Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Địa điểm nghiên cứu
+ Đàn vịt nuôi mắc bệnh Dịch tả trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình với số hộ điều tra đại diện là 250 hộ.
+ Địa điểm nghiên cứu các bệnh tích vi thể và chỉ tiêu huyết học: phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh lý – Khoa Thú Y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam..
+ Địa điểm lấy mẫu: một số hộ gia đình chăn nuôi có vịt mắc bệnh Dịch tả. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian: từ tháng 9/2016 đến tháng 7/2017. 3.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Vịt mắc bệnh dịch tả. (được chẩn đoán nhanh bằng phương phápPCR (Polymerase Chain Reactio.
- Máu của vịt mắc bệnh Dịch tả và vịt khỏe.
- Mẫu bệnh phẩm: Gồm các loại mẫu lấy từ cơ thể vịt mắc Dịch tả vịt bao gồm: gan, thận, lách, ruột…
- Dụng cụ, hóa chất:
+ Dụng cụ: Tủ lạnh, tủ sấy, tủ ấm 370C, tủ ấm 560C, máy đúc Block, khuôn đúc, máy cắt mảnh Microtom, kính hiển vi quang học, đũa thủy tinh, ống nghiệm, máy li tâm, vòng vớt, lam kính, la men, dao, pank, kẹp, cốc đựng hóa chất, đèn cồn, xylanh, kim lấy máu, buồng đếm Mc.Master.
+ Hóa chất: Nước cất, Formol 10%, thuốc nhuộm Hematoxylin – Eosin (HE), cồn, xylen, paraffil đã nấu với sáp ong…
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh Dịch tả vịt trên đàn vịt nuôi tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
- Nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt mắc bệnh Dịch tả.
- Nghiên cứu một số bệnh tích đại thể của vịt mắc bệnh Dịch tả.
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học của vịt mắc bệnh Dịch tả. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp điều tra và xác định bệnh
Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng tình hình bệnh Dịch tả vịt trên địa bàn nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi vịt, cán bộ thú y cơ sở thông qua phiếu điều tra, tổng hợp số liệu dịch bệnh được lưu trữ tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Thái Thụy.
3.5.2. Nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học
Chúng tôi tiến hành lấy máu ở tim của vịt mắc Dịch tả vịt vào lúc sáng sớm, trước khi cho vịt ăn.
Máu lấy xong đưa nhanh vào ống EDTA, lắc nhẹ, bảo quản trong bình lạnh từ 2 - 80C.
Các chỉ tiêu huyết học được đo trong vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu. - Chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học như sau: + Số lượng hồng cầu (RBC, triệu/µl), (1mm3 = 1µl)
+ Hàm lượng huyết sắc tố (HGB, g/l). + Tỷ khối huyết cầu (HCT, %)
+ Thể tích trung bình hồng cầu (MCV, fl)
+ Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH, pg)
+ Số lượng bạch cầu (WBC, nghìn/µl) và công thức bạch cầu (%). 3.5.3. Phương pháp mổ khám
Vịt mắc bệnh được cố định trên bàn mổ hoặc khay mổ, mổ khám theo trình tự từ trên xuống dưới, bộc lộ tất cả các khí quan để quan sát, tìm ra những biến đổi bệnh tích đại thể và lấy mẫu: Gan, lách, thận,… sau đó tiến hành ngâm bảo quản ở formol 10% để làm tiêu bản vi thể.
3.5.4. Phương pháp làm tiêu bản vi thể
Chúng tôi sử dụng phương pháp làm tiêu bản tẩm đúc parafin theo Robert (1969), Burn (1974), cắt dán mảnh bằng máy cắt chuyên dụng, nhuộm Hematoxylin – Eosin (HE).
rồi đúc thành hai block. Mỗi block được cắt, nhuộm tiêu bản, sau đó tiến hành soi dưới kính hiển vi để đọc kết quả bệnh tích vi thể. Nếu block nào có 2 tiêu bản có bệnh tích trở lên được coi là dương tính.
Quy trình làm tiêu bản: Các bước tiến hành
Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất: Lọ chứa formol 10%, dao, kéo, pank kẹp, cốc đựng hóa chất, phiến kính, máy đúc block, khuôn đúc, tủ ấm 37ºC, máy cắt mảnh microtom, nước ấm 48 – 52ºC, xylen, paraffin, thuốc nhuộm Hematoxylin – Eosin,…
- Lấy bệnh phẩm: Bệnh phẩm là gan, thận, lách,… - Cố định bệnh phẩm (mục đích để giết chết tổ chức).
Ngâm miếng tổ chức vào dung dịch formol 10% (chú ý thể tích formol phải gấp 10 lần bệnh phẩm và bệnh phẩm phải ngập trong formol).
