0,14 0,48 ± 0,26 > 0,05 Bạch cầu ái kiềm (%) 1,90 ± 0,21 2,15 ± 0,20 > 0,05 Bạch cầu đơn nhân lớn (%) 1,51 ± 0,21 4,02 ± 0,24 < 0,05 Tế bào Lympho (%) 18,10 ± 0,69 24,28 ± 0,72 < 0,05 Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy số lượng bạch cầu ở vịt khoẻ trung bình 14,58 ± 0,30 nghìn/µl.6. Khi vịt bị bệnh thì số lượng bạch cầu giảm 6,51 ± 0,46 nghìn/µl.
Số lượng bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan ở vịt bệnh cao hơn ở vịt khỏe vì bạch cầu trung tính là loại có chức năng chống lại các yếu tố ngoại lai xâm nhập và cơ thể, vì vậy khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể nó sẽ kích thích bạch cầu đa nhân trung tính tăng lên.
Bạch cầu ái toan là loại bạch cầu ưa axit trong bào tương có hạt hình tròn bắt màu đỏ, kích thước bạch cầu từ 8-20m. ở loài cầm có nhân hình gậy, hình lá, hình hạt riêng biệt, hạt bào tương tròn hoặc hơi dài. Chức năng sinh lý là tham gia vào quá trình phân huỷ các độc tố nguồn gốc đạm, tham gia vào phản ứng bảo vệ cơ thể thuộc loại dị ứng miễn dịch, trung hoà chất Histamin và vận chuyển Serotonin.
Khi vịt mắc Dịch tả thì bạch cầu đơn nhân lớn giảm so với vịt khỏe. Bạch cầu đơn nhân lớn trong bào tương không có hạt hoặc có những hạt vô cùng nhỏ không bắt màu. Đây là loại tế bào to nhất đường kính từ 12 - 20m.
Bào tương màu xanh nhạt lượng bào tương nhiều hơn lâm ba cầu,. Nhân nằm lệch về một phía bắt màu xanh đậm nhưng nhạt hơn lâm ba cầu, nhân hình móng ngựa, hình bầu dục, hình hạt đậu.
Chức năng sinh lý: khả năng thực bào của bạch cầu này triệt để hơn bạch cầu trung tính nhờ kháng nguyên nên tế bào đóng vai trò quan trọng trong thông tin miễn dịch.
Vì chức năng chính của chúng là thực bào và ẩm bào các dị vật và vi sinh vật. Do đó, chúng có vai trò quan trọng trong cơ chế đề kháng ban đầu của cơ thể cũng như cơ chế miễn dịch.
Tế bào lympho của vịt bệnh giảm hơn so với số lượng tế bào lympho ở vịt khỏe.
Như vậy, khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó dễ mắc các vi khuẩn kế phát. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng lên là phù hợp với phản ứng tự nhiên của vi sinh vật trong các quá trình bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính, tỷ lệ bạch cầu trung tính thường tăng lên.
77.80 18.10
1.90 1.51 0.69
BC đa nhân trung tính BC ái toan
BC ái kiếm BC đơn nhân lớn TB Lympho