- Vùi bệnh phẩm: Mục đích tạo ra các chất nền cho tổ chức dễ cắt.
+ Rửa formol: Lấy tổ chức ra khỏi bình formol 10%, cắt thành các miếng có chiều dài, rộng khoảng 4 – 5mm. Đem rửa dưới vòi nước chảy nhẹ từ 12 – 24 giờ để rửa sạch formol.
+ Khử nước: Cho qua hệ thống gồm 4 lọ cồn Cồn I: 3 giờ
Cồn II: 3 giờ Cồn III: 3 giờ Cồn IV: 12 giờ
Mục đích để khử nước ra khỏi tổ chức.
+ Khử cồn: Cho qua hệ thống gồm 3 lọ xylen Xylen I: 4 giờ
Xylen II: 4 giờ Xylen III: 12 giờ
Mục đích để khử hết cồn ra khỏi tổ chức.
Yêu cầu: Khi nào miếng tổ chức trong như cục thạch là được. Nếu để quá lâu tổ chức sẽ giòn, dễ vỡ và khó cắt.
sáp ong đã nấu, đảo nhiều lần thành môi trường đồng nhất ổn định, đặc chắc, không lẫn tạp chất, không bọt), gồm 3 lọ.
Parafin I: 6 giờ trong tủ ấm 56ºC Parafin II: 6 giờ trong tủ ấm 56ºC Parafin III: 12 giờ trong tủ ấm 56ºC
Mục đích để khử hết xylen trong tổ chức. Trong tổ chức chỉ còn paraffin thấm đều trong các kẽ mô bào.
Nếu nhiệt độ trên 56ºC thì miếng tổ chức sẽ giòn và dễ vỡ, khó cắt. - Đúc block
+ Mục đích: Đưa bệnh phẩm vào trong khối paraffin tạo thành một thể thống nhất.
+ Chuẩn bị: Máy đúc block, paraffin. + Phương pháp tiến hành:
Đặt miếng bệnh phẩm nằm vào chính giữa khuôn block, đổ nhanh paraffin lỏng vào khuôn block. Sau đó, đặt khuôn đã đúc sang bàn lạnh của máy làm nguội block. Để nguội đến khi block đông cứng, đặc chắc là được.
- Cắt tãi mảnh:
+ Chuẩn bị: Máy cắt, dao cắt, nước ấm 48 - 52ºC, phiến kính, pank kẹp… + Cắt mảnh: Cắt bằng máy microtom với độ dày khoảng 2 - 5µm, sao cho mảnh cắt không rách, nát phần tổ chức.
+ Tãi mảnh: Dùng pank kẹp mảnh cắt đặt vào nước lạnh, dàn nhẹ sao cho mặt dưới của mảnh cắt ướt đều, lấy phiến kính hớt mảnh cắt cho sang nước ấm 48 - 52ºC rồi vớt mảnh cắt sao cho vị trí mảnh cắt ở 1/3 phiến kính. Sau đó để ở tủ ấm 37ºC đến khi bệnh phẩm khô, nhuộm tiêu bản bằng phương pháp nhuộm HE.
- Nhuộm tiêu bản: Bao gồm các bước sau:
+ Khử parafin: Cho tiêu bản qua hệ thống xylen gồm 3 cốc Xylen I: 15 - 30 phút
Xylen II: 15 - 30 phút Xylen III: 15 - 30 phút
+ Khử xylen: Cho tiêu bản qua hệ thống cồn gồm 4 cốc Cồn 100ºC: 5- 10 phút
Cồn 95ºC: 5- 10 phút Cồn 80ºC: 5- 10 phút Cồn 60ºC: 5- 10 phút
+ Khử cồn: Cho dưới vòi nước chảy 5 - 10 phút
+ Nhuộm Hematoxylin (nhuộm nhân): Lau khô nước ở tiêu bản, nhỏ Hematoxylin ngập tiêu bản. Để trong khoảng 5 - 10 phút sau đó đổ thuốc nhuộm đi, rửa sạch qua nước. Lau sạch nước quanh tiêu bản. Kiểm tra màu sắc, nếu thấy tiêu bản xanh tím là được.
Nếu nhạt màu nhúng tiêu bản qua NaHCO3 1% (30 giây).
Nếu đậm nhúng qua lọ cồn axit (cồn 96º + HCl 1%) trong 30 giây. + Rửa sạch tiêu bản bằng nước cất.
+ Nhuộm Eosin (nhuộm bào tương)
Nhỏ Eosin ngập tiêu bản khoảng 5 - 10 phút, tùy theo thực tế màu Eosin. Sau đó rửa nước chảy 5 - 10 phút cho hết Eosin thừa.
+Tẩy nước: Cho tiêu bản hai lọ cồn tuyệt đối, mỗi lọ 1 phút.
+ Tẩy cồn, làm trong tiêu bản: Cho tiêu bản đi qua hệ thống xylen I, xylen II sau đó cho vào xylen đã làm nóng trong tủ ấm 37ºC trong vòng 2 phút.
Gắn Baume canada:
Nhỏ một giọt Baume canada lên lamen rồi gắn nhanh lên tiêu bản khi vẫn còn xylen trên tiêu bản. Ấn nhẹ để dồn hết bọt khí ra ngoài.
+ Đánh giá kết quả:
Đem soi lên kính hiển vi quang học vật kính 10. Nếu thấy màu xanh tím, bào tương bắt màu đỏ tươi, tiêu bản trong sáng, không có nước, không có bọt khí là được.
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, thí nghiệm được xử lí bằng phương pháp thống kê sinh học, các phần mềm Excel, Minitab.
MS. Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết với độ tin cậy 95%.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích dịch tễ học (phương pháp nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu thuần tập hồi cứu) của tác giả Nguyễn Như Thanh và cs., 2001.
Ước đoán khoảng giao động của tỷ lệ lưu hành thực được tình theo công thức của Cameron, 1999.
LCL = AP – (Z x )
HCL = AP + (Z x )
Trong đó
+ LCL (Lower Confidence level) cận dưới của độ tin cậy + HCL (High Confidence level) cận trên của độ tin cậy. + Z = α/2 ở độ tin cậy 95% Z = 1,96.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH DỊCH TẢ VỊT TRÊN ĐÀN VỊT NUÔI TẠI HUYỆN THÁI THỤY BỆNH DỊCH TẢ VỊT TRÊN ĐÀN VỊT NUÔI TẠI HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH
4.1.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi vịt tại huyện Thái Thụy năm 2016 - 2017 2016 - 2017
Huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình là một huyện có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi vịt. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gia cầm trong đó có thịt và trứng là điều kiện thiết yếu với người dân trrong huyện cũng như các vùng xung quanh. Vịt được nuôi theo hình thức chăn thả tự do trên cánh đồng, kênh mương chung của địa phương; tận dụng thức ăn thừa, phụ phẩm trong nông nghiệp làm nguồn thức ăn kết hợp với việc bổ sung thức ăn công nghiệp. Con giống chủ yếu là vịt cỏ, vịt bầu, vịt lai ngan nhập từ các địa phương khác.
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi vịt tại huyện Thái Thụy năm 2016 - 2017 TT Tên xã Số hộ chăn nuôi
Quy mô chăn nuôi Số lượng vịt thịt (con) Số lượng vịt đẻ (con) Tổng số vịt (con) < 200 200 - 500 500 Số hộ tỷ lệ Số hộ tỷ lệ Số hộ tỷ lệ 1 Thụy Ninh 50 10 20,0 25 50,0 15 30,0 5.000 17.500 22.500 2 Thụy Chính 25 20 80,0 3 12,0 2 8,0 7.000 1.300 8.300 3 Thụy Phong 18 3 16,7 10 55,6 5 27,8 3.600 7.500 11.100 4 Thụy Hưng 18 6 33,3 9 50,0 3 16,7 4.000 3.000 7.000 5 Thụy Sơn 20 5 25,0 15 75,0 0 0,0 5.400 4.300 9.700 6 Thái Hồng 76 15 19,7 45 59,2 10 13,2 5.000 3.000 8.000 7 Thái Thành 16 2 12,5 11 68,8 3 18,8 3.000 6.000 9.000 8 Thái Thủy 17 7 41,2 8 47,1 2 11,8 3.500 2.500 6.000 Tổng hợp 240 68 28,3 126 52,5 40 16,7 36.500 45.100 81.600
Quy mô đàn vịt tăng mạnh trong thời gian gần đây; tuy nhiên việc chăn nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y đã làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đặc biệt với các đàn vịt nuôi thả trên cánh đồng, không có chuồng trại che
SỐ HỘ CHĂN NUÔI
chắn, không rõ nguồn gốc, việc chăn thả không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; không thực hiện các quy trình phòng chống dịch bệnh theo quy định.
50 25 18 18 20 76 16 17 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Thụy Ninh Thụy Chính Thụy Phong Thụy Hưng Thụy Sơn Thái Hồng Thái Thành Thái Thủy Biểu đồ 4.1. Số hộ chăn nuôi vịt tại các xã
Để nắm được tình hình chăn nuôi vịt trên địa bàn huyện Thái Thụy, chúng tôi đã tiến hành điều tra tại các xã trong huyện. Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 4.1.
- Tại xã Thụy Ninh có điều kiện tự nhiên với nhiều ao hồ, sông, vùng quy hoạch chăn nuôi, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, số lượng hộ chăn nuôi vịt nhất là vịt đẻ cao nhất huyện. Tổng số hộ chăn nuôi vịt của xã là 50 hộ, số hộ chăn nuôi với quy mô từ 200 đến 500 con chiếm tỷ lệ cao nhất 50 %, số hộ chăn nuôi có đàn vịt trên 500 con là 15 hộ chiếm tỷ lệ 30 %, số hộ chăn nuôi vịt có tổng đàn dưới 200 con là 10 hộ chiếm tỷ lệ 20 %.
- Tại xã Thụy Chính có 25 hộ chăn nuôi trong đó: số hộ chăn nuôi có tổng đàn dưới 200 con chiếm đa số với 20 hộ chiếm tỷ lệ 80 %. Số hộ nuôi vịt có tổng đàn từ 200 – 500 con chiếm 12 %, hộ chăn nuôi trên 500 con vịt có 02 hộ chiếm tỷ lệ 8 %.
- Tại xã Thụy Phong, xã có số hộ chăn nuôi vịt tập trung chủ yếu quy mô 200 đến 500 con là 10 hộ chiếm tỷ lệ 55,6 %, hộ chăn nuôi dưới 200 chỉ có 03 hộ chiếm tỷ lệ 16,7 %. Quy mô trên 500 con có 05 hộ chiếm 27,8 %.
- Xã Thụy Hưng là xã tiếp giáp với Hải Phòng có con sông Hóa chảy qua nên người dân phát triển làm trang trại nhiều. Có 18 hộ chăn nuôi vịt, hộ chăn nuôi dưới 200 con là 06 hộ chiếm tỷ lệ 33,3 %. Hộ nuôi từ 200 đến 500 con chiếm tỷ lệ cao 50 % với 09 hộ. Có 03 hộ chăn nuôi quy mô trên 500 con chiếm tỷ lệ 16,7 %.
- Tại xã Thụy Sơn người dân chủ yếu chăn vịt ở quy mô đàn từ 200 đến 500 con với 15 hộ chiếm tỷ lệ 75 %. Có 05 hộ chăn nuôi vịt có tổng đàn dưới 200 con chiếm tỷ lệ 25 %.
- Tại xã Thái Hồng là xã vùng trũng của huyện, có nhiều ao hồ, sông cũng là vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của huyện. Người dân chủ yếu làm kinh tế từ VAC. Xã Thái Hồng có số hộ chăn nuôi vịt lớn nhất huyện (75 hộ). Tập trung ở quy mô đàn từ 200 đến 500 con với 45 hộ chiếm tỷ lệ 49,2 %, quy mô đàn dưới 200 con là 15 hộ chiếm tỷ lệ 19,7 %, có 10 hộ chăn nuôi quy mô đàn trên 500 con chiếm tỷ lệ 13,2 %.
- Tại xã Thái Thành có 16 hộ chăn nuôi vịt, với 02 hộ chăn nuôi quy mô dưới 200 con chiếm tỷ lệ 12,5 %, hộ chăn nuôi từ 200 đến 500 con có 11 hộ chiếm tỷ lệ 68,8 %, có 03 hộ chăn nuôi với quy mô trên 500 con chiếm tỷ lệ 18,8 %.
- Tại xã Thái Thủy là một xã nội đồng, người dân chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn xã có 17 hộ chăn nuôi vịt, có 07 hộ nuôi với quy mô dưới 200 con chiếm tỷ lệ 41,2 %, có 08 hộ chăn nuôi từ 200 đến 500 con chiếm tỷ lệ 47,1 %, quy mô trên 500 con chỉ có 02 hộ chiếm tỷ lệ 11,8 %.
Như vậy, số vịt được nuôi tại các xã trong huyện Thái Thụy trên 08 xã với tổng số vịt là 81.600 con, trong đó có 36.500 con vịt thịt và 45.100 con vịt đẻ. Số hộ chăn nuôi dưới 200 con là 68 hộ chiếm tỷ lệ 28,3 %, số hộ nuôi quy mô từ 200 đến 500 con là 126 hộ chiếm tỷ lệ 52,5 % và hộ nuôi trên 500 con là 40 hộ chiếm tỷ lệ 16,7 %.
4.1.2. Kết quả điều tra sử dụng vắc xin Dịch tả vịt trên địa bàn huyện Thái Thụy Thái Thụy
Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả vịt không được coi trọng. Người chăn nuôi nhất là người chăn nuôi vịt thịt thường thờ ơ và bỏ qua việc sử dụng vắc xin phòng bệnh. Trong khi đó,
Tỷ lệ Vịt thịt